- Loại câu nhiều lựa chọn MCQ: Đây là loại câu hỏi được dùng phổ biến
25 35.2 phương án khác 5 7
3.1.2. Tiêu chuẩn của một bài trắc nghiệm
3.1.2.1. Tiêu chuẩn về tính khoa học
Theo [10], [12] , [34], xác định như sau:
- Tính giá trị : Đo lường và ĐG được điều cần đo và ĐG. - Tính khả thi : Thực thi được trong điều kiện đã cho. - Tính tin cậy : Kết quả lặp lại trong cùng điều kiện.
- Tính định lượng : Kết quả biểu diễn được bằng các số đo. - Tính lí giải : Kết quả phải giải thích được.
- Tính kinh tế : Tốn kém ít nhất.
3.1.2.2. Tiêu chuẩn về tính sư phạm
Theo [6], [21], đưa ra các tiêu chuẩn sau đây:
- Tính giáo dục : việc ra đề thi dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ cho HS ở 6 mức độ nhận thức (theo B.Loom).
- Tính phù hợp : Phải có sự phù hợp về mặt tâm sinh lí, trình độ nhận thức của đối tượng được KTĐG, từ những kiến thức nền tảng mới phát triển những tri thức cao hơn. Đề thi phải có độ khó hợp lí, phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh, tránh những câu hoặc chỉ để KT trí nhớ hoặc đánh đố HS.
- Tính đơn giản, dễ hiểu : Ngôn ngữ, thuật ngữ, khái niệm trình bày phải đảm bảo rõ ràng, minh bạch, không trau chuốt, khơng cầu kỳ...
- Tính thống nhất, logíc : ND KT, thi phải tập trung ĐG phạm vi kiến thức rộng, bao quát chương trình học, tránh tập trung nhiều vào những mảng nhỏ kiến thức sẽ dẫn đến những mảnh kiến thức rời rạc, chắp vá trong kiến thức của HS.
- Tính linh hoạt, mềm dẻo : Bài TN có thể được gia cơng sư phạm, có thể sử dụng vào các MĐ khác nhau trong dạy học.
- Để ĐG giá kết quả học tập một môn học, theo các tác giả trong và ngoài nước, số câu hỏi về các loại tri thức có thể có tỉ lệ như sau : khoảng 60% - 70% là tri thức cơ bản, nền tảng, 20 - 30 % tổng hợp ở mức vừa phải, 10% mức độ nâng cao, để đảm bảo độ phân biệt HS khá, giỏi.