Kiểm định Independent Sample T-test

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng một số yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất tại đh nông lâm bắc giang (Trang 79)

CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA

3.5.5. Kiểm định Independent Sample T-test

Giả thuyết G2: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa KQHT của nam và nữ.

Để kiểm định giả thuyết này. Tác giả thấy biến giới tính có 2 giá trị, như vậy tác giả sẽ dùng Independent T-test.

Dựa vào kết quả Independent T-test, ta thấy sig Levene's Test lớn hơn hoặc bằng 0,05 thì phương sai giữa 2 giới tính là không khác nhau, chúng ta sẽ sử dụng giá trị sig T-Test màu xanh ở hàng Equal variances not assumed.

Bảng 3.12: Kiểm định Independent Samples Test Levene's Test

for Equality of Variances

t-test for Equality of Means

95% Confidence Interval of the Difference F Sig. t df Sig. (2- tailed) Mean Differ ence Std. Error Differenc e Lower Upper Equal variances assumed 1,825 0,178 -1,675 188 0,096 -0,255 0,152 -0,555 0,045 KQH T Equal variances not assumed -1,681 184,93 3 0,094 -0,255 0,152 -0,554 0,044

Giá trị Sig = 0,94 >0,05. Tác giả kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về KQHT giữa SV Nam và SV Nữ.

Bác bỏ giả thuyết G2. 3.6. Tóm tắt chương 3

Trong Chương 3 này tác giả trình bày cụ thể kết quả của việc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến KQHT của SV năm thứ nhất tại ĐH NLBG. Kết quả đánh giá, phân tích cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KQHT của SV là: (X1) Học lực lớp 12; (X2) Phương pháp học tập; (X3) Hỗ trợ học tập (giảng viên, dịch vụ hành chính; (X4) Điều kiện cơ sở vật chất của Trường; kết quả học tập của sinh viên nam và sinh viên nữ và sinh viên giữa các khoa cũng khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả phân tích, tác giả tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm giúp SV, giảng viên và nhà trường duy trì nâng cao KQHT cho SV năm thứ nhất tại ĐH NLBG.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến KQHT của SV năm 1 tại đại học NLBG cho phép đưa ra một số kết luận:

Một là, sự ảnh hưởng lớn nhất đến KQHT của học sinh là phương pháp dạy học của giảng viên và điều kiện học tập tại trường ĐH NLBG. Giảng viên cung cấp đầy đủ tài liệu của mơn học, có phương pháp dạy dễ hiểu, giải đáp các thắc mắc đến môn học, khách quan trong kiểm tra đánh giá; các yếu tố về thiết bị thực hành sử dụng tốt, các thủ tục hành chính thuận lợi và hỗ trợ của cố vấn học tập là các yếu tố mang đến KQHT tích cực cho SV.

Hai là, tổng hợp các yếu tố phương pháp học tập của SV cũng có sự ảnh hưởng đáng kể đến KQHT. SV thường tìm tài liệu tham khảo cho mơn học, giành nhiều thời gian để tự học, thường xuyên phát biểu ý kiến trên lớp, hệ thống lại kiến thức cho các môn đã học và cảm thấy phương pháp của bản thân phù hợp là nhóm yếu tố tác động tích cực thuận chiều với KQHT của SV.

Yếu tố thứ 3, chính là yếu tố nền tảng của SV được đo bằng biến học lực lớp 12. Nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố học lực nền tảng khi bước vào trường đại học này có ảnh hưởng thuận chiều với KQHT tới KQHT của năm thứ nhất.

Yếu tố thứ 4 là cơ sở vật chất của nhà trường như thiết bị thực hành, dịch vụ thư viện, phòng học đáp ứng tốt, điện nước và về sinh mơi trường tốt có ảnh hưởng đến KQHT của SV. Sự hài lòng của SV về điều kiện cơ sở vật chất được đánh giá là có ảnh hưởng thuận nhưng yếu nhất trong các yếu tố đưa vào mơ hình nghiên cứu chính thức.

Mơ hình nghiên cứu đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hỗ trợ học tập, phương pháp học tập, học lực lớp 12 và điều kiện cơ sở vật chất đến KQHT của SV năm thứ nhất với các hệ số tương ứng.

X3 – Hỗ trợ học tập (Beta = 0,551)

X2 – Phương pháp học tập (Beta = 0,542) X1 – Học lực lớp 12 (Beta = 0,451)

X4 – Cơ sở vật chất (Beta = 0,039) 2. Khuyến nghị

KQHT của SV năm thứ nhất đóng vai trị quan trọng. Tuy không mang yếu tố quyết định cho cả giai đoạn học tập tại trường đại học, nhưng là bước đầu để các em làm quen với cách học, cách dạy, cách tiếp cận tri thức khác với ở bậc học phổ thơng. Vì vậy, nâng cao KQHT của SV năm thứ nhất có ý nghĩa to lớn, nền tảng để các em có thể vững vàng hơn trong các năm học tiếp theo trong thời gian tới học tập tại trường. Tác giả dựa vào các kết luận của nghiên cứu, đưa ra một số kiến nghị để nâng cao KQHT của SV.

Trước hết về cách thức kiến nghị, những yếu tố nào có tầm ảnh hưởng lớn thì ưu tiên làm trước, làm mạnh hơn, triệt để hơn.

- Tuyên truyền, định hướng cho SV có tư tưởng học tập tiến bộ. Tư tưởng học tập tiến bộ ở đây, là học tập để làm được việc, khơng háo danh, có tự trọng và làm chủ được tương lai. Tạo động lực cho SV có chí tiến thủ và cần mẫn, cẩn thận một cách có phương pháp. Tạo mơi trường học tập tốt bằng các điều kiện cơ sở vật chất, các điều kiện học tập thực từ công việc thực tế, cơ hội gặp gỡ chuyên gia học hỏi kinh nghiệm trong các hội thảo về kỹ năng nghề nghiệp và cơ hội nghề nghiệp. Đồng thời tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của giảng viên được đánh giá cao.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên bằng cách tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên có cơ hội học tập, nghiên cứu chun mơn trong và

ngồi nước. Khuyến khích và hỗ trợ giảng viên tham dự các hội thảo khoa học chuyên môn ngành với tư cách là người trình bày hoặc người tham gia để giảng viên được tiếp xúc trao đổi các kiến thức mới.

- Giảng viên nên tạo điều kiện tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới một cách thuận lợi và hình thành, phát triển được những khả năng tự học, tự nghiên cứu cho người học là vấn đề quan trọng nhất. Để đạt được mục tiêu đó giảng viên phải thay đổi mới phương pháp giảng dạy cho thích hợp với tính chất và mục tiêu của từng học phần, từng đối tượng SV. Thay vì sử dụng phương pháp thuyết trình nhàm chán để truyền đạt kiến thức cho SV thì giảng viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại để hướng dẫn, gợi mở dẫn dắt người học đến với các kiến thức mới. Trong trường hợp này giảng viên không phải là người truyền thụ mà chỉ là người hướng dẫn tìm hiểu, nghiên cứu để lý giải được các vấn đề. Khi đó kiến thức sẽ tự hình thành trong SV một cách tự nhiên, không gượng ép, không nhồi nhét và giúp SV nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó giảng viên kết hợp phương pháp làm việc nhóm với việc cho SV tự thực hiện, trình tự các cuộc thảo luận, các chuyên đề khoa học để tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu. Bằng phương pháp này các kiến thức kỹ năng cần thiết cho SV sẽ được hình thành phát triển tồn diện như: khả năng tự học, tự nghiên cứu; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình; năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy hệ thống, tư duy sáng tạo…

- Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá: phương pháp dạy học

truyền thống chỉ tập trung vào việc đánh giá tổng kết mà không chú trọng vào việc đánh giá tiến trình. Phương pháp này dẫn đến một hạn chế là không kịp thời phát hiện những lỗ hổng trong kiến thức của SV để có thể kịp thời bổ sung (bồi dưỡng) hoặc thay đổi phương pháp giảng dạy để cho việc tiếp thu kiến thức của SV được thuận lợi. Từ đó, giảng viên nên đánh giá KQHT của SV trong suốt quá trình học tập bằng nhiều hình thức kiểm

ra, từ khi bắt đầu học phần mới giảng viên phải cung cấp đầy đủ đề cương mơn học cũng như các tiêu chí đánh giá cho SV nhận thấy được việc đánh giá này là cơng bằng và chính xác.

- Ngoài kiến thức chun mơn sâu rộng, ngồi phương pháp sư phạm hiệu quả người giảng viên cần phát huy được sự thân thiện gần gũi, nhiệt tình, tâm huyết, sẵn sàng chia sẻ giải đáp các vấn đề kiến thức chuyên môn. - Các chế độ đãi ngộ hiền tài cũng nên được chú trọng hơn nữa để chiêu mộ và giữ lại những giảng viên tài năng có nguy cơ đầu quân cho các đơn vị có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

- Đặt ra các chỉ tiêu và hỗ trợ hành chính, tài chính cho các giảng viên có nhiều cải tiến trong việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

- Thiết lập các chương trình để phát triển đánh giá giảng viên làm căn cứ về công tác giảng dạy, tăng mức lương theo thành tích. Tốt nhất là sử dụng các tiêu chuẩn liên quan đến KQHT của SV, các đánh giá về hoạt động giảng dạy từng học phần thông qua sự phản hồi SV, số lượng ấn phẩm phát hành, các bài tham luận tại hội nghị, sáng kiến phát triển mơn học, cơng trình nghiên cứu khoa học, kết nối hiệu quả với các đơn vị, cá nhân, tổ chức khác vì mục tiêu phát triển của trường và mang lại lợi ích thiết thực cho Trường.

- Nâng cao mức độ đáp ứng của nhà trường: Ban lãnh đạo nhà trường/Ban Chủ nhiệm khoa cần có những hành động thiết thực để nâng cao chất lượng đào tạo của một chương trình nói riêng và chất lượng đào tạo của trường nói chung. Thiết kế khung chương trình đào tạo thích hợp, kiến thức hiện đại phù hợp với nhu cầu xã hội là một trong những yếu tố quan trọng để đáp ứng các kỳ vọng của SV.

- Các công tác quản lý đào tạo cần được phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ giữa các phịng ban. Thơng tin liên quan đến việc đăng ký học, kiểm tra đánh giá, các sự vụ liên quan đến SV…cần được giải quyết nhanh chóng

tạo mọi điều kiện để SV thuận lợi nhất trong học tập và tạo nên phong cách làm việc chuyên nghiệp cho hệ thống phịng ban.

- Việc thơng báo các kết quả thi kiểm tra, điểm thi lại, đăng ký học lại cần được coi trọng và giải quyết.

- Nhà trường nên thường xuyên/định kỳ các chương trình hội thảo, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, các buổi nói chuyện về kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài nước cho SV. Hướng cộng đồng SV ĐH NLBG thành một khối đại đoàn kết, tự tin, năng động, sáng tạo.

- Nhà trường đã nâng cấp mở rộng cơ sở vật chất (nhà học lý thuyết) trang thiết bị: phịng học rộng rãi, thống mát, đảm bảo cho nhu cầu học tập của một số lượng SV; Cần đầu tư cho các phòng thực hành phải đầy đủ các dụng cụ cần thiết, phịng thí nghiệm trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu nghiên cứu.

- Cần có kế hoạch rà soát, kiểm tra định kỳ giáo trình, tài liệu, sách tham khảo, sách chuyên khảo của từng học phần, từng ngành. Từ đó có kế hoạch bổ sung để đảm bảo đáp ứng đủ về số lượng cũng như chất lượng, đa dạng về lĩnh vực để phục vụ học tập và nghiên cứu của SV, giảng viên trong trường. Đặc biệt chú trọng đến tài liệu chuyên ngành chuyên sâu, các tài liệu nước ngoài, quý hiếm có số lượng bản cứng khơng đủ đáp ứng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu thì nên chuyển thành bản điện tử và lưu trữ, upload lên website của trung tâm thư viện tạo điều kiện thuận lợi để SV thuận tiện trong việc tra cứu cũng như tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Trên đây là những kiến nghị của tác giả để có được KQHT tốt cho SV năm thứ nhất nói riêng và SV tồn trường nói chung.

3. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến KQHT của SV năm 1 trường ĐH NLBG. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chưa

thể nghiên cứu hết được các yếu tố khác. Nghiên cứu có thể chỉ xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này cho SV năm 1 của trường ĐH NLBG.

Hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả là mở rộng phạm vi, đối tượng nghiên cứu để kết quả có tính khái qt hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư quy định về Đánh giá định

kỳ quốc gia KQHT của HS trong các cơ sở giáo dục phổ thông, số

51/2011/TT-BGDĐT ngày 3 tháng 11 năm 2011.

2. Nguyễn Đức Chính (2009), Đo lường và đánh giá kết quả học tập của học sinh - Tài liệu giảng dạy – Khoa Sư phạm, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

3. Đoàn Văn Điều (2011), Khảo sát kinh nghiệm học tập của học sinh

giỏi tốn tại một số trường trung học phổ thơng ở TP.HCM, Tạp chí

khoa học - ĐHSP TP.Hồ Chí Minh, số 28. Tháng 7.2011. Trang 63- 70,

4. Trần Bá Hoành (1996), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học, Nbx Đại học Sư phạm.

6. Phạm Minh Hạc – Phạm Hoàng Gia – Trần Trọng Thủy (1989), Tâm

lý học (Tập 1, 2), Nbx Giáo dục, Hà Nội.

7. Trần Kiều (2005), Nghiên cứu xây dựng phương thức và một số bộ công cụ đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, Mã số B 2003 – 49

– 45 TD, Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.

8. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm ra, đánh giá trong dạy – học đại học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà

trường, Nbx Đại học Sư phạm.

10. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc (1995), Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thơng, Chương trình

11. Võ Thị Tâm (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của

sinh viên chính quy Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Luận

văn thạc sĩ, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 12. Tạp chí tâm lý học (số 10), tháng 10/2010,

13. Lâm Quang Thiệp (2012), Đo lường và đánh giá hoạt động học tập

trong nhà trường, Nbx Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Từ điển giáo dục học 2001, Nbx Từ điển Bách khoa.

15. Dương Thiệu Tống (2005), Suy nghĩ về vấn đề giáo dục truyền thống và hiện đại, NXB Trẻ.

16. Cao Hoàng Yến (2011), Phát huy động lực học tập nâng cao hiệu quản dạy và học Tiếng Anh.

17. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Báo cáo khảo sát kết quả học tập mơn Tốn và Tiếng Việt của học sinh lớp 5, năm học 2006-2007,

Bộ GD&ĐT.

18. http://www.kynang.edu.vn/.../47-phuong-phap-power

B. Tài liệu tham khảo bằng Tiếng Anh

19. Aavo Luuk, Kersti Luuk, redicting students’ academic performance in Aviation College from their admission test results, University of

Tartu.

20. Ant hony J. Nitko (2004), Educational Assessment of Students, 4th Edition, by Pearson Education, Inc., Upper Saddle River, New

Jersey 07458.

21. Biggs, J., Moore, P.J (1993), The process of learning, Prentice Hall, London.

22. Bratti, M. and Staffolani, S. 2002, ‘Student Time Allocation and

Educational Production Functions’, University of Ancona

23. Chih - Lun Hung (2007), Central Taiwan university of Science and

Technology, Taiwan, Family, schools and Taiwanese children's outcomes, Educational Research, Vol.49, No. 2.

24. Dickie, M (1999), Family Inputs, chool Quality and EducationalAchievement, working paper.

25. Didem Kilic, Necdet Saglam (2010), Investigating the effects of gender and school type on students'learning orientation.

26. Hale J (2001), Learning while black creating educational excellence

for African American children, The John Hopkins University Press.

27. Her bert J Walberg, Geneva D Haertel (1990), The InternationalEncyclopedia of Educational Evaluation, Pergamon

Press, USA.

28. Karagiannopoulou, E, & Christodoulides, P (2005). The impact of Greek university student's perceptions of their learning environment

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ ảnh hưởng một số yếu tố đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất tại đh nông lâm bắc giang (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)