Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạyhọc môn tiếng Anh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông quận lê chân thành phố hải phòng (Trang 92)

3.1.3 .Nguyên tắc tính hiệu quả

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạyhọc môn tiếng An hở các trƣờng

3.2.6. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạyhọc môn tiếng Anh

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Trong thời đại ngày nay, tri thức của loài ngƣời phát triển với tốc độ vô cùng mạnh mẽ. Đứng đầu khối lƣợng tri thức khổng lồ, nếu không phƣơng pháp lĩnh hội tiếp cận khoa học thì con ngƣời sẽ trở lên lạc hậu. Trong trƣờng học cũng vậy, nếu khơng có phƣơng pháp dạy học phù hợp thời đại thì giáo dục chúng ta sẽ trở lên lạc hậu so với giáo dục các nƣớc khác. Vì vậy đổi mới phƣơng pháp dạy học là yêu cầu tất yếu của giáo dục.

Đổi mới phƣơng pháp dạy học là nhằm cung cấp cho HS cách tiếp cận, chủ động xử lý những tri thức của nhân loại, giúp cho ngƣời học linh hoạt, hòa nhập với cuộc sống của thế giới hiện đại.

Trong quản lý đổi mới chƣơng trình THPT, ngƣời Hiệu trƣởng cần thể hiện vai trò trong quản lý mục tiêu, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục, thiết bị giáo dục và đánh giá trong giáo dục một cách đồng bộ và toàn diện.(13,tr.12)

3.2.6.2. Nội dung và cách thức tiến hành

+ Nội dung

Đổi mới phƣơng pháp dạy học là đặt HS vào trung tâm của quá trình dạy học. Ngƣời GV phải tạo điều kiện cho HS tự lĩnh hội một cách tích cực, sáng tạo những kiến thức. HS khơng chỉ thụ động nghe giảng, ghi chép những gì thầy cô truyền tải cho mà GV phải tạo ra cho HS nhu cầu muốn tìm tịi hiểu biết, tự học, tự rèn luyện.

Trong mỗi phƣơng pháp dạy học môn tiếng Anh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có vai trị to lớn trong việc nâng cao chất lƣợng vì: “Quản lý trƣờng THPT hiện nay cần theo hƣớng tăng cƣờng ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào các hoạt động

quản lý giáo dục của nhà trƣờng. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc ứng dụng công nghệ trong việc thiết lập, sử dụng phƣơng tiện dạy học hiện đại để đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học” (13, tr.15)

Ngƣời Hiệu trƣởng phải làm cho tập thể GV nhận thức đúng vai trò và sự cấp thiết của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học và đƣa công nghệ thông tin vào giờ dạy qua các buổi họp triển khai các văn bản về đổi mới phƣơng pháp dạy học của Bộ giáo dục và đào tạo , Sở giáo dục - đào tạo, qua các cuộc hội thảo theo chuyên đề về việc cần thiết phải đổi mới phƣơng pháp dạy học ở tổ chun mơn. Tổ chức q trình dạy học phải hƣớng tới 4 mục tiêu kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Nhiều khi khó tách bạch việc dạy nghe ra khỏi dạy nói, đọc, viết và tƣơng tự với các kỹ năng cịn lại, bởi lẽ, khi nghe thì phải nói lên điều mình nghe thấy, nếu nghe theo định hƣớng thì phải đọc hƣớng dẫn và nhiều khi phải viết kết quả nghe đƣợc. Tuy nhiên, khi rèn kỹ năng, tùy theo loại kỹ năng định rèn, có thể lấy đó làm trọng tâm.

* Kỹ năng nghe

Mục tiêu đề ra là “nghe hiểu các đối thoại đơn giản trong và ngoài lớp học: Nghe hiểu ý chính, các thơng tin đơn giản trong đời sống xã hội thông thƣờng”. Vậy, nội dung các bài nghe phải tập trung vào các đối thoại và các thông tin đơn giản trong đời sống xã hội thông thƣờng.

Hiện nay, kiểu luyện nghe chủ yếu trong các giờ học tiếng Anh là nghe các đoạn băng có sẵn trong các giáo trình. Kiểu luyện nghe này đơn điệu, không hiệu quả. Lớp học đông chỉ với một chiếc cassette và băng sao đi chép lại thì khơng thể đảm bảo chất lƣợng bài nghe. Nhiều khi bài nghe chỉ nghe lấy lệ, nghe đƣợc thì nghe khơng nghe đƣợc thì thơi. Để giúp HS nghe tốt, một số việc sau nên đƣợc làm:

- Đa dạng hình thức bài nghe, có thể nghe băng, nghe đĩa, nghe thông qua xem video, nghe thầy/cô, nghe các bạn: nghe cả lớp, nghe theo nhóm, nghe theo cặp… Hình thức càng phong phú càng dễ lơi cuốn HS. Bài giảng phải đảm bảo rõ ràng về mặt âm lƣợng, phát âm.

- Nội dung bài nghe phải gần gũi với ngƣời học, xoay quanh các chủ đề ngƣời nghe cần đạt tới, đảm bảo ngƣời nghe lúc nào cũng ở trong “tầm với gần” nghĩa là phần có thể hiểu đƣợc là 80%, phần “phỏng đốn” chỉ 20%. Tránh tình trạng bài nghe quá nhiều từ mới, vấn đề xa lạ với ngƣời học.

- Khi cho HS luyện nghe, GV nên định hƣớng thơng tin chính của bài nghe để HS tập trung vào đó thơng qua hình thức ra câu hỏi trƣớc khi nghe; sau khi nghe có kiểm tra kết quả nghe của HS dựa trên phần yêu cầu đề ra trƣớc đó. Câu hỏi định hƣớng cũng nên phong phú: nghe tóm tắt từng đoạn, nghe điền từ vào chỗ trống, nghe chọn đáp án đúng/sai, nghe ghi.

- Một số HS có thể nghe tốt hơn những em khác. GV nên khích lệ để những em nghe yếu khơng nản chí. Thỉnh thoảng có thể ra những bài nghe đơn giản một chút để những em này cảm thấy tự tin hơn.

- Một điều hết sức quan trọng là sự tƣơng hỗ giữa phát âm và khả năng nghe. Các em phát âm chuẩn thì thƣờng nghe tốt hơn những em phát âm không chuẩn. Ngƣợc lại, việc nghe cũng giúp các em hoàn thiện phát âm của mình. GV nên chú ý rèn phát âm cho HS nhằm nâng cao khả năng nghe cho các em.

* Kỹ năng nói

Mục tiêu đề ra là “Có thể tham gia các đối thoại đơn giản trong và ngồi lớp học; Có thể bày tỏ ý kiến một cách hạn chế về các vấn đề văn hóa, xã hội”. Muốn đạt đƣợc mục tiêu này, ngƣời GV có thể làm một số việc sau:

- Tạo cơ hội “nói” cho HS thơng qua các hoạt động trong và ngoài lớp học. Ở trong lớp, HS có thể nói thơng qua các hoạt động nhƣ: Vấn đáp giữa GV

và HS, thảo luận nhóm, đóng vai, nghiên cứu từng trƣờng hợp, định kỳ trình bày về một chủ đề tự chọn nào đó… Ngồi lớp học, các em có thể nói tiếng Anh thơng qua các hoạt động đồn thể nhƣ: Câu lạc bộ tiếng Anh, phát động phong trào nói tiếng Anh.

- Các chủ đề luyện nói cho HS phải xoay quanh những chủ đề nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra, không xa lạ khơng q khó đối với HS.

- Trong giờ học càng nhiều ngƣời có thể nói đƣợc càng tốt. Để đạt đƣợc điều này nên chia nhỏ lớp, mỗi nhóm sẽ chịu sự quản lý, hƣớng dẫn của một GV hay một bạn nói tốt trong lớp (trong trƣờng hợp khơng thể bố tri nhiều GV đến dạy cùng một buổi). Tuy nhiên, để lớp khỏi bị phân tán và có thể học hỏi lẫn nhau mà lại có tính thi đua, các nhóm nên thảo luận các chủ đề lệch nhau sau đó chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình với các nhóm cịn lại.

- Để nói đƣợc tiếng Anh, chỉ nói ở trên lớp thơi là chƣa đủ, HS cần phải có thói quen nói tiếng Anh ở ngồi lớp học. GV có thể giao nhiệm vụ về nhà cho các em bằng cách: phân công mấy em một nhóm tự tìm tài liệu rồi cuối tuần/tháng trình bày trƣớc lớp về một chủ đề nào đó, ngƣời trình bày sẽ đƣợc chỉ định bất kỳ. Muốn trình bày đƣợc trên lớp, các em phải hợp tác với nhau, tập hợp, lựa chọn tài liệu rồi tập nói cho nhau nghe nhiều lần. Nếu dƣợc giao nhiệm vụ cụ thể, có thời hạn rõ ràng các em sẽ làm việc hăng say hơn là chỉ đƣợc bảo về nhà phải tập nói nhiều.

* Kỹ năng đọc

Mục tiêu đối với kỹ năng đọc là : “Đọc hiểu nội dung chính các tài liệu phổ thông liên quan đến các vấn đề văn hóa, xã hội quen thuộc”.

Trong các mục tiêu về 4 kỹ năng, mục tiêu này có lẽ dễ thực hiện nhất vì kỹ năng đọc là dễ nhất so với 3 kỹ năng kia. Tuy vậy, dễ cũng khơng có nghĩa là

khơng cần phƣơng pháp. Để việc dạy học đọc có hiệu quả, hoạt động này nên đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Đối với những bài học mục tiêu là nâng cao vốn từ, nên phát tài liệu đọc cho HS để các em nghiên cứu trƣớc ở nhà, vừa tiết kiệm đƣợc thời gian trên lớp, vừa có thời gian cho các em suy nghĩ, tra từ điển, làm các bài tập kiểm tra xem mình có hiểu đúng nội dung của bài đọc hay khơng. Sau đó trên lớp GV cùng HS kiểm tra lại một lần nữa kết quả bài đọc HS đã chuẩn bị trƣớc này.

- Chủ đề các bài đọc bổ trợ nên theo sát các chủ đề bài học trên lớp để các em tận dụng vốn từ vừa học của mình.

- Nên đa dạng hóa hình thứ luyện đọc để tránh nhàm chán. Ví dụ: đọc cá nhân, đọc theo cặp, đọc theo nhóm: đọc trả lới câu hỏi, đọc kể lại, đọc cho bạn chép…

* Kỹ năng viết

Mục tiêu đối với kỹ năng này là: “Có thể viết các đoạn văn ngắn, đơn giản về các chủ đề quen thuộc phù hợp với sự hiểu biết của ngƣời học”. Để đạt đƣợc mục tiêu này có thể tiến hành một số biện pháp sau:

- Tƣơng tự nhƣ đối với kỹ năng đọc, trên lớp GV chỉ hƣớng dẫn cho các em lý thuyết cách trình bày một bài viết, sau đó về nhà các em tự viết, đến hạn mang nộp để GV chấm điểm và góp ý.

- Giới thiệu cho các em các bài văn mẫu để các em tham khảo.

- Hiện nay trên mạng Internet có các trang web dạy viết khá hiệu quả. Các GV có thể giới thiệu những địa chỉ này cho HS để các em tham khảo nếu có điều kiện.

Phát triển khả năng giao tiếp thì các kỹ năng nghe – nói - đọc – viết đan xen lẫn nhau, không thể tách riêng biệt. để việc dạy học trên lớp đạt hiệu quả tối ƣu, phải thực hiện các nguyên tắc sau đây: HS phải là tâm điểm của quá trình

dạy học. GV khơng dạy cái mình biết, mà dạy cái HS cần biết. GV và HS luôn ý thức biến quá trình đào tạo thành q trình tự đào tạo, nghĩa là GV khơng truyền đạt tri thức theo kiểu một chiều khiến HS hình thành thói quen thụ động, mà ngƣợc lại, GV phát huy năng lực tự học, tự khám phá cho HS. Nếu nhƣ với phƣơng pháp dạy học truyền thống lấy thầy là trung tâm, phƣơng pháp dạy học chủ đạo là thuyết trình, thay vào đó là thảo luận nhóm, nghiên cứu từng trƣờng hợp, báo cáo kết quả nghiên cứu…. Làm sao trong một giờ học hoạt động của trò phải chiếm phần lớn thời gian so với hoạt động của thầy.

+ Cách thức tiến hành

Phổ biến và biên soạn các tài liệu hƣớng dẫn giảng dạy, soạn giáo án thể hiện đƣợc phƣơng pháp dạy học mới.

Nghiên cứu một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến rộng rãi đến GV, giúp họ có ý thức và cách thức đổi mới phƣơng pháp giảng dạy sao cho đạt đƣợc hiệu quả cao nhất ở mỗi lớp.

Yêu cầu và hƣớng dẫn các tổ chuyên môn nghiên cứu, trao đổi và thống nhất phƣơng pháp dạy một số bài hay, bài khó trong chƣơng trình tích cực soạn giảng và báo cáo các chuyên về. Mời các chuyên gia về phƣơng pháp giảng dạy đến dự, truyền đạt kinh nghiệm và góp ý kiến xây dựng.

Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học và áp dụng có hiệu quả các phƣơng tiện kỹ thuật – công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy. Tránh tình trạng “dạy chay” và việc sử dụng tùy tiện các phƣơng tiện, đồ dùng dạy học. Vì điều đó khơng những khơng đem lại hiệu quả nâng cao tính tích cực hóa q trình nhận thức và phát triển năng lực sáng tạo của HS chuyên, mà còn làm lãng phí thời gian, nguyên vật liệu và phá vỡ cấu trúc của quá trình dạy học..

Động viên,khuyến khích các thành viên trong các tổ chuyên môn tự làm thêm các đồ dùng dạy học mới, viết và báo cáo các sáng kiến, kinh nghiệm.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Bản thân ngƣời Hiệu trƣởng và mỗi GV tiếng Anh phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của HS, tiếp cận với cơng nghệ hiện đại.

Mỗi GV phải tự mình học hỏi để đổi mới phƣơng pháp dạy học và biết sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại cho phục vụ bài dạy.

Hiệu trƣởng có quy định động viên, khen thƣởng những cá nhân tích cực trong phong trào đổi mới phƣơng pháp dạy học và sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại.

3.2.7. Đảm bảo CSVC phục vụ cho hoạt động dạy và học môn tiếng Anh

3.2.7.1. Mục tiêu biện pháp

Cơ sở vật chất trong trƣờng học là thành tố khơng thể thiếu trong q trình dạy học và giáo dục. Sử dụng cơ sở vật chất, nhất là các trang thiết bị dạy học hiện đại vừa là yêu cầu, vừa là biện pháp góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lƣợng dạy học, tạo điều kiện cho HS phát huy đƣợc năng lực tƣ duy, khả năng sáng tạo trong học tập và nhanh chóng thích hợp với nền kinh tế thị trƣờng của xã hội.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Khoa học – công nghệ – kỹ thuật thông tin hiện đại phát triển đến chóng mặt. GV và HS nâng cao sự hiểu biết để cập nhập kiến thức , thông tin và khả năng sử dụng các phƣơng tiện tiên tiến, hiện đại vào giảng dạy, học tập. Biện pháp này là rất cần thiết vì nó tạo điều kiện để nhà trƣờng nâng cao chất lƣợng dạy học, đạt đƣợc mục tiêu giáo dục toàn diện của các trƣờng THPT

3.2.7.2. Nội dung và cách thức tiến hành

CSVC, thiết bị dạy học là thành tố quan trọng trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học. Việc đảm bảo các điều kiện vật chất cho giảng dạy, nghiên cứu, học tạp của GV và HS có vai trị quan trọng trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm chuyển tải nội dung, kiến thức có hiệu quả hơn. Vì vậy GV cần sự hỗ trợ đắc lực của các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học. Các nhà QL cần thấy rõ vai trò của các điều kiện vật chất đảm bảo cho việc dạy và họ đƣợc tiến hành thuận lợi, có chất lƣợng hiệu quả để có kế hoạch đầu tƣ thích đáng cho lĩnh vực này.

+ Cách thức tiến hành

Nhà trƣờng cần phải đầu tƣ trang thiết bị hiện đại. Thay thế, sửa chữa các trang thiết bị lạc hậu, đã hỏng theo yêu cầu chính đáng của GV và HS.

Ngƣời Hiệu trƣởng phải nhận thức rõ và quán triệt cho GV môn tiếng Anh những lợi ích và sự cấp thiết sử dụng trang thiết bị dạy học trong mỗi giờ dạy.

Chỉ đạo GV chủ động sáng tạo trong việc tạo ra các đồ dùng dạy học cho mình. Tổ chức các cuộc thi về đồ dùng dạy học cấp trƣờng, cấp quận, cấp thành phố.

Khuyến khích sử dụng có hiệu quả các phƣơng tiện dạy học đã đƣợc trang bị sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại làm cho bài giảng sinh động, tiết kiệm thời gian.

Chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ việc quản lý, sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện có, đảm bảo nguyên tắc: Sử dụng đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng một cách khoa học.

Thƣờng xuyên trƣng cầu ý kiến GV tiếng Anh và tổ chuyên môn về mua sắm sách tham khảo, các đồ dùng cần thiết cho môn học.

Bồi dƣỡng kinh nghiệm, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách thiết bị về công tác quản lý cơ sở vật chất và sử dụng phƣơng tiện kỹ thuật tiên tiến và giảng dạy.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện

Nhà trƣờng cần sử dụng đúng, đủ, hợp lý các nguồn ngân sách chi cho CSVC. Phát huy các nguồn lực hỗ trợ cho CSVC nhà trƣờng bằng nguồn xã hội hóa giáo dục.

Xây dựng nội quy sử dụng bảo quản CSVC một cách có hiệu quả.

Mỗi cán bộ quản lý đặc biệt là mỗi GV phải nhận thức đƣợc tầm quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở các trường trung học phổ thông quận lê chân thành phố hải phòng (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)