Cấu trúc của H.323

Một phần của tài liệu xây dựng tổng đài ip pbx (Trang 28 - 31)

Chương 2 : CÁC GIAO THỨC SỬDỤNGTRONG VOIP

1. Giao thức H323

1.1 Cấu trúc của H.323

Hình 2.1. Cấu trúc H.323

1.1.1. Thiết bị đầu cuối.

- Thực hiện các chức năng đầu cuối : thực hiện gọi hoặc nhận cuộc gọi.

Một miền H.323 trên cơ sở mạng IP là tập hợp tất cả các đầu cuối được gán với một bí danh. Mỗi miền được quản trị bởi một Gatekeeper duy nhất, là trung tâm đầu não, đóng vai

trị giám sát mọi hoạt động trong miền đó. Đây là thành phần tuỳ chọn trong hệ thống VoIP theo chuẩn H.323. Tuy nhiên nếu có mặt Gatekeeper trong mạng thì các đầu cuối H.323 và các Gateway phải hoạt động theo các dịch vụ của Gatekeeper đó. Gatekeeper hoạt động ở hai chế độ :

- Chế độ trực tiếp: Gatekeeper chỉ có nhiệm vụ cung cấp địa chỉ đích mà khơngtham gia vào các hoạt động kết nối khác.

- Chế độ chọn đường : Gatekeeper là thành phần trung gian, chuyển tiếp mọithông tin trao đổi giữa các bên.

v Gatekeeper phải thực hiện các chức năng sau:

Chức năng dịch địa chỉ : Gatekeeper sẽ thực hiện chuyển đổi địa chỉ hình thức (dạng tên

gọi hay địa chỉ hộp thư ) của một đầu cuối hay Gateway sang địa chỉ truyền dẫn (địa chỉ

IP). Việc chuyển đổi được thực hiện bằng cách sử dụng bản đối chiếu địa chỉ được cập nhật thường xuyên bởi các bản tin đăng ký.

Điều khiển truy cập : Gatekeeper cho phép một truy cập mạng LAN bằng cách sử dụng

các bản tin H.225 là ARQ/ACF/ARJ. Việc điều khiển này dựa trên sự cho phép cuộc gọi, băng thông, hoặc một vài thông số khác do nhà sản xuất quy định. Nó có thể là chức năng rỗng có nghĩa là chấp nhận mọi yêu cầu truy nhập của đầu cuối.

Điều khiển độ rộng băng thông :Gatekeeper hỗ trợ các bản tin BRQ/BRJ/BCF cho việc

quản lý băng thơng. Nó có thể là chức năng rỗng nghĩa là chấp nhận mọi yêu cầu thay đổi băng thơng.

Quản lý vùng: Ở đây chữ vùng là tập hợp tất cả các phần tử H.323 gồm thiết bị đầu cuối,

Gateway, MCU có đăng ký hoạt động với Gatekeeper để thực hiện liên lạc giữa các phần tử trong vùng hay từ vùng này sang vùng khác.

v Các chức năng khơng bắt buộc của Gatekeeper:

Điều khiển báo hiệu cuộc gọi: Gatekeeper có thể lựa chọn hai phương thức điều khiển báo

hiệu cuộc gọi là: hoàn thành báo hiệu cuộc gọi với các đầu cuối và xử lý báo hiệu cuộc gọi chính bản thân nó, hoặc Gatekeeper có thể ra lệnh cho các đầu cuối kết nối một kênh báo

hiệu cuộc gọi hướng tới nhau. Theo phương thức này thì Gatekeeper khơng phải giám sát báo hiệu trên kênh H.225.

Cho phép cuộc gọi : Thông qua việc sử dụng báo hiệu H.225, Gatekeeper có thể loại bỏ các cuộc gọi không được phép. Những nguyên nhân từ chối bao gồm hạn chế tới hoặc từ một đầu cuối cụ thể, hay các Gateway, và hạn chế truy nhập trong các khoảng thời gian nhất định.

Quản lý băng thơng : Gatekeeper có thể hạn chế một số các đầu cuối H.323 cùng một lúc

sử dụng mạng.Thông qua việc sử dụng kênh báo hiệu H.225, Gatekeeper có thể loại bỏ các các cuộc gọi từ một đầu cuối do sự hạn chế băng thơng. Điều đó có thể xảy ra nếu

Gatekeeper thấy rằng không đủ băng thông sẵn có trên mạng để trợ giúp cho cuộc gọi.

Việc từ chối cũng có thể xảy ra khi một đầu đang tham gia một cuộc gọi yêu cầu thêm

băng thơng. Nó có thể là một chức năng rỗng nghĩa là mọi yêu cầu truy nhập đều được

đồng ý.

Quản lý cuộc gọi : Một ví dụ cụ thể về chức năng này là Gatekeeper có thể lập một danh

sách tất cả các cuộc gọi H.323 hướng đi đang thực hiện để chỉ thị rằng một đầu cuối bị gọi

đang bận và cung cấp thông tin cho chức năng quản lý băng thông.

1.1.3. Khối điều khiển đa điểm MCU

Khối điều khiển đa điểm (MCU) đwợc sử dụng khi một cuộc gọi hay hội nghị cầngiữ nhiều

kết nối hoạt động. Do có một số hữu hạn các kết nối đồng thời, nên cácMCU giám sát sự thoả thuận giữa các đầu cuối và sự kiểm tra mọi đầu cuối về các khả năng mà chúng có thể cung cấp cho hội nghị hoặc cuộc gọi. Các MCU gồm hai phần: Bộ điều khiển đa điểm (MC) và Bộ xử lý đa điểm (MP).

Bộ điều khiển đa điểm (MC) có trách nhiệm trong việc thoả thuận và quyết định khảnăng

của các đầu cuối. Trong khi đó bộ xử lý đa điểm được sử dụng để xử lý đaphương tiện

(multimedia), các luồng trong suốt quá trình của một hội nghị hoặc một cuộc gọi đa điểm.

Bộ xử lý đa điểm ( MP ) có thể khơng có hoặc có rất nhiều vì chúng có trách nhiệm trộn

và chuyển mạch các luồng phương tiện truyền đạt và việc xử lý các bit dữ liệu âm thanh và hình ảnh. MC không phải tương tác trực tiếp với các luồng phương tiện truyền đạt, đó là cơng việc của MP. Các MC và MP có thể cài đặt như một thiết bị độc lập hoặc là một phần của các phần tử khác của H.323.

Một phần của tài liệu xây dựng tổng đài ip pbx (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)