Kết quả khảo sát học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chuyên đề hệ phương trình bậc nhất ba ẩn ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 29 - 34)

90% 28%

8%

Năng lực giải hệ bằng máy tính

Năng lực giải hệ bằng phương pháp khác Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

Tiểu kết chƣơng 1

Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu: Khái niệm và cấu trúc năng lực; Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn; Quan niệm về năng lực giải quyết vấn đề; Ưu, nhược điểm và những lưu ý trong dạy học giải quyết vấn đề; Quan niệm về giải quyết vấn đề thực tiễn.

Cơ sở thực tiễn về dạy học chuyên đề hệ phương trình bậc nhất ba ẩn trong chương trình mơn Tốn lớp 10 dựa trên phiếu khảo sát giáo viên và học sinh. Kết quả cho thấy: Đa số học sinh đã có kỹ năng giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng máy tính bỏ túi, tuy nhiên cũng cịn một số em bị nhầm lẫn khi về dấu; Nhiều học sinh đã biết giải hệ phương trình bằng phương pháp thế hoặc cộng đại số; Chỉ có một số ít học sinh có năng lực giải quyết vấn đề từ thực tiễn.

Trên cơ sở đó trong chương II của luận văn tôi sẽ đề ra các biện pháp rèn luyện kĩ năng giải hệ phương trình cho học sinh lớp 10 thông qua hệ thống các bài tập đa dạng và phong phú.

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC NỘI DUNG HỆ PHƢƠNG TRÌNH BẬC NHẤT BA ẨN THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1. Định hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 trong dạy học hệ phƣơng trình bậc nhất ba ẩn

Từ các nghiên cứu lý luận đã cho thấy tầm quan trọng của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Nội dung của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn có liên hệ rất nhiều với các bài tốn thực tiễn, vì vậy chúng ta đi sâu vào khai thác phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các bài tốn thực tiễn.

Từ đó biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 trong dạy học hệ phương trình bậc nhất ba ẩn cần được thực hiện theo các định hướng sau:

- Định hướng 1: Đảm bảo sự phù hợp với năng lực và vốn kiến thức của học sinh để tạo cơ hội cho học sinh thực hiện. Định hướng này nhằm phát huy tinh thần tự giác, tích cực và nâng cao hứng thú của học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động học tập.

- Định hướng 2: Các biện pháp phải tác động tới các yếu tố của năng lực giải quyết vấn đề, phù hợp với nhu cầu đổi mới và mục đích của giáo dục hiện nay. Nhiệm vụ của đổi mới giáo dục chú trọng tới gắn liền các yếu tố thực tiễn với các năng lực phát triển, đồng thời chú trọng tới vấn đề liên môn. - Định hướng 3: Đảm bảo phù hợp với nền tảng tri thức sách giáo khoa hiện hành và có tính khả thi, thông qua các biện pháp, học sinh phát triển được năng lực giải quyết vấn đề, đồng thời trang bị được các kiến thức kĩ năng để phát triển toàn diện.

- Định hướng 4: Đảm bảo tính liên hệ, gần gũi thiết thực với thực tiễn, giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các bài toán gắn với thực tiễn phù hợp với nội dung kiến thức kĩ năng.

Dưới đây là bốn biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 trong dạy học hệ phương trình bậc nhất ba ẩn. Mỗi biện pháp đều có cơ sở và mục đích rõ ràng, cùng với các biện pháp thực hiện được minh họa qua những ví dụ cụ thể.

2.2. Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học hệ phƣơng trình bậc nhất ba ẩn trong dạy học hệ phƣơng trình bậc nhất ba ẩn

2.2.1. Biện pháp 1. Sưu tầm, chọn lọc các vấn đề vào thực tiễn dẫn tới việc giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn để gợi động cơ hứng thú cho học sinh giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn để gợi động cơ hứng thú cho học sinh trong giờ học

a) Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp học sinh tạo ra động lực trong học tập, tiến hành các hoạt động học một cách có hiệu quả hơn. Gợi động cơ hứng thú cho học sinh trong giờ học có vai trị truyền cảm hứng và kích thích thái độ tích cực của học sinh đối với mơn học.

Theo [7] “Học chỉ có thể hiệu quả khi người học tìm thấy niềm vui, sự

hào hứng khi học và khi họ chìm đắm trong hoạt động nhận thức, sự đam mê học tập sẽ phát triển”. Biện pháp này, không chỉ tạo động cơ hứng thú giúp

tạo ra động lực học tập, giúp học sinh tiến hành các hoạt động học một cách hiệu quả mà cịn làm tích cực hóa các q trình tâm lý của học sinh như tư duy, sự chú ý, tri giác, tưởng tưởng,…

Giáo viên xây dựng cho học sinh động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh học tập một cách tích cực, hứng thú, say mê. Do vậy, nghiên cứu để chọn lọc các vấn đề vào thực tiễn xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho người học là rất cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong quá trình dạy học.

b) Cơ sở của biện pháp

Hứng thú trong học tập giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập và tính tích cực của tư duy. Trong [5], Cô-va-li-ốp đã đưa ra khái niệm về hứng thú: “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối

tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”.

Do đó hứng thú chính là phản ánh của cá nhân đối với một chủ thể khách quan, có ý nghĩa về mặt tư duy, nhận thức về tinh thần. Hứng thú giúp chủ thể nâng cao tinh thần và nhận thức đối với công việc, giúp việc thực hiện công việc trở nên dễ dàng và có hiệu quả cao hơn. Nên việc chọn lọc các vấn đề trong thực tiễn để tạo hứng thú cho người học là một nhiệm vụ quan trọng.

c) Cách thức thực hiện biện pháp

Chọn lọc các vấn đề vào thực tiễn thực chất là việc sử dụng các kiến thức Toán học để làm cơng cụ giải quyết các bài tốn trong thực tiễn. Để xây dựng các vấn đề thực tiễn gợi động cơ hứng thú cho học sinh, giáo viên cần thực hiện như sau:

Bước 1: Giáo viên thiết kế tình huống chứa đựng vấn đề từ các bài toán

thực tế, gợi động cơ hứng thú cho học sinh ham muốn tìm hiểu cách giải quyết.

Bước 2: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu và nhận biết vấn đề, phân tích làm rõ ý nghĩa của việc hiểu các thơng tin với việc tìm ra cách giải.

Bước 3: Giáo viên tổ chức hướng dẫn và tập luyện cho học sinh chuyển

đổi bài toán thực tế sang ngơn ngữ tốn học. Dùng cơng cụ tốn học giải quyết bài toán.

Bước 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh chuyển kết quả trong mơ hình

Bước 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu về các bước giải quyết vấn

đề và tình huống sử dụng, từ đó có thể giải quyết các bài tốn thực tế khác. Việc chọn lọc các vấn đề vào thực tiễn để gợi động cơ hứng thú không phải chỉ dùng để gợi động cơ mở đầu mà có thể dùng xuyên suốt nội dung học. Quy trình này có thể tóm tắt theo ba giai đoạn chính là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chuyên đề hệ phương trình bậc nhất ba ẩn ở lớp 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh (Trang 29 - 34)