Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy, phương pháp học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại học viện thanh thiếu niên việt nam (Trang 47 - 50)

Hình thức tổ chức dạy học mơn tiếng Anh, về cơ bản, chẳng có gì khác so với các mơn khác trong nhà trường: cùng phịng học với khoảng 50-60 sinh viên/lớp, cùng phương pháp dạy, cùng phương pháp học, cùng điều kiện và môi trường học tập. Sinh viên khi vào trường khơng được phân loại trình độ tiếng Anh đầu vào nên trong một lớp trình độ của các em chương trình 7 năm, có em học tiếng Trung,… tất cả ngồi chung một lớp học, học chung một cuốn giáo trình.

Những ai từng học ngoại ngữ không thể không biết câu nói: “ Học ngoại ngữ là phải tắm mình trong ngơn ngữ đó ”. Tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam phòng học Tiếng Anh chung với các môn học khác, hôm nay lớp này học Tiếng Anh, ngày mai học Tâm lý hoặc một mơn nào đó. Vì thế, bộ mơn Tiếng Anh có muốn tranh trí phịng học cho ra vẻ “Anh” một chút hay có muốn gắn lên tường những câu thành ngữ, những hình ảnh minh họa sinh động cũng không thể làm được. Hơn nữa, các phòng học nằm kề nhau, cách âm lại không được tốt, nên các lớp thường phải “tự giác” giữ trật tự không để ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. Học ngoại ngữ mà phải giữ trật tự thì cịn nâng cao khả năng giao tiếp làm sao được? Tuy nhiên, Học viện đang đề xuất đề án nâng cấp lên đại học, công tác xây dựng theo quy mô một trường đại học mới bắt đầu, hy vọng, một ngày không xa mơn Tiếng Anh sẽ có những phịng học dành riêng cho mình.

Đó là về hình thức, cịn về nội dung, trong giờ học sinh viên học khá thụ động, các em nói Tiếng Anh rất ít, giảng viên bảo làm gì làm nấy. Bản thân các giảng viên cũng cịn nói nhiều tiếng Việt trong giờ học. Phần ngữ pháp hoàn toàn được dạy bằng tiếng Việt. Sinh viên không được nghe băng do đó kỹ năng nghe hồn tồn khơng được luyện tập. Ra khỏi lớp thì 100% là nói tiếng Việt. Tựu chung, sinh viên ở đây chưa có mơi trường ngơn ngữ để mà tắm mình trong đó.

Chúng tôi đã dự một số giờ tiếng Anh của các lớp khác nhau và sau đây là những gì chúng tơi quan sát thấy:

Giảng viên khi lên lớp, ngồi giáo trình giống như của sinh viên thì khơng có gì khác: khơng giáo án (chúng tơi có hỏi các giảng viên về điều này và được họ cho biết họ có giáo án nhưng khơng sử dụng vì giáo án chỉ là thủ tục), không giáo cụ trực quan, không tranh ảnh, không thiết bị hỗ trợ giảng dạy, tóm lại là chẳng có gì cả. Trình tự giờ học diễn ra như sau:

Giảng viên vào lớp, kiểm tra sĩ số, giới thiệu mục tiêu bài học (chính là phần ngữ pháp mà sinh viên sẽ học trong buổi học đó; ví dụ giảng viên nói: “

Trong buổi học này chúng ra sẽ học cách sử dụng thời hiện tại tiếp diễn ” ). Tiếp đó giảng viên cho sinh viên đọc từ mới, dạy ngữ pháp, lấy các ví dụ mình họa cho hiện tượng ngữ pháp đó. Đối với mẫu câu giảng viên cho ví dụ bằng tiếng Việt để sinh viên dịch ra tiếng Anh, sau đó là đọc và làm các bài tập trong giáo trình, có bài viết thì giảng viên hoặc cho làm ngay trên lớp hoặc cho về nhà viết và hẹn mang đến nộp nhưng sinh viên chẳng bao giờ nộp và giảng viên cũng không nhắc lại điều này.

Trong tất cả những giờ chúng tơi có mặt, cách làm việc của thầy và trò đều tương tự như vậy. Chúng tơi có hỏi sinh viên về những giờ học khác các em cho biết “ cũng tương tự như vậy ”. Từ đó có thể kết luận, phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là thuyết trình, hỏi - đáp. Trong phần trích dẫn “Chương trình đào tạo” mơn Tiếng Anh, mục phương pháp dạy học có nêu phương pháp “Thảo luận nhóm” song phương pháp này chưa một lần được thực hiện. Lý giải cho vấn đề này đồng chí trưởng Bộ mơn cho biết:

Chúng tơi ý thức được là cịn có nhiều phương pháp giảng dạy nữa hiệu quả hơn phương pháp mà chúng tôi đang áp dụng, song trong điều kiện của chúng tơi thì khó mà làm khác được. Một lớp có tới 50-60 sinh viên, ngồi kín hết các bàn, các bàn chiếm hết chỗ trong lớp học, đi lại trong lớp rất khó khăn. Nếu chia nhóm thảo luận, khơng có khoảng trống ngăn cách giữa các nhóm; lớp đơng phải chia làm nhiều nhóm; trong lớp chỉ có một giảng viên thì khơng thể bao qt hết các nhóm, tập trung vào nhóm này thì các nhóm khác nói chuyện; phương án để một sinh viên khá/giỏi quản lý nhóm cũng được nhưng không nhiều, nội dung phải bao quát lại lớn nên chúng tôi phải cố gắng làm thế nào chuyển tải được càng nhiều nội dung trong thời gian ngắn nhất càng tốt.

Việc học môn Tiếng Anh ở nhà của sinh viên cũng giới hạn trong phạm vi học từ mới, làm một số bài trong giáo trình, thỉnh thoảng làm thêm bài tập phát tay (các dạng bài tập viết).

Hơn nữa, nếu đối chiếu với mục tiêu thì hình thức dạy học này khơng phù hợp và thực tế cho thấy sau khi học xong chương trình Tiếng Anh khơng một học sinh nào có thể giao tiếp dù là với những câu đơn giản nhất.

Nhà trường chưa có phong trào gì thúc đẩy động cơ học tập tiếng Anh cho sinh viên ngoài lớp học, ví dụ như câu lạc bộ tiếng Anh, dạ hội tiếng Anh, phong trào nói tiếng Anh trong ký túc xá,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ tại học viện thanh thiếu niên việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)