Trường Trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông vĩnh chân huyện hạ hòa tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)

1.3. Quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng trƣờng Trung học

1.3.1. Trường Trung học phổ thông

Trường THPT là cấp học cuối cùng của giáo dục phổ thông, gồm 3 năm. Đây là cấp học hồn thiện kiến thức phổ thơng cho học sinh, là cấp học tạo nguồn nhân lực cho yêu cầu xã hội, đồng thời tích cực, trực tiếp cho thế hệ trẻ chuẩn bị hành trang vào đời, đi vào cuộc sống lao động sản xuất, làm nghĩa vụ cơng dân và có điều kiện tiếp tục học lên.

Trường THPT có mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mang tính phổ thơng cơ bản, toàn diện, với những đặc thù riêng nhằm thực hiện nhiệm vụ.

- Hồn chỉnh học vấn phổ thơng nhằm phát huy nhân cách con người lao động mới: Năng động, sáng tạo, tích cực chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc sống lao động, sản xuất, làm nghĩa vụ công dân, xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chuẩn bị cho một bộ phận tiếp tục học cao hơn đáp ứng yêu cầu tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công nhân, kỹ thuật lành nghề và tri thức xã hội chủ nghĩa.

- Tiếp tục pháp hiện bồi dưỡng HS có năng khiếu góp phần đào tạo nhân lực cho đất nước.

- Đảm bảo số lượng, chất lượng và hiệu quả đào tạo học sinh THPT phối hợp với nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế ở địa phương.

- Phát huy tác dụng về mặt văn hóa tư tưởng, khoa học kỹ thuật ở địa phương. Với những năm đầu của quá trình đổi mới với sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở nước ta được tiến hành dưới nhiều hình thức sở hữu thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, sản xuất hàng hóa phát triển, làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu đào tạo tăng lên tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Mặt khác kinh tế thị trường làm thay đổi quan điểm về giá trị, ảnh hưởng đến động cơ học tập, việc lựa chọn các ngành nghề tác động đến các quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội.

Hầu hết các phụ huynh đều có nhận thức đúng đắn về yêu cầu nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt trong những năm đầu của kỷ nguyên mới, trước sự phát triển phong phú, đa dạng của nền kinh tế tri thức, sự phân hóa trong xã hội đã hình thành hai xu hướng.

- Một là: Những em có điều kiện, có nguyện vọng học lên tiếp hoàn chỉnh học vấn theo ngành nghề.

- Hai là: Một số em khơng có điều kiện hoặc do năng lực bản thân hoặc do không thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, sau khi tốt nghiệp THPT hịa nhập vào thị trường lao động, chờ đón cơ hội có thể học thêm.

Như vậy giáo dục THPT có “mục tiêu kép” vừa chuẩn bị cho học sinh vào Đại học - Cao đẳng, vừa chuẩn bị cho HS vào đời. Từ đó trường THPT ngồi việc trang bị kiến thức cần phải hình thành cho học sinh một số năng lực chủ yếu. Năng lực thích ứng với sự thay đổi của thực tiễn, chủ động, tự chủ trong lao động, trong cuộc sống và hịa nhập với mơi trường lao động. Định hướng chiến lược phát triển giáo dục của Đảng ta đã chỉ ra đặc điểm chủ yếu của nhiệm vụ và các đặc trưng về mục tiêu quản lý nhà trường THPT. Hiệu trưởng với vai trò quản lý nhà trường phải có sự quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông vĩnh chân huyện hạ hòa tỉnh phú thọ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)