Tổng quan về phần Phi kim Hóa học lớp 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên khi dạy phần phi kim, hóa học 11 (Trang 37 - 40)

Ở chương trình hóa học THCS, học sinh được nghiên cứu một số phi kim tiêu biểu như: oxi, hidro, clo, cacbon, silic. Kiến thức về các phi kim đó cung cấp các tư liệu cho một số nguyên tố phi kim cùng một số kim loại thông dụng để giúp HS củng cố khái niệm của chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tố hóa học và bảng tuần hồn các ngun tố hóa học.

Trong chương trình hóa học THPT, nội dung phần phi kim được nghiên cứu ở học kì II lớp 10 và học kì I lớp 11. Trong đó, nội dung phần phi kim lớp 11 được

nghiên cứu cụ thể qua 2 chương:

- Chương 2: Nitơ - Photpho - Chương 3: Cacbon - Silic

2.1.1. Mục tiêu, nội dung kiến thức chương Nitơ – Photpho [20] 2.1.1.1. Mục tiêu chương Nitơ - Photpho 2.1.1.1. Mục tiêu chương Nitơ - Photpho

a. Về Kiến thức:

Học sinh trình bày được:

- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của nitơ, photpho; số oxi hóa của nitơ, photpho trong các hợp chất.

- Tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản của nitơ, photpho và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Ứng dụng và phương pháp điều chế nitơ, photpho và một số hợp chất quan trọng của chúng.

Học sinh giải thích được:

- Nguyên nhân của tính oxi hóa mạnh của các đơn chất nitơ, photpho và khả năng thể hiện tính khử của chúng.

b. Về Kĩ năng: HS được rèn luyện các kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng hóa học để dự đốn lý thuyết tính chất cơ bản của đơn chất, hợp chất của nitơ, photpho và giải thích tính chất của chúng.

- Quan sát, mơ tả, giải thích các hiện tượng thí nghiệm hóa học nghiên cứu tính chất của nitơ, photpho và hợp chất.

- Giải các dạng bài tập hóa học có liên quan đến các kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của chúng.

c. Giáo dục tình cảm, thái độ:

- Học sinh có hứng thú và say mê học tập, phương pháp tư duy và nghiên cứu hóa học.

- Thái độ đúng đắn với các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ mơi trường khơng khí, đất, nước.

- Ý thức vận dụng kiến thức học được đưa vào cuộc sống.

2.1.1.2. Nội dung kiến thức chương Nitơ - Photpho Chương Nitơ - Photpho gồm 8 bài:

Bài 7: Nitơ

Bài 8: Amoniac và muối amoni Bài 9: Axit nitric và muối nitrat Bài 10: Photpho

Bài 11: Axit photphoric và muối photphat Bài 12: Phân bón hóa học

Bài 13: Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng.

Bài 14: Bài thực hành 2: Tính chất của một số hợp chất của nitơ, photpho.

2.1.2. Mục tiêu, nội dung kiến thức chương Cacbon - Silic [20] 2.1.2.1. Mục tiêu chương Cacbon - Silic 2.1.2.1. Mục tiêu chương Cacbon - Silic

a. Về Kiến thức:

Học sinh trình bày được:

- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của cabon, silic. Số oxi hóa của cabon, silic trong các hợp chất.

- Tính chất vật lý, tính chất hóa học cơ bản của cabon, silic và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Ứng dụng và phương pháp điều chế cacbon, silic và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Ngun nhân của tính oxi hóa mạnh của các đơn chất cacbon, silic và khả năng thể hiện tính khử của chúng.

b. Về Kĩ năng: HS được rèn luyện các kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức của cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng hóa học để dự đoán về mặt lý thuyết các tính chất cơ bản của đơn chất, hợp chất của cabon, silic và giải thích tính chất của chúng.

- Giải các dạng bài tập hóa học có liên quan đến các kiến thức về cabon, silic và hợp chất của chúng.

c. Giáo dục tình cảm, thái độ: HS có được:

- Hứng thú và say mê học tập.

- Thái độ đúng đắn với các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ý thức bảo

vệ mơi trường khơng khí, đất, nước.

2.1.2.2. Nội dung kiến thức chương Cacbon – Silic Chương Cacbon - Silic gồm 5 bài:

Bài 15: Cacbon

Bài 16: Hợp chất của cacbon Bài 17: Silic và hợp chất của silic Bài 18: Công nghiệp silicat

Bài 19: Luyện tập: Tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng

2.1.3. Một số điểm cần lưu ý về phương pháp dạy học phần phi kim hóa học lớp 11- chương trình GDTX 11- chương trình GDTX

Nghiên cứu phần Phần phi kim, chúng ta cần chú ý lựa chọn các phương pháp dạy học và tổ chức các hoạt động học tập cho HS đảm bảo các yêu cầu đặt ra. Trong quá trình dạy học, đặc biệt là giờ lên lớp, GV cần:

- Sử dụng tích cực chức năng giải thích, dự đốn lý thuyết trong các bài dạy. - Xác định việc nghiên cứu các kiến thức về các nhóm phi kim dựa trên cơ sở các quan điểm của thuyết electron, liên kết hóa học, định luật tuần hồn là chính chứ khơng phải là cung cấp tư liệu về tính chất của các phi kim.

- Vận dụng triệt để các kiến thức về sự biến đổi số oxi hóa của các nguyên tố trong đơn chất và hợp chất để giải thích các tính chất hóa học của chúng.

- Thường xuyên làm rõ mối quan hệ phụ thuộc của tính chất các chất vào cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học trong phân tử, so sánh tính chất các ngun tố trong nhóm và giải thích quy luật biến thiên tính chất, nguyên nhân giống nhau, khác nhau theo quan điểm cấu tạo chất.

- Cần sử dụng thí nghiệm để nghiên cứu những tính chất mới, củng cố và phát triển các nội dung kiến thức đã có về các phi kim ở trung học cơ sở. Phát huy tối đa tính tích cực, độc lập của HS trong các hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh tại trung tâm giáo dục thường xuyên khi dạy phần phi kim, hóa học 11 (Trang 37 - 40)