Phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng một số yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất tại đh nông lâm bắc giang (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

2.1.3. Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp dùng những câu hỏi (hoặc bài toán) nhất loạt đặt ra cho một số lớn người nhằm thu được số những ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó.

– Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về mặt định tính và định lượng của các đối tượng cần nghiên cứu. Các tài liệu điều tra được là những thông tin quan trọng về đối tượng cần cho quá trình nghiên cứu và là căn cứ quan trọng để đề xuất những giải pháp khoa học hay giải pháp thực tiễn. Có hai loại điều tra: điều tra cơ bản và điều tra xã hội học.

(1) Điều tra cơ bản:

Là khảo sát sự có mặt của đối tượng trên một diện rộng để nghiên cứu các quy luật phân bố cũng như các đặc điểm về mặt định tính và định lượng. Ví dụ: điều tra địa chất, điều tra dân số, điều tra trình độ văn hóa, điều tra chỉ số thông minh (IQ) của trẻ em….

Các bước của điều tra cơ bản thường được tiến hành như sau:

• Xây dựng kế hoạch điều tra gồm: mục đích, đối tượng, địa bàn, nhân lực, kinh phí…

• Xây dựng các mẫu phiếu điều tra với các thông số, các chỉ tiêu cần làm sáng tỏ.

• Chọn mẫu điều tra đại diện cho số đông, chú ý tới tất cả đặc trưng của đối tượng và chú ý đến: chi phí điều tra rẻ, thời gian có thể rút ngắn, nhân lực điều tra khơng q đơng, có thể kiểm sốt tốt mọi khâu điều tra, dự tính được những diễn biến của quá trình điều tra và các kết quả nghiên cứu đúng mục đích.

Có hai kỹ thuật chọn mẫu:

* Chọn mẫu xác suất là chọn mẫu ngẫu nhiên, đơn giản bằng cách lẫy mẫu theo hệ thống, từng lớp, từng nhóm hay theo từng giai đoạn thời gian.

* Chọn mẫu chủ định là chọn mẫu theo địa chỉ tiêu cụ thể phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Về kích thước mẫu phải tính tốn chi li cho phù hợp với chiến lược điều tra và phạm vi đề tài.

Xử lý tài liệu: Các tài liệu thu được bằng điều tra có thể được phân loại bằng phương pháp thủ cơng hay xử lý bằng cơng thức tốn học thống kê và máy tính cho ta kết quả khách quan. Khi kiểm tra kết quả nghiên cứu, có thể dùng cách lặp lại điều tra thay đổi địa điểm, thời gian, thay đổi người điều tra hoặc sử dụng các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác.

(2) Điều tra xã hội học: là điều tra quan điểm, thái độ của quần

chúng về một sự kiện chính trị, xã hội, hiện tượng văn hóa, thị hiếu … Ví dụ: điều tra nguyện vọng nghề nghiệp của thanh niên, điều tra hay trưng cầu dân ý về một luật mới ban hành….

Điều tra xã hội học thực chất là trưng cầu ý kiến quần chúng, được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp, thảo luận hay bằng hệ thống ankét (đóng, mở)….

– Điều tra là một phương pháp nghiên cứu khoa học quan trọng, một hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tiến hành một cách thận trọng, do đó người nghiên cứu cần tuân thủ nghiêm túc các bước sau đây:

+ Chuẩn bị điều tra gồm các thao tác: chọn mẫu, chọn địa bàn khảo sát, lựa chọn thời gian khảo sát, thiết kế phiếu hỏi và khảo sát định tính.

+ Tiến hành điều tra: điều tra viên phải được tập huấn để quán triệt mục đích, yêu cầu điều tra, thống nhất các biện pháp phù hợp với từng nhóm mẫu và từng địa bàn điều tra. Trong quá trình điều tra, người nghiên cứu cần tuân thủ những yêu cầu đã được đề ra. Nếu sử dụng cộng tác viên, điều tra viên, người nghiên cứu cần giám sát điều tra với mục đích thu được thông tin một cách khách quan, tin cậy.

+ Xử lý kết quả điều tra: được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích tư liệu, tổng hợp và phân loại tư liệu và tiến hành xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh … theo những biến số độc lập để rút ra những thuộc tính chung của các tập hợp mẫu nhằm hình thành luận cứ cho các giả thuyết nghiên cứu.

Tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu cũng như trạng thái tồn tại của đối tượng khảo sát, người nghiên cứu có thể lựa chọn, sử dụng một số biện pháp xử lý thơng tin định tính hay định lượng bằng các số liệu, các loại biểu đồ, sơ đồ để mơ tả, giải thích, làm rõ các thuộc tính bản chất, xu thế của đối tượng nghiên cứu.

– Phương pháp điều tra có nhiều loại: + Điều tra bằng trò chuyện (đàm thoại) + Điều tra bằng phiếu

+ Điều tra bằng trắc nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng một số yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất tại đh nông lâm bắc giang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)