Kiến trúc mạng WDM-PON

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG OFDM TRONG MẠNG TRUY NHẬP QUANG THẾ HỆ SAU (Trang 35 - 37)

Giải pháp WDM yêu cầu một bộ thu điều khiển được hoặc là một mảng bộ thu ở OLT để nhận các kênh khác nhau. Thậm chí nhiều vấn đề khó khăn cho các nhà khai thác mạng là kiểm kê từng bước sóng của ONU: thay vì chỉ có một loại ONU, thì có nhiều loại ONU dựa trên các bước sóng Laser của nó. Mỗi ONU sẽ sử dụng một laser hẹp và độ rộng phổ điều khiển được cho nên rất đắt tiền. Mặc khác, nếu một bước sóng bị sai lệch sẽ gây ra nhiễu cho các ONU khác trong mạng PON. Việc sử dụng Laser điều khiển được có thể khắc phục được vấn đề này nhưng q đắt cho cơng nghệ hiện tại. Với những khó khăn như vậy thì WDM khơng phải là giải pháp tốt cho mơi trường hiện nay.

Ưu điểm chính của WDM-PON là nó khả năng cung cấp các dịch vụ dữ liệu theo các cấu trúc khác nhau (DS1/E1/DS3, 10/100/1000Base Ethernet) tùy theo yêu cầu về băng thông của khách hàng. Tuy nhiên, nhược điểm chính của WDM-PON là chi phí khá lớn cho các linh kiện quang để sản xuất bộ lọc ở những bước sóng khác nhau. WDM- PON cũng được triển khai kết hợp với các giao thức TDMA PON để cải thiện băng thông truyền tin. WDM-PON được phát triển mạnh ở Hàn Quốc.

SVTH: Nguyễn Tiến Hiệp Trang 24

2.3.3. CDM

Ghép kênh phân chia theo mã CDM cung cấp phương thức khác cho ghép kênh dữ liệu. Đa truy nhập phân chia theo mã CDMA sử dụng công nghệ CDM để phân xử việc truy cập kênh giữa nhiều node mạng trong cùng một kiểu phân bố. Ghép kênh phân chia theo mã quang OCDM là một công nghệ hứa hẹn, cung cấp việc truy nhập ngẫu nhiên đến toàn bộ băng thơng cùng với nhiều lợi ích khác như điều khiển mạng đơn giản, tính bảo mật được nâng cao, và tăng tính linh động. OCDM giải quyết việc nâng cấp dung lượng bằng cách thêm một số mã cơ sở cho hệ thống FTTH. Trong phân này, ta sẽ xem xét các kỹ thuật cho mạng quang dựa trên OCDM/OCDMA.

Trong một hệ thống OCDM, mỗi kênh được phân biệt bởi một mã quang riêng. Quá trình mã hóa quang học sẽ chuyển đổi từng bit dữ liệu trược khi truyền trong khi phía giải mã sẽ thực hiện ngược lại nhằm khơi phục lại tín hiệu gốc như ban đầu.

Do khơng gian mã hóa hạn chế, kỹ thuật mã hóa quang một chiều khơng liên tục (cả trong miền thời gian và tần số) không khả thu cho các mạng truy nhập trong tương lai, mạng mà được yêu cầu phải hỗ trợ số lượng lớn người dùng cuối. Cả kỹ thuật mã hóa 2 chiều và 3 chiều đều yêu cầu nhiều miền để nhận biết các mã quang. Vì thế, thật là khó khăn để có thể nâng cấp dung lượng một cách dễ dàng cho mạng truy nhập nơi các bộ mã hóa/giải mã 2 chiều hoặc 3 chiều được sử dụng.

Giải pháp về OCDM có thể bao gồm một bộ chia thụ động đặt tại các node điều khiển. OCDM-PON sử dụng giao thức cây với các bộ chia thụ động được cho như hình 2.4. Số lượng tối đa người sử dụng có thể được hỗ trợ trong cấu hình này bị giới hạn do suy hao chèn cao của bộ chia công suất. Khơng gian mã hóa khơng thể hồn tồn được sử dụng.

Một cách khác là giới thiệu tách mã tại các node điều khiển. Với lan truyền thời gian kết hợp (TS)-OCDM, bộ mã hóa/giải mã (E/D) OCDM đa cổng có chức năng đặc biệt là đồng thời xử lý tại nhiều thời điểm trải phổ đa mã quang với chỉ một thiết bị. Như hình 2.5 đã chỉ ra, nó sẽ là một thiết bị tiềm năng nếu được sử dụng trong OLT của mạng OCDM để giảm số lượng các bộ mã hóa/ giải mã.

Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương II: Mạng truy nhập quang thế hệ sau

SVTH: Nguyễn Tiến Hiệp Trang 25

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG OFDM TRONG MẠNG TRUY NHẬP QUANG THẾ HỆ SAU (Trang 35 - 37)