STT Năng lực thành phần Điểm
TB
Độ lệch chuẩn
1 Thiết kế các công cụ kiểm tra-đánh giá người học cho
mỗi bài học/đơn vị kiến thức. 4.00 .555
2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra-đánh
giá người học. 4.02 .800
3 Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra-đánh giá người
học. 3.70 .516
4 Đưa ra phản hồi có tính xây dựng cho người học về
kết quả kiểm tra-đánh giá. 3.75 .543
5 Hướng dẫn người học tự đánh giá trong quá trình học
tập. 3.83 .636
6 Tự đánh giá chất lượng các bài giảng đã triển khai và
tiến hành cải tiến. 4.48 .506
7 Cập nhật các kĩ thuật kiểm tra-đánh giá ứng dụng vào
quá trình dạy-học. 4.02 .620
Điểm trung bình chung 3.97
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và internet thì giảng viên trẻ lại dễ dàng tiếp cận với cái hiện đại, đặc biệt là cơng nghệ thơng tin. Nhờ đó, họ có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào việc kiểm tra đánh giá dễ dàng hơn so với giảng viên nhiều tuổi. Điểm trung bình của năng lực này cũng cao hơn so với điểm trung bình năng lực chung của cả nhóm (ĐTB 3.97).
3.1.4. Năng lực phát triển chuyên môn đáp ứng nhu cầu đổi mới đào tạo
Các giảng viên trẻ của Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp hiện nay có ưu thế là đều được đào tạo đúng chuyên ngành, có vốn tri thức cơ bản và năng lực chuyên môn tương đối tốt. Hơn nữa, với sự phát triển nhanh chóng của kỉ ngun cơng nghệ 4.0, khối lượng thơng tin, tri thức nói chung và tri thức khoa học, giáo dục, quân sự, quốc phòng ngày càng lớn, địi hỏi phải các giảng viên phải có sự chọn lọc, tiếp thu và cập
nhật thường xun để nâng cao trình độ chun mơn trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng cũng đã xác định: “Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Có cơ chế khuyến khích đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ trong q trình cơng tác” [23]. Do vậy, để đáp ứng với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất
lượng đào tạo đòi hỏi giảng viên trẻ của Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp phải khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, năng lực sư phạm trong q trình cơng tác. Đây chính là “cơng cụ” cơ bản trong hoạt động nghề nghiệp của giảng viên. Khi đội ngũ giảng viên trẻ có trình độ chun mơn cao, năng lực sư phạm tốt là điều kiện rất thuận lợi giúp họ đạt được mục tiêu nghề nghiệp, tạo nên hiệu quả cao trong giảng dạy và nghiên cứu.
Kết quả đánh giá năng lực phát triển chuyên môn của giảng viên trẻ cho thấy, hai năng lực thành phần của nhóm năng lực này được đánh giá rất cao là “Xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn bản thân” và (ĐTB 4.70) và “Nghiên cứu, cập nhật các yêu cầu đổi mới liên quan đến ngành/chuyên ngành giảng dạy” (ĐTB 4.60). Với điểm trung bình đánh giá nêu trên, hai năng lực thành phần này được đánh giá ở mức “Tốt”.