Nhóm biện pháp QL hoạt động học tập của HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường trung học phổ thông bình độ tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 93)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở

3.2.2. Nhóm biện pháp QL hoạt động học tập của HS

3.2.2.1. Mục tiêu

QL hoạt động học tập của HS đóng vai trị then chốt, có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của cả quá trình dạy học. Vì chất lượng của hoạt động học tập quyết định đến sự thành công của cả quá trình dạy học. Mục tiêu của việc QL hoạt động học tập của HS nhằm:

Giúp HS nắm được hệ thống các kiến thức cơ bản, trọng tâm, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và địa phương. Sự tác động của nhà QL đối với hoạt động học tập phải làm cho HS hiểu được một cách hệ thống về các khái nệm, quá trình, quy luật của tự nhiên và xã hội được quy định trong từng môn học, thông qua việc thực hiện giảng dạy theo chương trình do Bộ GD&ĐT quy định.

Hình thành và phát triển ở HS hệ thống những kĩ năng cơ bản, cần thiết và phù hợp như: kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, giải thích, tổng hợp, khái quát, đánh giá, sáng tạo,… Đồng thời phát triển các năng lực bản thân như; năng lực giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, hoạt động độc lập, … ứng với các nội dung học tập được quy định trong các môn học theo từng chương, từng bài và đơn vị kiến thức.

Giúp HS xác định được tư tưởng, tình cảm, thái độ đúng đắn trước thế giới tự nhiên, xã hội và con người. Từ đó có hành vi, hành động, việc làm phù hợp đáp ứng được yêu cầu về phát triển nhân cách và hình thành thế giới quan của người học trong xã hội mới.

Để đạt được các mục tiêu nêu trên một cách hiệu quả nhất thì việc QL hoạt động học tập của HS phải tập trung phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, giúp các em u thích mơn học, tự tin trong học tập và có động lực tốt để ln chủ động hồn thành tốt các nhiệm vụ học tập.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp

Biện pháp 1: Giáo dục ý thức, động cơ học tập của HS

Muốn giáo dục cho HS hiểu biết được tầm quan trọng của việc học tập với hiện tại và tương lai sau này, Nhà trường cần phối hợp tổ chức các hoạt động tập thể như cuộc thi, hội thi văn hóa – nghệ thuật, hoạt động giao lưu, học tập giữa HS các nhà trường với nhau… Thơng qua đó, giúp HS nhìn nhận rõ hơn mơi trường học tập của mình và có định hướng tích cực hơn về mục tiêu học tập, góp phần tạo dựng ý thức, động cơ và thái độ học tập đúng đắn.

Chỉ đạo, hướng dẫn GV, đặc biệt là những GVCN thường xuyên quan tâm theo dõi các biểu hiện liên quan đến mục tiêu, thái độ và ý thức học tập của HS để kịp thời có những hướng dẫn thích hợp nếu có những biểu hiện tiêu cực.

Thực hiện trao đổi và thông qua các phiếu thăm dò ý kiến, tìm hiểu tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng của HS về ý thức, động cơ và thái độ học tập, để từ đó giúp đỡ, giáo dục HS.

Biện pháp 2: Bồi dƣỡng các phƣơng pháp học tập tích cực cho HS

Phương pháp học tập có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, giúp HS đạt được mục tiêu kiến thức một cách đầy đủ và hệ thống. Ngày nay nhiệm vụ

giảng dạy của GV không chỉ là truyền thụ tri thức đã được quy định trong chương trình mà quan trọng hơn là dạy cho HS biết phương pháp học tập tích cực, có năng lực tự học, tự nghiên cứu để trở thành những con người năng động, biết luôn tự làm giàu kiến thức và vận dụng sáng tạo kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra trong công việc, trong cuộc sống. Do vậy, việc trang bị PP học tập tích cực cho HS là một việc rất cần thiết, tạo cho họ niềm say mê, hứng thú, tìm tịi khám phá những tri thức mới và ngay từ đầu hình thành nếp học chủ động, hạn chế cách học thụ động, nhàm chán, kém hiệu quả.

Có nhiều phương pháp học tập tích cực ứng với các phương pháp dạy học tích cực của GV như: phương pháp học tập theo nhóm, phương pháp học tập giải quyết tình huống, đóng vai, hợp đồng, dự án, …. để bồi dưỡng cho HS có thể sử dụng hiệu quả các phương pháp học tập tích cực, Hiệu trưởng Nhà trường cần:

Chỉ đạo GV thông qua từng bài học thực hiện phân tích, tuyên truyền, giải thích và chứng minh cho HS thấy mâu thuẫn giữa một bên là nội dung chương trình dạy học cố định với một bên là sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, lượng tri thức tăng lên hàng ngày, hàng giờ. Nếu chỉ học tập một cách lệ thuộc hoàn toàn vào việc lắng nghe, ghi chép kiến thức trong sách giáo khoa sẽ không đủ thông tin và dẫn đến tụt hậu, không cập nhật được tri thức hiện đại. Vì vậy, cần phải thực hiện và sử dụng phương pháp học tập chủ động, tích cực một cách đa dạng.

Thông qua việc chỉ đạo GV sử dụng PPDH tích cực một cách có hệ thống, thường xuyên sẽ tạo cho HS thói quen, nề nếp học tập tích cực, đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức, điều khiển, hỗ trợ của GV. Nếu GV cứ thụ động, lạm dụng quá mức cách dạy thụ động sẽ làm HS thụ động, trông chờ, ỉ lại vào GV, không tự nỗ lực học tập do đó hiệu quả học tập không cao.

Thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng đa dạng về hình thức, nội dung. Không chỉ kiểm tra mức độ ghi nhớ về kiến thức mà chủ động hơn trong việc kiểm tra đánh giá sự hình thành các kĩ năng của bản thân, các năng lực hoạt động, hành vi thái độ của HS. Qua đó thúc đẩy HS phải tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập.

Tạo mối quan hệ và môi trường học tập thân thiện, động viên, khích lệ, nâng đỡ HS trong các hoạt động học tập tích cực, để các em tự tin tham gia hoạt động, không tự ti, mặc cảm và ỉ lại lẫn nhau, tạo ra bầu khơng khí thi đua học tập sơi nổi, hiệu quả.

Biện pháp 3: Xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp cho HS

Học tập vừa là quyền lợi, vừa là nhiệm vụ của HS. Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường phổ thơng có nhiều cấp học, mỗi HS khơng được nghỉ quá 45 buổi trong một năm học. Đa số HS Nhà trường đều có ý thức thực hiện tốt nhiệm vụ này. Tuy nhiên cịn có hiện tượng HS bỏ giờ học, gây ảnh hưởng xấu đến nề nếp và kết quả học tập của HS và chất lượng dạy học của Nhà trường. Hiệu trưởng cần thiết phải có biện pháp QL hữu hiệu nhằm hạn chế hiện tượng đó bằng cách:

Phổ biến kĩ tới tất cả HS nội quy, nhiệm vụ của người HS ngay vào thời gian đầu các năm học.

Tích cực phối hợp giữa GV bộ môn và GVCN trong việc QL HS trong giờ học bằng hình thức điểm danh thường xuyên.

Tích cực đổi mới PPDH, sử dụng các phương tiện dạy học tích cực, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập cũng là một cách thức cần thiết phải thực hiện giúp HS có điều kiện đảm bảo chuyên cần hơn trong học tập.

Tăng cường đầu tư trang thiết bị, làm tăng sự hấp dẫn của bài giảng, tạo giờ học sinh động, lôi cuốn hấp dẫn HS tham gia đầy đủ vào các giờ học.

Kiên quyết thực hiện đúng quy chế học và thi, không cho phép những HS không tham dự đủ số buổi học trên lớp theo quy định được lên lớp.

Biện pháp 4: Xây dựng các quy định về nề nếp tự học của HS

Tự học là một trong những hoạt động quan trọng có ảnh hưởng nhiều đến kết quả quá trình học tập của HS. Để việc tự học của HS đi đúng hướng, có kết quả cần phải có biện pháp QL chặt chẽ như sau:

Xây dựng nội quy và tổ chức thực hiện nội quy tự học cho HS, phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường và gia đình cùng tham gia QL thời gian và chất lượng tự học của HS.

Hướng dẫn, chỉ đạo GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự học, tạo điều kiện về CSVC, phương tiện giúp HS có thể thực hiện việc tự học ngồi thời gian lên lớp của GV ngay trong Nhà trường.

Chỉ đạo các bộ môn và GV hướng dẫn phương pháp học tập bộ mơn cho HS, vận dụng có hiệu quả các PPDH tăng cường hoạt động tự học, phát huy tính chủ động, đề cao vai trị của HS trong việc đọc tài liệu, sách giáo khoa và làm các bài tập và các nhiệm vụ liên quan đến bài học trong thời gian ở nhà.

Tổ chức bồi dưỡng cho HS về phương pháp học tập và tự học. Hàng năm chỉ đạo, tổ chức hội thảo ở các chi đoàn, đoàn trường về PP học tập và tự học. Qua hội thảo động viên, khuyến khích các HS có phương pháp học tập tốt, có kinh nghiệm tự học và đạt kết quả cao trong học tập, trao đổi và phổ biến kinh nghiệm, từ đó giúp HS tự tìm ra phương pháp tự học phù hợp với bản thân.

Tăng cường trang bị sách và tài liệu tham khảo để thư viện Nhà trường cung cấp đủ những tài liệu tham khảo của các bộ môn, hỗ trợ cho HS tự học và tự nghiên cứu.

Phối hợp giữa GVCN với Đồn thanh niên tổ chức đơn đốc, giám sát chặt chẽ HS trong việc thực hiện nội quy, đảm bảo được thời gian và chất lượng trong thời gian tự học.

Tiến hành tổng kết hoạt động từng tháng, từng học kỳ, năm học, qua đó động viên, khen thưởng kịp thời những HS và tập thể lớp thực hiện tốt nề nếp tự học và đạt kết quả cao trong học tập. Phê bình, kiểm điểm đối với những HS không chấp hành nề nếp tự học và vi phạm nội quy, kế hoạch tự học.

Biện pháp 5: Phối hợp giáo viên chủ nhiệm với cán bộ lớp và với Đoàn thanh niên theo dõi nề nếp học tập của HS

Hoạt động phối hợp GVCN, cán bộ lớp và Đoàn TNCS theo dõi nề nếp học tập của HS là hết sức cần thiết giúp nhà trường có con số chính xác, khách quan về thực trạng thực hiện nề nếp học tập của HS.

Chỉ đạo GVCN và cán bộ lớp tìm hiểu nguyên nhân đi muộn, bỏ giờ của HS, từ đó giáo dục, nhắc nhở giúp HS có ý thức khắc phục, thực hiện tốt nề nếp của lớp cũng như của toàn trường.

Sử dụng kết quả theo dõi nề nếp học tập để làm tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện cuối mỗi tháng, học kỳ và cả quá trình học tập giúp HS nâng cao ý thức, tự giác thực hiện nề nấp học tập.

Biện pháp 6: Khen thƣởng và kỉ luật kịp thời HS về việc thực hiện nề nếp học tập

Hiệu trưởng cần xây dựng các quy định cụ thể các mức khen thưởng và kỷ luật nhằm động viên HS có ý thức phấn đấu thực hiện tốt nề nếp học tập.

Có hình thức khen thưởng kịp thời trước tập thể những HS thực hiện tốt nề nếp học tập, có tác dụng kích thích, động viên HS, đồng thời có hình thức kỷ luật thích đáng những HS vi phạm nề nếp học tập để nêu gương cho các HS khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường trung học phổ thông bình độ tỉnh lạng sơn (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)