Đánh giá năng lực tổ chức hoạt động dạyhọc của giảng viên trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực dạy học của giảng viên trẻ trong trường sĩ quan tăng thiết giáp (Trang 49 - 52)

STT Năng lực thành phần Điểm

TB

Độ lệch chuẩn

STT Năng lực thành phần Điểm TB

Độ lệch chuẩn

1. Giới thiệu vị trí, mục tiêu, cấu trúc… học phần, bài

học/đơn vị kiến thức. 4.40 .093

2. Đảm bảo thời gian và lịch trình dạy-học theo kế

hoạch. 4.75 .078

3. Truyền đạt đầy đủ, chính xác nội dung bài học theo

đề cương môn học. 4.88 .053

4. Liên hệ thực tiễn, ứng dụng các kết quả nghiên cứu

khoa học trong dạy-học. 4.10 .086

5. Sử dụng các thiết bị tăng-thiết giáp chuyên biệt trong

dạy-học. 3.55 .248

6. Sử dụng công nghệ thơng tin (máy tính, các thiết bị

điện tử, phần mềm cơ bản) hỗ trợ dạy-học. 4.23 .091 7. Sử dụng phần mềm chuyên dụng (mô phỏng lái, bắn

ảo trên xe tăng xe thiết giáp…) hỗ trợ dạy-học. 3.47 .263 8. Ứng dụng các phương pháp dạy-học mới trong tổ

chức dạy-học. 3.90 .078

9. Tổ chức các hoạt động học tập thu hút sự tham gia

của người học. 3.78 .076

10. Khuyến khích, tạo cơ hội trao đổi, thảo luận cho

người học. 3.87 .082

11. Phát hiện và hỗ trợ kịp thời các khó khăn của người

học. 3.58 .087

12. Xử lý các tình huống phát sinh trong lớp học một

cách hợp lý. 3.70 .125

13 Kỹ năng truyền đạt (viết, trình bày, đặt câu hỏi, phản

hồi…) 4.58 .087

Điểm trung bình chung 4.06

Đánh giá về kinh nghiệm thực tiễn trong công tác giảng dạy của giảng viên trẻ ở các cơ sở giáo dục đại học, tác giả Đồng Thị Kim Xuyến [22] chỉ rõ: “Cùng với sự hạn

chế về kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm sống, một bộ phận GV trẻ vẫn còn nặng truyền đạt kiến thức, phương pháp giảng dạy chủ yếu là thuyết trình”. Do hạn chế về

kinh nghiệm thực tiễn nên sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành năng lực thực hành cho người học. Khi tiến hành phỏng vấn về vấn đề này, chúng tôi cũng thu nhận được ý kiến về kinh nghiệm thực tiễn của giảng viên trẻ. Một giáo viên đã nêu rõ “Giảng viên

học là cần thiết và thường xuyên để nâng cao chất lượng giảng dạy trong Nhà trường”

(Trích phỏng vấn 2). Ngoài ra, kết quả đánh giá cũng chỉ ra, giảng viên trẻ còn hạn chế ở một số mặt sau: Phát hiện và hỗ trợ kịp thời các khó khăn của người học; Xử lý các

tình huống phát sinh trong lớp học một cách hợp lý. Đây là những nội dung mà giảng

viên trẻ có thể khắc phục cùng với thời gian tham gia giảng dạy lâu hơn. Song trước mắt, họ phải tự ý thức được những hạn chế đó để tự bồi dưỡng năng lực sư phạm cho bản thân. Nghiên cứu về nội dung này, tác giả Phạm Đình Duyên [3] cũng khẳng định: “Giảng viên trẻ chính là chủ thể giữ vai trò quyết định trong sự tiến bộ của chính

mình. Do vậy, cần khuyến khích giảng viên trẻ tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm”.

Đề cập về đội ngũ giảng viên trẻ ở các Trường Đại học Quân sự, tác giả Nguyễn Văn Kiểm [11] cũng nêu rõ: “Đội ngũ GVT còn bất cập về chất lượng, số lượng và cơ

cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục”.

3.1.3. Năng lực kiểm tra-đánh giá

Năng lực kiểm tra đánh giá được cấu thành bởi 7 năng lực thành phần như bảng số liệu dưới đây. Qua đánh giá thực tế, kết quả cho thấy hầu hết các năng lực đạt ở mức “Khá” (Dưới điểm TB là 4.20); Chỉ có 1 năng lực được đánh giá ở mức tốt là “Tự

đánh giá chất lượng các bài giảng đã triển khai và tiến hành cải tiến” (4.48). Như thế

cho thấy, năng lực kiểm tra- đánh giá của giảng viên trẻ chưa thật sự tốt. Để phát triển năng lực này cho giảng viên trẻ, họ cần được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng hoặc được hướng dẫn để có phương pháp, cách thức đánh giá người học phù hợp. Từ đó tạo động lực và khuyến khích người học. Hai năng lực thành phần có điểm số thấp là “Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra-đánh giá người học” (3.70) và “Đưa ra phản

hồi có tính xây dựng cho người học về kết quả kiểm tra-đánh giá” (3.75). Theo quan

điểm đánh giá theo tiếp cận năng lực thì việc đánh giá được thực hiện theo nhiều hình thức và tiến hành theo quá trình dạy học, đặc biệt chú trọng vào năng lực thực hành, năng lực thực hiện của người học. Việc đánh giá không chỉ được tiến hành bởi người dạy mà còn được tiến hành bởi người học.

Để việc đánh giá đảm bảo yêu cầu đặt ra và thúc đẩy được người học thì cần thiết kế được các cơng cụ phù hợp, trong đó có các tiêu chí đánh giá cụ thể làm sao giúp người học không chỉ thể hiện được kiến thức của bài học mà quan trọng hơn là biết vận dụng các kiến thức đó vào việc giải quyết các nhiệm vụ, tình huống thực tiễn đề

ra. Kết quả khảo sát cho thấy, năng lực “Thiết kế các công cụ kiểm tra-đánh giá người học cho mỗi bài học/đơn vị kiến thức” được đánh giá ở mức “Khá” (Điểm TB 4.0), từ đó chứng tỏ giảng viên trẻ đã phần nào có kĩ năng để xây dựng các công cụ kiểm tra – đánh giá cho nội dung bài học của mình. Điều này cịn được thể hiện qua năng lực “Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra-đánh giá người học” (Điểm TB 4.02).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực dạy học của giảng viên trẻ trong trường sĩ quan tăng thiết giáp (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)