Biểu đồ tín hiệu QPSK

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG OFDM TRONG MẠNG TRUY NHẬP QUANG THẾ HỆ SAU (Trang 49 - 52)

SVTH: Nguyễn Tiến Hiệp Trang 38

3.1.5. Ưu nhược điểm của OFDM

3.1.5.1. Ưu điểm của OFDM

 OFDM tăng hiệu suất sử dụng bằng cách cho phép chồng lấp những sóng mang con.

 Bằng cách chia kênh thông tin ra thành nhiều kênh con fading phẳng băng hẹp, hệ thống OFDM chịu được fading chọn lọc tần số so với các hệ thống đơn sóng mang

 OFDM loại trừ được nhiều xuyên giữa các sóng mang ICI và nhiễu giữa các ký hiệu ISI bằng cách chèn thêm khoảng bảo vệ CP

 Sử dụng việc chèn kênh và mã kênh thích hợp, hệ thống OFDM có thể khơi phục lại được các ký hiệu bị mất do hiện tượng lựa chọn tần số của các kênh

 Sử dụng kỹ thuật DFT để bổ sung vào các chức năng điều chế và giải điều chế nhằm giảm độ phức tạp của OFDM

 OFDM ít chịu ảnh hưởng với khoảng thời gian lấy mẫu hơn so với hệ thống đơn sóng mang

 OFDM chịu đựng tốt với nhiễu xung và nhiễu xuyên kênh kết hợp

3.1.5.2. Nhược điểm

 Ký hiệu OFDM bị nhiễu biên độ với một khoảng động lớn. Vì tất cả các hệ thống thơng tin thực tế đều bị giới hạn công suất, tỷ số PAPR cao là một bất lợi nghiêm trọng của OFDM nếu dùng bộ khuếch đại công suất hoạt động ở miền bão hịa đều khuếch đại tín hiệu OFDM. Nếu tín hiệu OFDM có tỷ số PAPR lớn hơn sẽ gây nên nhiễu xuyên điều chế. Điều này cũng sẽ tăng độ phức tạp của các bộ biến đổi thư tương tự sang số và ngược lại. Việc rút ngắn tín hiệu cũng sẽ làm xuất hiện cả méo nhiễu trong băng lẫn bức xạ ngoài băng.

 OFDM nhạy cả với dịch tần Doppler hơn các hệ thống đơn sóng mang.Vấn đề đồng bộ tần số trong hệ thống OFDM phức tạp hơn hệ thống đơn sóng mang. Dịch tần của OFDM sẽ làm mất đi tính trực giao giữa các sóng mang con và gây nên nhiễu ISI cùng nhiễu ICI.

Đồ án tốt nghiệp Đại học Chương III: Kỹ thuật OFDM

SVTH: Nguyễn Tiến Hiệp Trang 39

3.2. Xu hướng ứng dụng kỹ thuật OFDM vào trong mạng truy nhập quang

3.2.1. OFDM trong hệ thống RoF

Wimax là kỹ thuật cung vơ tuyến cấp một bán kính phủ cho truy nhập băng rộng tốc độ cao có thể so sánh tốc độ dữ liệu với luồng T1, cáp, hay DSL. Wimax cung cấp tốc

độ lên đến 75Mbps với vùng phủ lên tới 30 dặm. Wimax là kỹ các đầu cuối người dùng

có thể được kết nối sử dụng mạng LAN khơng dây, Ethernet trong nhà. Nhóm làm việc chịu trách nhiệm về Wimax là 802.16, mà ban đầu phát triển tiêu chuẩn cho vùng phủ từ 10Ghz đến 66Ghz. Vùng tần số này yêu cầu tầm nhìn thằng LOS giữa anten phát và anten thu. Do yêu cầu các anten này cần đặt tại các vị trí cao nên nhóm đã chuyển sang vùng tần số từ 2Ghz đến 11Ghz, mà không yêu cầu về LOS. Vào năm 2004, chuẩn IEEE 802.16-2004 được đưa ra, trong đó hồn tất việc cố định tần số cho truy nhập không dây. Chuẩn này được biết đến với tên gọi 802.16e.

Để giảm chi phí phát triển và duy trì cho hệ thống Wimax và các mạng không dây khác trong khi vẫn sử dụng ít điện năng tiêu thụ và băng thông rộng, kỹ thuật RoF đã được quan tâm tới như một công nghệ hứa hẹn. Trong hệ thống RoF, sợi quang được sử dụng để phân phối tín hiệu RF từ trạm trung tâm đến các anten điều khiển ở xa. Điểm khác biệt là các sợi đơn mode hay đa mode đều có thể được sử dụng. Các ứng dụng khả thi bao gồm: (1) thiết lập kết nối giữa các trạm chuyển mạch di động MTSO và các BS trong các ô, (2) mở rộng và tăng độ tin cậy bằng các kết nối giữa các trạm BS Wimax và các anten điều khiển xa RAU trong Wimax, (3) mở rộng vùng phủ sóng trong truyền thơng UWB. RoF cũng có thể được sử dụng để loại bỏ bớt các cuộc gọi vào vùng chết

(như trong hầm, hay ở vùng núi cao) trong hệ thống HFC, và trong FTTH. Kỹ thuật RoF

cung cấp nhiều lợi ích với mạng vơ tuyến, như suy hao thấp, băng thông rộng, bảo mật đảm bảo, không chịu ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường, điện năng tiêu thụ thấp, và dễ dàng thiết lập cũng như bảo trì.

Một ví dụ điển hình về kiểu mạng RoF được chỉ ra như hình 3.6. Dữ liệu được đưa đến người dùng cuối được tạo ra từ một CS, đối với một tập các sóng mang con OFDM được gán cho các người dùng cụ thể, được truyền qua sợi quang có sử dụng bộ điều chế Mach-Zehnder, và được chuyển đổi sang miền điện bởi bộ thu quang tại BS. Từ BS, tín hiệu được truyền qua một kênh vô tuyến đến người dùng cuối. Một ví dụ về việc truyền dẫn ở đường xuống được chỉ ra trong hình 3.7.

SVTH: Nguyễn Tiến Hiệp Trang 40

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG OFDM TRONG MẠNG TRUY NHẬP QUANG THẾ HỆ SAU (Trang 49 - 52)