Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở
3.2.1. Nhóm biện pháp QL hoạt động giảng dạy của GV
3.2.1.1. Mục tiêu
Giúp GV nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp, tạo động cơ tích cực phấn đấu cho GV. Đảm bảo việc thực hiện chương trình, lịch trình, hệ thống các quy định, quy chế chun mơn. Nâng cao hiệu quả giờ giảng tạo được hứng thú học tập cho HS.
Tích cực hố HĐDH của GV, phát huy tính sáng tạo và năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu của GV và HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của Nhà trường.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp
Biện pháp 1: Quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV
Quản lý việc lập và thực hiện kế hoạch cơng tác và chương trình giảng dạy của GV là một cơng việc quan trọng trong q trình QL của người hiệu trưởng, qua đó giúp các GV thực hiện đúng và đầy đủ kế hoạch, khối lượng công việc của mình một cách khoa học, đồng thời giúp hiệu trưởng có cơ sở kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chương trình của GV. Để quản lý tốt công việc này, hiệu trưởng Nhà trường cần tập trung làm những việc sau:
Phổ biến kĩ, phân tích sâu sắc, rõ ràng các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT đối với cấp học, gắn với đặc điểm, điều kiện, tình hình thực tế của Nhà trường, để mọi GV đều hiểu đúng, hiểu đầy đủ các chủ trương, mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ giáo dục theo chủ đề của năm học. Tránh hiện tượng GV nhận thức không đầy đủ hoặc sai lệch về tinh thần chỉ đạo của các cấp QLGD. Từ việc nhận thức sâu sắc đó, GV liên hệ với chức trách, nhiệm vụ được phân cơng, cụ thể hóa phương hướng năm học thành từng công việc, nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, khả thi, xây dựng nên một kế hoạch cơng tác có chất lượng, tạo cơ sở cho việc thực
hiện thành công các nhiệm vụ giảng dạy trong năm học. Khắc phục tình trạng nhiều GV chỉ lập kế hoạch một cách hình thức, đối phó, thiếu căn cứ, khơng khả thi.
Tập trung hướng dẫn GV thực hiện xây dựng kế hoạch công tác một cách chi tiết, cụ thể. Đặc biệt lưu ý đối với những GV mới vào ngành, cịn ít kinh nghiệm hoặc những GV được giao những nhiệm vụ khó khăn hơn. Tránh tình trạng hiệu trưởng chỉ ban hành hệ thống các quy định về kế hoạch cá nhân mà không hướng dẫn thực hiện nên dẫn đến tình trạng kế hoạch khơng thống nhất, chất lượng không đồng đều, GV làm kế hoạch thiếu căn cứ, thiếu hệ thống, không chất lượng.
Đồng thời với việc phổ biến sâu, hướng dẫn kĩ, hiệu trưởng cần thực hiện việc kiểm tra, phê duyệt kế hoạch công tác của GV một cách có chất lượng. Tập trung đánh giá tính trọng tâm và tính khả thi, chú trọng việc lựa chọn các biện pháp, giải pháp thực hiện nhiệm vụ phù hợp đối với từng GV. Không thực hiện phê duyệt kế hoạch của GV một cách hình thức, chỉ xem qua, thậm chí khơng xem xét nhưng vẫn phê duyệt cho thực hiện.
Giáo dục tinh thần trách nhiệm, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, giáo viên làm công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GV. Từ đó đảm bảo hoạt động thanh tra, kiểm tra được thực hiện đúng mục đích, diễn ra thường xun, góp phần đảm bảo chất lượng và tiến độ thực hiện kế hoạch của GV. Tránh trường hợp buông lỏng việc thanh tra hoặc chỉ kiểm tra chung chung, dễ làm cho GV chỉ làm việc mang tính đối phó, thanh tra xong là thơi khơng quan tâm đến chất lượng giảng dạy.
Chú trọng việc sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của GV làm tiêu chí để đánh giá, xếp loại và bình bầu các danh hiệu thi đua của GV, sao cho chính xác, khách quan, cơng bằng, qua đó giúp GV nêu cao ý thức trách nhiệm thực hiện nghiêm túc và chất lượng các quy định về kế hoạch công tác.
Biện pháp 2: Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV
Soạn bài và thực hiện các nội dung khác nhằm chuẩn bị cho việc giảng dạy trên lớp là khâu quan trọng, quyết định đến hiệu quả các hoạt động trên lớp của GV. Hiện tại hiệu trưởng Nhà trường đã có nhiều tác động tích cực để QL hoạt động này. Tuy nhiên, để thực sự giúp GV nâng cao được chất lượng bài soạn và chuẩn bị tốt hơn trước khi GV lên lớp, hiệu trưởng cần tiếp tục tác động bằng các cách sau:
Sát sao hơn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện những quy định cụ thể đối với việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV. Nhà trường đã ban hành hệ thống các quy định khá chi tiết, tuy nhiên việc thực hiện những quy định này giữa các GV cịn nhiều điểm khơng thống nhất do đặc thù từng bộ mơn khác nhau. Vì vậy ngồi việc ban hành những quy định chung, hiệu trưởng cần cụ thể khi hướng dẫn GV vận dụng vào từng bộ môn giảng dạy cho phù hợp với đặc thù chuyên môn, tránh việc chỉ ban hành mà không hướng dẫn hoặc chỉ hướng dẫn chung chung dẫn đến GV chỉ dập khuôn, thiếu sáng tạo khi soạn bài và chuẩn bị lên lớp cho mơn mình giảng dạy.
Thực trạng hiện nay của Nhà trường là đa số GV còn rất yếu về việc vận dụng các phương pháp soạn bài và thiếu kĩ năng chuẩn bị chu đáo các nội dung phục vụ cho bài giảng. Do đó phải tăng cường bồi dưỡng để giúp GV nâng cao năng lực, hoàn thiện những kĩ năng cần thiết khi thực hiện cơng việc này. Ví dụ kĩ năng tìm kiếm, khai thác thơng tin mới, hiện đại để bổ sung cho bài soạn từ tài liệu tham khảo, mạng Internet…; kĩ năng phân tích nhu cầu, đặc điểm người học để xác định chính xác mục tiêu bài học; kĩ năng vận dụng các thiết bị công nghệ thông tin vào soạn bài; kĩ năng trao đổi kinh nghiệm trong khâu chuẩn bị bài soạn giữa các GV với nhau;…
Tiếp tục việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra GV về bài soạn và các nội dung chuẩn bị trước khi lên lớp một cách nghiêm túc, tránh việc chỉ kiểm tra một cách hình thức dễ dẫn đến GV chỉ thực hiện quy định
một cách đối phó sao cho có bài soạn lên lớp mà khơng quan tâm đến hiệu quả và chất lượng. Mỗi lần kiểm tra cần có nhận xét, phân tích kĩ cho GV thấy được chất lượng cơng việc của mình, qua đó hiệu trưởng định hướng cụ thể, chấn chỉnh tinh thần trách nhiệm, thắt chặt kỉ luật để GV thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình.
Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá bài soạn từ những lần kiểm tra chuyên đề hoặc kiểm tra toàn diện để làm căn cứ đánh giá, xếp loại GV cho khách quan, công bằng, tạo động lực, khích lệ, giúp GV ý thức trách nhiệm với việc soạn bài và chuẩn bị cho các giờ dạy tốt hơn.
Biện pháp 3: Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp của GV
Các hoạt động giảng dạy trên lớp của GV thông qua việc xây dựng phương pháp, khai thác sử dụng CSVC, phương tiện dạy học để tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các hoạt động học tập có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả tiếp thu bài học của HS.
Để thực hiện tốt công việc này hiệu trưởng Nhà trường cần:
Phổ biến sâu, hướng dẫn kĩ chế độ dự giờ cho GV, ngoài việc đảm bảo những quy định chung của ngành, hiêu trưởng cần cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm về đội ngũ và đối tượng HS. Nên lấy ý kiến dân chủ, rộng rãi của GV và thực hiện linh hoạt, phù hợp để việc thực hiện các quy định, khơng máy móc, hình thức.
Tiếp tục thực hiện việc dự giờ thường xuyên, tăng cường dự giờ đột xuất. Sau dự giờ cần có nhận xét, phân tích, đánh giá kĩ chất lượng bài giảng để giúp GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp và hiệu quả. Tránh việc chỉ nhận xét chung chung, khơng có tác dụng định hướng, khơng tạo được động lực cho GV tích cực giảng dạy.
Tăng cường các hoạt động giáo dục, phổ biến, tuyên truyền giúp GV nâng cao hơn nữa về nhận thức, trách nhiệm và vai trò đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Tránh tình trạng một số GV thờ ơ, thụ động trước nhiệm vụ này.
Cần tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng PPDH và các phương tiện dạy học hiện đại cho GV, thông qua các hội nghị chuyên môn, hội thảo chuyên đề, hoạt động thao giảng về năng lực sử dụng phương pháp và phương tiện giúp, GV rèn luyện để có thể tự tin và sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Tránh việc quá thụ động, ỉ lại vào cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều không phát huy được năng lực học tập của HS.
Lấy kết quả đánh giá xếp loại giờ dạy của GV làm một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá xếp loại và bình bầu các danh hiệu thi đua cho GV, giúp GV có động lực tìm tịi, sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Biện pháp 4: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Quản lý tốt khâu KT - ĐG kết quả học tập của HS sẽ giúp hiệu trưởng có đủ thơng tin để tiếp tục QL tốt các khâu khác của quá trình dạy học. Đối với Trường THPT Bình Độ, hiệu trưởng cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau:
Chỉ đạo các tổ bộ môn và GV thực hiện nghiêm quy chế kiểm tra, thi cử trong nhà trường. Tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu để nâng cao nhận thức và kĩ năng, nghiệp vụ KT - ĐG kết quả học tập của HS. Không để GV chỉ nắm quy chế một cách chung chung, không đầy đủ, dễ dẫn đánh giá sai kết quả học tập của HS, ảnh hưởng đến thái độ học tập của HS và cũng khơng giúp GV có biện pháp cải tiến cách dạy hiệu quả.
Phải tập trung nâng cao hiệu quả việc triển khai đổi mới KT - ĐG, tăng cường ứng dụng phương tiện, công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng hiện đại, phù hợp vào thực hiện đổi mới công tác nay. Tuyên truyền, giáo dục giúp GV nhận thức đúng trách nhiệm và tích cực hồn thiện các kĩ năng, nghiệp vụ trong việc đổi mới KT - ĐG.
Tổ chức nghiêm túc hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác coi thi của GV, bồi dưỡng giúp cho cán bộ, GV làm nhiệm vụ thanh tra có ý thức trách nhiệm đúng đắn, có kĩ năng, nghiệp vụ thực hiện việc thanh tra, kiểm tra đúng quy định và đảm bảo chất lượng. Tránh hình thức khiến GV có thể đối phó mà khơng tự nhận thức được trách nhiệm và nhiệm vụ của mình.
Kiểm tra việc ghi điểm vào sổ, việc sử dụng kết quả học tập để đánh giá xếp loại giáo dục học sinh của GV, đảm bảo GV thực hiện đúng quy chế và kiểm tra đầy đủ, đánh giá xếp loại kết quả học tập của học sinh chính xác, cơng bằng.
Biện pháp 5: Quản lý hồ sơ giảng dạy của GV
Hồ sơ chuyên môn của GV là phương tiện hỗ trợ đắc lực, giúp GV thực hiện kế hoạch, chương trình giảng dạy đúng trình tự, kế hoạch, đồng thời là căn cứ để lãnh đạo nhà trường kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy đối với GV. Muốn nâng cao hiệu quả công việc QL hồ sơ giảng dạy của GV, Hiệu trưởng Nhà trường cần:
Phổ biến, hướng dẫn GV thực hiện các quy định cụ thể về hồ sơ chun mơn, đảm bảo có đủ về số lượng, hình thức và nội dung, trong đó có tính tới yếu tố đặc thù của từng bộ môn, từng hoạt động giáo dục để đảm bảo việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt phù hợp với bộ môn, nhiệm vụ giảng dạy của mình.
Chỉ đạo CBQL cấp tổ, nhóm bộ mơn định kì, giám sát, kiểm tra đảm bảo cho GV trong tổ, nhóm thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng hồ sơ. Không để GV làm việc thiếu cơ sở, không định hướng, đồng thời tránh tình trạng GV chỉ lập hồ sơ khi có thanh tra, kiểm tra, mà cần khai thác một cách hiệu quả, phục vụ cho quá trình giảng dạy của GV.
Đồng thời với công tác kiểm tra, đôn đốc của tổ, hiệu trưởng cần tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất, đảm bảo GV thực hiện hồ sơ nghiêm túc, có chất lượng, đồng thời có thơng tin giúp GV định hướng, điều chỉnh việc sử dụng hồ sơ hiệu quả hơn.
Sử dụng kết quả kiểm tra các loại hồ sơ làm tiêu chí đánh giá, xếp loại GV, giúp GV nâng cao ý thức, tự giác khai thác và sử dụng các loại hồ sơ chuyên môn giúp nâng cao kết quả giảng dạy.
Biện pháp 6: Quản lý việc thực hiện chƣơng trình giảng dạy của GV
Thực hiện chương trình giảng dạy chính là con đường để đi đến mục tiêu dạy học, hiệu trưởng Trường THPT Bình Độ đã tác động bằng nhiều cách thức vào nhiều nội dung trong việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa chất lượng của công việc này, hiệu trưởng cần chú ý hơn nữa các vấn đề sau:
Tổ chức cho các tổ chun mơn và nhóm bộ mơn xây dựng chương trình giảng dạy phần nội dung kiến thức tự chọn chi tiết, phù hợp về thời lượng, nội dung, năng lực của giáo viên, điều kiện CSVC hiện có của Nhà trường và đặc điểm đối tượng HS. Đây là phần chương trình thể hiện tính tự chủ, sáng tạo của mỗi nhà trường, hiệu trưởng nên căn cứ kết quả học tập, mặt bằng kiến thức và nhu cầu hướng nghiệp của HS, tổ chức cho đội ngũ GV cùng trao đổi, thống nhất, xây dựng nội dung chương trình phù hợp đặc điểm nhà trường, nhằm đạt được mục tiêu của việc dạy học tự chọn. Khắc phục tình trạng chỉ tổ chức xây dựng chương trình một cách chung chung, hình thức, chỉ nhằm mục đích có để thực hiện, không giúp HS bổ sung, khắc sâu được kiến thức và có khả năng hướng nghiệp phù hợp phục vụ cho việc học lên đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc có kiến thức thực tế để tham gia lao động sản xuất.
Chỉ đạo sát sao, hướng dẫn cụ thể để GV thực hiện giảng dạy theo chương trình được Sở GD&ĐT quy định và chương trình tự chọn của Nhà trường. Đảm bảo GV thực hiện đúng, đủ, khơng cắt xén, xun tạc nội dung chương trình. Thơng qua hoạt động giảng dạy phải giúp HS đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cũng như tình cảm, thái độ cần có ở từng mơn, từng chương, từng bài học và hoạt động giáo dục. Không để xảy ra trường hợp
CBQL phó mặc cho GV thực hiện chương trình mà khơng có chỉ đạo, hướng dẫn, dễ dẫn đến khơng hồn thành được mục tiêu chương trình.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra tiến độ và chất lượng thực hiện chương trình giảng dạy của GV, thơng qua đội ngũ cộng tác viên thanh tra và CBQL cấp tổ, nhóm chuyên mơn. Giúp ngăn chặn, phịng ngừa việc thực hiện khơng đúng, không đủ chương trình theo quy định, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi GV, thực hiện nghiêm túc, tích cực các nội dung kiến thức thuộc bộ mơn mình giảng dạy. Đồng thời qua việc thanh tra, kiểm tra giúp hiệu trưởng Nhà trường có thơng tin phản hồi để thực hiện điều chỉnh việc xây dựng, chỉ đạo giảng dạy theo chương trình, khơng ngừng hồn thiện và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình.
Tiếp tục sử dụng kết quả kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy của từng GV vào việc đánh giá, xếp loại GV một cách chính xác, linh hoạt. Qua đó giúp GV nâng cao ý thức trách nhiệm và có động lực tốt để thực hiện chương trình một cách tích cực.
Biện pháp 7: Quản lý và tổ chức hoạt động bồi dƣỡng đội ngũ GV