Cải thiện vùng phủ sóng WIMAX thơng qua việc triển khai các RAU

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG OFDM TRONG MẠNG TRUY NHẬP QUANG THẾ HỆ SAU (Trang 53 - 54)

Hệ thống RoF phải có khả năng tạo ra các sóng vơ tuyến và cho phép truyền dẫn một cách đáng tin cậy qua đường truyền sợi quang. Trong các kỹ thuật khác nhau, kỹ thuật ghép sóng quang được sử dụng. Nguyên lý của kỹ thuật này dựa trên việc tạo ra các hài sóng bằng phương pháp điều chế trực tiếp đi qua bộ lọc thông dải BPF, như giao thoa kế Mach-Zehnder, và một BPF để chọn được hài mong muốn tại các node đầu xa.

Tín hiệu trong hệ thống RoF bị suy yếu bởi tán sắc đa mode (khi MMF được sử dụng) hoặc tán sắc sắc thể (khi sử dụng SMF), sự khơng hồn hảo của các thành phần tại BS, và fading đa đường. Trong hệ thống RoF, các nhà thiết kế hệ thống đã giải quyết không chỉ với fading đa đường mà còn với các hiệu ứng tán sắc trong sợi quang. Bằng cách sử dụng kỹ thuật OFDM, ta có thể khắc phục được tán sắc trong sợi quang nếu khoảng bảo vệ của tín hiệu dài hơn tổng trải trễ. Trong mạng vơ tuyến, số lượng các sóng mang OFDM được chọn phải có băng thơng của mỗi sóng mang nhỏ hơn băng thông trực tiếp của kênh vô tuyến để đảm bảo mỗi sóng mang con chịu ảnh hưởng của fading phẳng. Người ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của CP đến tán sắc đa mode trong mạng LAN không dây sử dụng cả tần số 5Ghz và 60Ghz, quan sát trường hợp xấu nhất trên kênh fading Rayleigh vô tuyến (không LOS) với trải trễ 250ns và CP được thiết lập chuẩn là 800ns. Như kỳ vọng, nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống 60Ghz nhạy cảm với tán sắc đa mode hơn hệ thống 5Ghz. Miễn là CP dài hơn tổng trải trễ do tán sắc đa mode và fading kênh vô tuyến đa đường, hiệu năng của cả hai hệ thống đều không bị ảnh hướng.

SVTH: Nguyễn Tiến Hiệp Trang 42

3.2.2. OFDM trong mạng quang thụ động

OFDM là ứng viên tuyệt vời để sử dụng trong mạng quang thụ động. Hiện nay, PON đang được triển khai để thay thế cáp thông thường trong mạng truy nhập. Với việc sợi quang được sử dụng như một phương tiện truyền dẫn, PON có thể cung cấp băng thông nhiều hơn trong khi vẫn hỗ trợ nhiều dịch vụ truyền thơng. PON có sức hấp dẫn trong cả công nghiệp và học thuật. Số lượng các loại PON khác nhau được chuẩn hóa để cung cấp các dịch vụ băng rộng, bao gồm BPON, EPON và GPON.

Một ví dụ về PON được chỉ ra như hình 3.9. Về cơ bản, PON là giao thức điểm – đa điểm. Để tối giản hóa giá thành hệ thống, tất cả các thành phần được sử dụng giữa OLT và ONU là thụ động. Các dịch vụ khác nhau như video, voice, truyền dữ liệu có thể được truyền đến các người dùng cuối. Đường dẫn trong hình là hai chiều. Ví dụ, một hệ thống FiOS sử dụng ba bước sóng khác nhau để cung cấp ba dịch vụ: (1) bước sóng 1310nm cho dữ liệu đường lên với tốc độ 155Mbps hoặc 1.2Gbps khi GPON được sử dụng. (2) 1490nm cho dữ liệu đường xuống với tốc độ 622Mbps hoặc 2.4Gbps với GPON, và (3) 1550 nm cho tín hiệu video RF với băng thơng 870Mhz. Một OLT có thể hỗ trợ được 32 người dùng,

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG OFDM TRONG MẠNG TRUY NHẬP QUANG THẾ HỆ SAU (Trang 53 - 54)