Miêu tả hành động nhân vật

Một phần của tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về nhà văn Phan Việt và Tiểu thuyết Tiếng người (Trang 75 - 80)

8. Bố cục của khoá luận

3.2.Miêu tả hành động nhân vật

Phan Việt không chỉ khắc hoạ nhân vật thông qua việc miêu tả ngoại hình, chân dung của nhân vật mà chị còn khắc hoạ nhân vật qua hành động. Trong gia đình và ngoài xã hội, cha Duy là một người có vị trí quan trọng, đầy uy quyền - một con người “kính nhi viễn chi”: “Trong tất cả những người

con của ông nội, chỉ còn lại cha anh, phó khoa Vật lí một trường Đại học lớn ở Hà Nội lúc đó, đi theo con đường khoa học.... Ai cũng nể cha anh. Quyền lực của ông dường như lớn hơn nhiều cái vị trí phó khoa Vật lí mà ông đảm nhiệm” [35; 37]. Trong gia đình, cha anh bao giờ cũng là người lạnh lùng,

nguyên tắc. “Ông luôn ừ hữ”, ngay cả mẹ anh cũng luôn rụt rè, khuôn phép. Với Duy bao giờ cũng là những lời dặn dò một lần duy nhất. Tuy cha Duy không được miêu tả nhiều về ngoại hình, trang phục nhưng từ cách sinh hoạt, bài trí đồ đạc vật dụng trong nhà cũng đủ toát lên những nét thanh cao, quân tử, nề nếp ở con người ông “khi có khách, quy tắc bất di bất dịch là Duy hoặc

động vào: cái tủ chè khảm trai ở chính giữa nhà... Bên trong tủ kính, cha anh đặt những bộ bát đĩa bằng sứ Giang Tây mỏng tang thêu bách điệp xuyên hoa. Cạnh đó là những bộ ly pha lê Waterford. Một bộ cờ tướng bằng ngà voi khảm trai. Những cái đĩa sứ men lam thời Minh Mạng... bộ chén trà sứ xanh... Những thứ đồ ấy - đều đặn mỗi tháng một lần cha anh tự tay lau chùi”

[35; 38 - 39]. Qua cung cách sinh hoạt ấy, cho thấy cha Duy là một người mực thước, cẩn trọng đến khắt khe, có niềm say mê những thú vui thanh tao của các bậc “tao nhân mặc khách” một lối sống vương giả quý tộc trong xã hội thượng lưu chốn thị thành.

Tuy lạnh lùng, nguyên tắc nhưng cha Duy cũng là một người cha rất đỗi yêu thương con. Tình phụ tử là một tình cảm thiêng liêng song nó không bộc lộ một cách trực tiếp như tình mẫu tử mà nó được giấu kín trong tâm khảm ông một cách kín đáo và sâu sắc. Ông dạy Duy từ cách ăn nói, cư xử thái độ trong giao tiếp với khách: “Cha anh khẽ liếc mắt. Anh lập tức kéo ghế

lùi xuống. Bài học thứ nhất: người nào có chỗ người đó... Bài học thứ hai: Hãy nhìn thần thái và khí chất toát ra từ người đối thoại. Có người là phượng hoàng, có người là loài dơi” [35; 40]. “Miễn là dù có, dù chỉ một người ở xung quanh, con không bao giờ được sơ suất. Con phải nhớ thiên hạ dễ bỏ quên nhưng không bao giờ, không bao giờ bỏ qua” [35; 60]. Qua cung cách

sinh hoạt, cách sống, cách dạy con có thể thấy cha Duy là một người sống rất nề nếp, gia phong, đầy nghị lực phi thường trước dòng xoáy của xã hội thượng lưu trí thức đương thời.

Bên cạnh những hành động mực thước của cha Duy thì những người trẻ tuổi trong xã hội hiện đại lại có lối suy nghĩ và hành động khác hẳn so với lớp người đi trước. M luôn hành động mọi việc khi “in the mood” - (có tâm trạng hứng thú). “Trừ làm việc, cái gì cũng phải “in the mood” thì nàng mới làm.

thì không làm... Cứ như vậy một tháng. Dường như cái “mood” của M chẳng có quy luật nào. Bất thần, nàng đến tựa đầu vào vai anh lúc anh đang đọc sách. Bất thần, gần nửa đêm, nàng rủ anh đi ăn pizza ngoài phố. Hay bất thần, họ đi sàn nhảy” [35; 25]. Cuộc sống hiện đại, cách nghĩ, cách cảm của

con người cũng khác trước rất nhiều. M là một phụ nữ tiêu biểu cho trí thức trẻ hôm nay, sống hết mình, thể hiện, bộc lộ hết mình, không sống kiểu khép nép giống như những cô gái tiểu thư khuê các thời phong kiến xa xưa.

Cùng với M, Hoàng cũng là con người của thời đại mới, thời đại của những mối quan hệ giao lưu xã hội thời kinh tế thị trường. Những hành động của Duy chứng tỏ Duy là con người biết cách tạo ra những ấn tượng tốt đẹp trong mối quan hệ với mọi người:

- Cười (hai giây sau, Hoàng cười).

- Dừng lại (hai giây sau, Hoàng dừng lại).

- Từ từ ngẩng lên, nhìn bao quát khắp phòng (Hoàng đã ngẩng lên, bắt đầu nhìn bao quát khắp phòng).

- Nhìn từng người một, không được để sót một ai (ánh mắt Hoàng bắt đầu lia đến anh).

- Ngừng, hỏi xem có ai thắc mắc không (Có ai thắc mắc gì cứ tự nhiên phát biểu ha?- Hoàng nói).

- Pha trò hoặc danh ngôn (“Sophocles, một trong ba tác giả vĩ đại nhất của Hi Lạp cổ đại từng viết....”

- Bóng gió về bản thân (“Tôi nhớ lúc ba tôi còn đang làm việc với bác Liên, ba tôi hay kể chuyện bác Liên...”) [35; 59].

“Tiếng cười đánh động những bóng người túm tụm trong hành lang. Họ liếc

về phía Hoàng. Một cách tự động, những đám đông cứ hình thành dần quanh chỗ Hoàng” [35; 61]. “Sự lịch lãm và khéo léo được tiết chế chính xác đến mức trở thành một thứ bản năng làm cho những người quanh anh vừa nể sợ,

lại vừa bị hấp dẫn” [35; 164]. Có lẽ sự khéo léo của Hoàng là một yếu tố

quan trọng làm nên sự thành đạt của anh trong sự nghiệp của mình. Nó làm cho anh càng thêm tự tin thực hiện khát vọng trên con đường chính trị trong tương lai.

Cùng với Hoàng là Duy - một trí thức trẻ trong thời kì kinh tế hội nhập. Duy thấy Hoàng là người giống mình trước đây một cách lạ lùng. Nghe Hoàng nói “anh rất giống ba anh” Duy cảm thấy như một vết kiến cắn, nhói một cái trong tâm tưởng. “Duy thấy anh lại vừa bị nắm vào cổ chân lôi tuột

xuống một tầng nước tối - cái thế giới mà ở đó anh nhất định phải nín thở”

[35; 165].

Những tưởng rằng Duy đã có một mái ấm gia đình, một tình yêu ngọt ngào, hạnh phúc với M thế nhưng khi người con gái áo đỏ xuất hiện, trong tâm tưởng anh có những xáo trộn nho nhỏ. Sau khi từ Đà Nẵng trở về, những vết nứt đầu tiên đã xuất hiện. Duy cảm thấy giữa anh và M bắt đầu có những khoảng trống và sự xa cách. Khoảng trống đó cứ lớn dần trong Duy, ngự trị trong con tim và khối óc của anh. Anh cảm thấy bên M ngoài anh còn có hình bóng của một người đàn ông khác. Thế rồi Duy đã có những hành động điên rồ khi nghĩ đến người con gái áo đỏ. Anh vào Sài Gòn, tìm đến nhà Hoàng và người con gái kia, lặng ngắm hình bóng nàng. Trở về nhà, Duy đã hoàn toàn là một con người khác “Anh xăm xăm bật tất cả các đèn trong phòng... Anh

thọc mạnh ngón tay trỏ xuống bình sứ ngoài cùng... Anh “hặc” lên một tiếng khẽ và ngoáy mạnh đầu ngón tay. Lũ bèo tản ra, ken kít cạnh nhau... Anh đứng giữa phòng, thở thật mạnh. Vai anh sụm xuống. Lớp xác khí rơi xuống, vỡ vụn như thuỷ tinh giòn... Anh gục đầu vào thành bồn tắm. Anh có cảm giác không bao giờ có thể đứng dậy được” [35;176 - 177]. Qua một đoạn văn

ngắn, ta thấy được một loạt những hành động khác thường, bất thường của Duy. Nó thể hiện sự bế tắc, bất lực không thể điều khiển được tâm trí của

chính mình của Duy. Chính anh cũng không hiểu tại sao lại có những thay đổi như vậy trong mình.

Hành động bất thần, khó hiểu nhất đó là Duy đã theo dõi M và trở về nhà đập phá đồ đạc. Sự tầm thường như một thứ trọng lực mới, vô hình và kéo mọi thứ sa xuống... Anh đang kéo sập bốn năm hạnh phúc chỉ bằng những ngôn từ chan chát. Ba lần anh đã quát lên với M “Thế này thì sống thế nào được? Hả?”. Dường như tất cả những ẩn ức trong anh được tích tụ bao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lâu hôm nay mới được vỡ thoát. Nó trào dâng trong lòng anh như một thứ ma lực. Và đỉnh điểm nhất của cơn phong ba cuồng nộ ấy chính là hành động đập những lọ muối khoáng của M - thứ mà M yêu quý nhất. Cái ghen đàn ông chợt đến rất nhanh rồi lại chợt đi. Nó chỉ như một cơn gió thoảng qua nhưng lại để lại trong lòng người sự tổn thương đau đớn.

Sau những sóng gió gợn lên trên mặt biển, mặt biển lại trở lại hiền hoà như xưa. Lòng người cũng lắng xuống sau những xáo động, những ngày Tết lại trôi đi trong sự yên bình, êm ấm. Cuộc sống cứ trôi đi và những bất ngờ lại ập tới. Gặp lại người con gái áo đỏ kia, trở về nhà anh cảm thấy bức bối và ngột ngạt: “Anh nắm vào bên vòi nước nóng định tắt nó đi. Nhưng khi anh

vừa chạm tay vào, bất thần, anh giật tung tay nắm vòi nước ra. Anh ném nó xuống sàn. Anh giật tung nốt tay nắm còn lại bên vòi lạnh... “Hà...” - những tiếng hầm hè trong cổ cứ theo nhau thoát ra... Anh loạng choạng ra đến phòng khách... Tay anh gạt đổ chiếc đèn trên tủ kính... Anh quờ vào những chậu sứ nuôi bèo của M... Tiếng “soảng” chát chúa vang lên. Nước và những mảnh sứ vỡ tung toé trên sàn. Anh quờ quạng gạt đổ tất cả những chậu sứ còn lại” [35; 270 - 271]. Nếu như hành động đập phá lần thứ nhất chỉ là do

cơn ghen bột phát thì hành động đập phá lần hai lại là sự vỡ oà của những trạng thái tâm lí mâu thuẫn trong chính con người Duy. Anh đã khóc. Khóc vì không hiểu chính mình và những gì đã biến đổi trong con người mình để rồi

sau đó Duy trở lại Mĩ. Sau ba tháng, một khoảng thời gian không dài mà cũng không ngắn, đủ để Duy thả hồn, giải toả những ấm ức nảy sinh trong cuộc sống thị thành bon chen, xô bồ, anh trở lại Hà Nội. “M đón anh ở sân bay.

Nàng cười, dang hai tay ra với anh. Anh nhìn M. Cái khoảng cách mười mét giữa nàng với anh tưởng như vô tận. Không phải là họ xa nhau ba tháng, mà là cả hai cuộc đời... Anh đưa cho M cả một va li những lọ muối khoáng anh mua. Anh đeo vào cổ nàng sợi dây chuyền bạch kim mảnh, có chữ M dát những vụn kim cương nhỏ như những hạt bụi. Anh ôm nàng rất lâu và biết mọi việc vĩnh viễn ổn rồi” [35; 278 - 279]. Nhưng thực sự nó có “ổn” hay

không, và tất cả những thứ “bất hạnh”, “duyên nghiệp”, “trò vè của tâm

tưởng”, “những cái vòi nhuyễn thể của vô thức”... là gì và nó đã làm gì với

Duy cũng như cuộc sống gia đình anh? Đọc xong Tiếng người, bạn đọc có thể có chút băn khoăn. Giá Duy đừng quay lại, có lẽ truyện sẽ day dứt hơn chăng? Liệu cái kết thúc có vẻ hơi “hiền lành” này có làm giảm bớt phần nào ý nghĩa của truyện?... Tuy nhiên đây lại là kết quả tất yếu từ một trái tim mẫn cảm, khát khao mãnh liệt muốn ghì giữ cái chất thơ của cuộc đời, ghì giữ hạnh phúc hiện hữu vốn có mong manh. Nó cũng là một lẽ thường bởi lẽ văn chương xưa nay vẫn là nơi để con người cất cánh những giấc mơ hạnh phúc, rất nhiều khi, người ta chẳng thể nào thực hiện được nó ở trong cõi đời đắng cay chua chát của mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về nhà văn Phan Việt và Tiểu thuyết Tiếng người (Trang 75 - 80)