Thăm dị tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường trung học phổ thông bình độ tỉnh lạng sơn (Trang 97)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Thăm dị tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp

Để đánh giá mức độ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp trong 3 nhóm biện pháp đã được đề xuất, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của hầu hết các CBQL và GV của Nhà trường. Chúng tôi phát phiếu hỏi ý kiến cho 08 CBQL (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng, tổ phó, thư kí hội đồng, bí thư đồn thanh niên) và 20 GV tham gia giảng dạy ở tất cả các bộ môn. Số phiếu thu về từ GV là 20, từ CBQL là 08.

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL HĐDH TT Tên biện pháp Đánh giá mức độ (%) Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

I Các biện pháp quản lí hoạt động

giảng dạy của giáo viên

1 Quản lý hoạt động lập kế hoạch của

giáo viên 89,5 10,5 0 89,5 10,5 0

2 Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị giờ

lên lớp của giáo viên 86,0 14,0 0 82,5 17,5 0

3 Quản lý hoạt động giảng dạy trên lớp

của giáo viên 93,0 7,0 0 79,0 21,0 0

4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập của học sinh 89,5 10,5 0 75,5 24,5 0

5 Quản lý việc thực hiện quy định về hồ

sơ chuyên môn của giáo viên 79,0 21,0 0 72,0 28,0 0

6 Quản lý việc thực hiện kế hoạch và

chương trình giảng dạy của giáo viên 86,0 14,0 0 82,5 17,5 0

7

Quản lý hoạt động học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

93,0 7,0 0 38,5 54,5 7,0

II Các biện pháp quản lý hoạt động

học tập của học sinh

1 Giáo dục ý thức, động cơ và thái độ

học tập của học sinh 86,0 14,0 0 68,5 31,5 0

2 Thực hiện bồi dưỡng các phương pháp

học tập tích cực cho học sinh 89,5 10,5 0 82,5 17,5 0

3 Xây dựng những quy định cụ thể về nề

nếp học tập trên lớp của học sinh 72,0 28,0 0 72,0 28,0 0

của HS

5

Phối hợp giữa GVCN, cán bộ lớp với đoàn TNCS kiểm tra, theo dõi nề nếp học tập của học sinh

89,5 10,5 0 82,5 17,5 0

6 Khen thưởng và kỷ luật kịp thời học

sinh về việc thực hiện nề nếp học tập 86,0 14,0 0 89,5 10,5 0

III

Các biện pháp quản lý việc sử dụng CSVC, trang thiết bị, phƣơng tiện - kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học

1

Xây dựng kế hoạch trang bị và sử dụng CSVC - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy học

89,5 10,5 0 23,0 70,0 7,0

2 Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng

các phương tiện - kỹ thuật 89,5 10,5 0 89,5 10,5 0

3

Tổ chức cuộc thi tự làm các phương tiện – kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy học

82,5 17,5 0 86,0 14,0 0

4

Khuyến khích, động viên, khen thưởng GV sử dụng kỹ thuật hiện đại trong dạy học và sử dụng có hiệu quả CSVC, các phương tiện – kỹ thuật

89,5 10,5 0 35,0 58,0 7,0

Trong nhóm các biện pháp QL HĐGD của GV, kết quả khảo sát cho thấy các ý kiến đánh giá đều khá thống nhất và tương quan, tỉ lệ thuận chặt chẽ giữa tính cần thiết và tính khả thi. Hầu hết các ý kiến khảo sát đều đánh giá 7 biện pháp trong nhóm này là rất cần thiết (tỉ lệ đều từ trên 80% đến 100%), khơng có ý kiến nào cho là không cần thiết. Ứng với đó, hầu hết những người được hỏi cũng đánh giá các biện pháp trong nhóm này đều có tính khả thi cao (từ trên 90% đến 100%), khơng có ý kiến nào đánh giá khơng khả thi, ngoại trừ biện pháp thứ 7 (QL HĐHT, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho GV). Mặc dù tính cần thiết rất cao (100%) nhưng vẫn có 2/28 ý kiến cho là không khả thi (chiếm 7%). Nguyên nhân là do những khó khăn khách quan của Nhà trường như: đội ngũ GV không ổn định,

thường xuyên được thuyên chuyển đơn vị công tác sau khi kết thúc một đến ba năm giảng dạy, chủ yếu đội ngũ GV của Nhà trường còn rất trẻ, phần lớn là những sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học sư phạm đến công tác và số lượng GV trên mỗi mơn chỉ vừa đủ định mức nên có khối lượng cơng việc nhiều. GV vừa làm nhiệm vụ giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm và các nhiệm vụ kiêm nhiệm khác. Vì những nguyên nhân đó nên việc tổ chức cho GV được tham gia đào tạo sau đại học để nâng cao trình độ là rất hạn chế.

Như vậy, nhìn chung các biện pháp mà tác giả đề xuất nhằm giúp hiệu trưởng QL các HĐGD của GV là cần thiết và khả thi, cần được áp dụng thực hiện ngay trong thời gian trước mắt.

Đối với nhóm biện pháp QL HĐHT của HS, đa số các ý kiến được khảo sát cũng khá thống nhất và tương quan chặt chẽ. Hầu hết những người được hỏi đều đánh giá 6 biện pháp trong nhóm này là cần thiết và rất cần thiết. Trong đó đa số (chiếm từ 70% trở lên) CBQL và GV cho là rất cần thiết, khơng có ý kiến đánh giá là khơng cần thiết. Tương ứng với đó hầu hết những người được khảo sát cũng đều cho rằng các biện pháp trong nhóm này có tính khả thi cao. Trong đó, tỉ lệ những người cho là rất khả thi chiếm đa số, số ít cịn lại đánh giá ở mức khả thi. Trong nhóm này chỉ có biện pháp thứ 4 (xây dựng quy định về nề nếp tự học của HS) có tới 68,5% ý kiến cho là khả thi, chiếm đa số những người được khảo sát. Tuy nhiên, có 3,5% ý kiến đánh giá là khơng khả thi. Khi được hỏi thêm về nguyên nhân, có ý kiến cho rằng việc QL tự học của HS là cần thiết nhưng khó thực hiện vì phần lớn HS nhà trường đều cư trú tại các thôn bản thuộc các xã vùng sâu, vùng xa. Đường từ nhà đến trường xa, đi lại khó khăn, hiểm trở. Thêm vào đó là trình độ dân trí thấp, nên sự quan tâm, đầu tư, động viên, khích lệ từ phía gia đình đối với việc học tập của HS là không nhiều và không đồng đều. Do vậy, việc QL hoạt động tự học của HS thiếu sự gắn kết cần thiết giữa gia đình và nhà trường nên q trình áp dụng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nhìn chung kết quả khảo sát đã khẳng định các biện pháp được tác giả đề xuất trong nhóm này là rất tích cực và cần được tập trung thực hiện ngay trong thời gian tới.

Nhóm thứ 3 gồm các biện pháp QL việc sử dụng CSVC, trang thiết bị, phương tiện - kĩ thuật phục vụ HĐDH cũng thu được những ý kiến đánh giá rất thống nhất về tính cần thiết giữa các biện pháp. Tất cả những người được hỏi đều cho rằng các biện pháp nêu ra đều cần thiết và rất cần thiết, khơng có CBQL và GV nào đánh giá ở mức khơng cần thiết. Trong số đó phần lớn đều từ 80% đến trên 90% các ý kiến đều khẳng định rằng việc áp dụng các biện pháp này là rất cần thiết, số còn lại chiếm trên dưới 10% đánh giá ở mức cần thiết. Tuy nhiên, đối chiếu với tính khả thi của từng biện pháp thì lại có sự chênh lệch khá rõ. Trong số 5 biện pháp được nêu ra, có 3 biện pháp được hầu hết các ý đánh giá là có tính khả thi, cịn 2 biện pháp (biện pháp 1: xây dựng kế hoạch trang bị và sử dụng CSVC - kĩ thuật phục vụ cho HĐDH và biện pháp 5: khuyến khích, động viên, khen thưởng GV sử dụng kĩ thuật hiện đại trong dạy học và sử dụng có hiệu quả CSVC, các phương tiện - kĩ thuật) chỉ có lần lượt 23,0% và 35,0% ý kiến đánh giá là rất khả thi, còn lại phần lớn đánh giá ở mức khả thi, đặc biệt có 7,0% số người được hỏi cho là không khả thi ở cả hai biện pháp. Nguyên nhân của con số này là do yếu tố khách quan về nguồn tài chính được cấp. Những người này cho rằng ngân sách được giao hàng năm của Nhà trường rất hạn hẹp, khơng có điều kiện để thực hiện trang bị, mua sắm ở quy mô lớn nhằm bổ sung CSVC và các phương tiện - kĩ thuật dạy học mặc dù công việc này là cần thiết.

Như vậy, kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi đối với tất cả các biện pháp QL HĐDH được đề xuất đều cho thấy sự thống nhất và tương quan, tỉ lệ thuận chặt chẽ. Điều đó khẳng định trong thời gian tiếp theo của việc QL HĐDH, hiệu trưởng Nhà trường rất cần và hồn tồn có thể áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm QL tốt HĐDH ở Trường THPT Bình Độ.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, tác giả đã đề xuất 3 nhóm biện pháp QL HĐDH của hiệu trưởng đối với trường THPT Bình Độ tỉnh Lạng Sơn. Trong mỗi nhóm biện pháp lại gồm các biện pháp cụ thể nhằm tác động vào từng nội dung cụ thể của HĐDH. Kết quả khảo sát CBQL và đội ngũ GV của nhà trường đã cho thấy tất cả các biện pháp được đề xuất đều có tính cần thiết và độ khả thi cao. Tuy một vài biện pháp có những ý kiến cho là khơng khả thi nhưng con số đó chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Nhìn chung các biện pháp được đề xuất đều có độ tương quan chặt chẽ theo hướng tỉ lệ thuận giữa tính cần thiết và tính khả thi. Vì vậy hiệu trưởng nhà trường cần tập trung triển khai áp dụng các biện pháp nêu trên, để QL HĐDH ở Trường THPT Bình Độ.có chất lượng và hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Để phục sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường nói chung và nhà trường THPT nói riêng đã trở thành một vấn đề cấp thiết được toàn ngành giáo dục và cả xã hội quan tâm. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người Việt Nam, nhà trường THPT cần tập trung giúp HS củng cố hệ thống kiến thức đã học ở bậc trung học cơ sở, hồn thiện học vấn phổ thơng, hình thành những kĩ năng, có những hiểu biết cơ bản về kĩ thuật và hướng nghiệp, tạo điều kiện cho HS tiếp tục học lên cao hoặc tham gia vào lao động sản xuất. Để thực hiện được mục tiêu đó, CBQL, GV và HS Trường THPT Bình Độ tỉnh Lạng Sơn đã có nhận thức khá đầy đủ và tích cực về vai trị, ý nghĩa, chức năng, nhiệm vụ của việc vận dụng các biện pháp QL HĐDH vào thực tiễn dạy học trong Nhà trường.

Về lý luận:

Trong luận văn này tác giả đã nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý, QLGD, quản lý nhà trường, quản lý HĐDH một cách có hệ thống. Đồng thời, đề tài đã tập trung nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý HĐDH ở Trường THPT Bình Độ tỉnh Lạng Sơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học dưới góc nhìn của người hiệu trưởng nhà trường.

Việc nghiên cứu lý luận đầy đủ và hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng về quản lý HĐDH của Nhà trường. Từ đó đề ra một số biện pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý qua đó nâng cao chất lượng dạy học.

Về thực trạng:

Trong luận văn này tác giả đã thực hiện khảo sát để có nhận định, đánh giá khá đầy đủ về thực trạng công tác quản lý HĐDH của hiệu trưởng. Tác

giả đã tiến hành thu thập dữ liệu qua phiếu khảo sát ý kiến của cả CBQL, GV và HS về các vấn đề liên quan. Số liệu thu được từ các phiếu này được tổng hợp, xử lý chính xác đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy.

Kết quả khảo sát và xử lý dữ liệu đã cho thấy sự nỗ lực và những kết quả mà Trường THPT Bình Độ tỉnh Lạng Sơn đã đạt được trong quá trình quản lý HĐDH thời gian qua. Nhà trường đã xây dựng được hệ thống các biện pháp tích cực chỉ đạo hoạt động chuyên môn, song trong công tác QL cũng bộc lộ thiếu sót, nhược điểm, có những nội dung chưa có được những biện pháp QL cụ thể hoặc có biện pháp QL nhưng hiệu quả thấp. Tác giả đã tập trung tìm hiểu, xác định nguyên nhân và những vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác QL của hiệu trưởng Nhà trường.

Đề xuất các biện pháp quản lý

Căn cứ vào các cơ sở lý luận và thực trạng đã được nghiên cứu, tác giả mạnh dạn đề xuất 3 nhóm biện pháp QL HĐDH đồng bộ như sau:

- Nhóm biện pháp QL hoạt động giảng dạy của GV.

- Nhóm biện pháp QL hoạt động học tập của HS.

- Nhóm biện pháp QL việc sử dụng CSVC, trang thiết bị, phưong tiện – kỹ thuật phục vụ HĐDH.

Mỗi nhóm gồm nhiều biện pháp khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu là quản lý HĐDH để nâng cao chất lượng dạy học. Các biện pháp này là sự vận dụng lý luận của khoa học QL và các kinh nghiệm của bản thân tác giả vào thực tế của Nhà trường. Tác giả cũng đã tiến hành xin ý kiến của các CBQL và GV có kinh nghiệm của Trường về các biện pháp trên. Kết quả khảo sát đã chứng tỏ được mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Trong luận văn này giả thiết khoa học đã được chứng minh. Tuy nhiên, các kết quả cũng như biện pháp chúng tôi nêu trên cũng mới là sản phẩm của những nghiên cứu bước đầu nên chắc chắn vẫn cịn những thiếu sót và cần

được tiếp tục xem xét ở mức độ sâu hơn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành, cởi mở của các thầy, cô, các chuyên gia QLGD, các đồng nghiệp tại Trường THPT Bình Độ và các cơ sở đào tạo khác để luận văn được tiếp tục hoàn thiện.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Tiếp tục tăng cường nghiên cứu, phổ biến ứng dụng các vấn đề về khoa học giáo dục, phục vụ cho việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường phổ thông.

Tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt đối với các nhà trường để thực hiện đẩy mạnh và nhân rộng các PPDH tích cực.

Xây dựng, triển khai thêm các chương trình, dự án nhằm bồi dưỡng năng lực giảng dạy theo hướng tích cực cho đội ngũ GV cốt cán cấp tỉnh.

Đẩy mạnh các dự án cung cấp trang thiết bị dạy học, xây dựng, nâng cấp hệ thống CSVC cho các nhà trường phổ thông, đặc biệt là các trường ở vùng khó khăn.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT Lạng Sơn

Tổ chức định kì, thường xuyên các hoạt động tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm QL nhà trường, QL dạy học cho đội ngũ hiệu trưởng và CBQL giữa các đơn vị trong tỉnh và ngồi tỉnh.

Tăng cường cơng tác bồi dưỡng, tập huấn giúp GV nâng cao năng lực giảng dạy, đặc biệt là khả năng vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, kĩ năng khai thác sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại … giúp GV nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy.

Có chính sách ưu tiên trong cơng tác học tập, đào tạo nâng cao trình độ lên trên chuẩn đối với các đơn vị trường học trong khu vực khó khăn, tạo điều kiện cho GV có thời gian và cơ hội được đi đào tạo sau đại học.

Cân đối, bổ sung nguồn ngân sách, tạo điều kiện cho nhà trường có thể trang bị thêm về CSVC và phương tiện, thiết bị dạy học.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chun mơn đối với các nhà trường, qua đó có định hướng, tác động giúp Nhà trường chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động chun mơn có hiệu quả hơn.

2.3. Đối với Hiệu trưởng Trường THPT Bình Độ

Tăng cường công tác lãnh đạo của Chi bộ Đảng, xây dựng và thực hiện tốt quy chế hoạt động của Nhà trường và các quy chế phối hợp giữa các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng ở trường trung học phổ thông bình độ tỉnh lạng sơn (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)