Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch tễ học các rối loạn sức khỏe tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thanh niên ở miền bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần (Trang 28 - 34)

Chƣơng1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch tễ học các rối loạn sức khỏe tâm

tâm thần trên thế giới

Tác giả Hoàng Khải Lập [5, Trg10] cho rằng một trong những ứng dụng quan trong nhất của dịch tễ học là góp phần xác định sự phân bố các bệnh và các yếu tố nguy cơ cũng nhƣ căn nguyên, tác nhân gây bệnh, phát triển và duy trì bệnh. Với ý nghĩa quan trọng nhƣ vậy, nghiên cứu dịch tễ học về các rối loạn tâm thần từ lâu đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng nhƣ các nhà hoạch định chính sách vì tính hữu dụng của nó. Đã có rất nhiều những nghiên cứu về dịch tễ học sức khỏe tâm thần. Thông qua cơ sở dữ liệu Psychoinfo, chúng tơi sử dụng từ khóa epidemiology (dịch tễ học) và mental health (sức khỏe tâm thần) hoặc DSM kết quả cho thấy có 965 bài báo khoa học đƣợc tìm thấy. Nếu chỉ giới hạn cho những bài báo đƣợc xuất bản trong năm vừa qua, thì con số này là 43 bài báo. Nếu sử dụng database Pubmed – cơ sở dữ liệu của nghành y tại Mỹ, tìm kiếm này cho kết quả là

2534 bài báo và sách xuất bản. Điều này nói lên một sự quan tâm rất lớn của

các nghiên cứu về dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Sự phát triển dịch tễ học tâm thần chia ra 4 giai đoạn. Đáng lƣu ý là, trƣớc đây, trong quá trình lịch sử, cách hiểu về các vấn đề tâm thần đã có

nhiều thay đổi rất đáng kể. Sự thay đổi các hiểu đó ảnh hƣớng trực tiếp lên kết quả nghiên cứu về tỉ lệ phân bố bệnh trong từng giai đoạn.

a. Giai đoạn thứ nhất:

Giai đoạn này bắt đầu từ thời gian đầu xuất hiện dịch tễ học và kéo dài đến giữa thế kỷ 20 (năm 1950). Những nghiên cứu trong giai đoạn này dựa trên số liệu của ngƣời bệnh ở bệnh viện, nên nghiên cứu đã bỏ qua những ngƣời có bệnh những không đến bệnh viện. Kết quả là những số liệu thống kê trong giai đoạn này thƣờng đơn lẻ và khơng mang tính đại điện, khơng thể hiện đƣợc tỉ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng [1].

- Năm1838, Jean Etienne Esquirol báo cáo số bệnh nhân tâm thần nhập viện tại các bệnh viện Paris tăng gấp 4 lần trong vòng 15 năm (từ 1786 đến 1801).

- Robert Faris và Warren Dunham nghiên cứu tại chỗ ở của ngƣời bệnh tâm thần, giữa những năm 1922 và 1934 tại Chicago; kết quả cho thấy, tỷ lệ Tâm thần phân liệt ở nông thôn thấp hơn ở thành thị.

Những nghiên cứu ở giai đoạn thứ nhất đã có nỗ lực rất lớn nhằm cung cấp thông tin về những yếu tố có thể ảnh hƣởng đến tỉ lệ mắc bệnh trên các nhóm ngƣời khác nhau. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nghiên cứu trong giai đoạn này là không cho ra đƣợc các tỉ lệ ngƣời mắc trong cộng đồng mà mới chỉ đƣa ra đƣợc tỉ lệ mắc các bệnh tâm thần tại bệnh viện. Tỉ lệ mắc trong cộng đồng trong giai đoạn này thƣờng đƣợc ƣớc lƣợng bằng cách lấy số bệnh nhân trong bệnh viện rồi chia cho tỉ lệ toàn dân số trong vùng hoặc quốc gia đó. Tuy nhiên cách tính này khơng bao qt hết đƣợc những ngƣời có bệnh vì có rất nhiều ngƣời có bệnh khơng tiếp cận các bệnh viện.

b. Giai đoạn thứ hai từ nhăm 1950 đến 1980:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, có nhiều quân nhân bị bệnh tâm thần, tỷ lệ bệnh tâm thần ở trong quân đội đƣợc quan tâm và nghiên cứu, nhiều

cuộc điều tra trong quân đội đƣợc tiến hành. Từ đây, khái niệm điều tra trong cộng đồng bắt đầu đƣợc sử dụng. Trong dân sự, các nhà tâm thần học bắt đầu nghiên cứu bệnh tâm thần trong cộng đồng và bắt đầu điều tra bệnh tâm thần trong cộng đồng. Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu sử dụng các bảng câu hỏi để nghiên cứu tại cộng đồng [1]. Sau đây là một vài thí dụ:

- Trong điều tra ở Midtown Manhattan, do chuyên viên xã hội tiến hành, việc đánh giá ngƣời bệnh dựa vào hậu quả của bệnh tâm thần, kết quả điều tra cho thấy, 23% mẫu bị bệnh tâm thần nặng.

- Điều tra Stirling County ở New York trên 1.010 hộ dân dựa trên bộ câu hỏi, và dựa vào Cẩm Nang Hƣớng Dẫn Thống Kê Chẩn Đoán về Các Chứng Bệnh Tâm thần lần 1 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Hiệp hội tâm thần Mỹ. Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh tâm thần là 20% dân số.

- Trong một điều tra ở New Haven, Connecticut, August Hollingshead và Frederick Redlich kết luận rằng tỷ lệ bệnh tâm thần ở ngƣời có tình trạng kinh tế xã hội thấp cao hơn ở lớp xã hội kinh tế cao.

Những nghiên cứu trong giai đoạn này đã cung cấp đƣợc số liệu về tỉ lệ các vấn đề trong cộng đồng, nhờ sử dụng bảng câu hỏi mà kết quả có tính chất thống nhất và khách quan. Tuy nhiên, phƣơng pháp chẩn đoán và thu thập số liệu chƣa đƣợc thống nhất giữa các cuộc điều tra. Bên cạnh đó các cơng cụ nghiên cứu trong giai đoạn này không dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán. Số liệu từ những cuộc điều tra cộng đồng trên diện rộng sử dụng các bảng hỏi tự thuật về các dấu hiệu căng thẳng, đau buồn những khơng dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đốn tổ chức hợp lý [15, Trg 221 – 223].

c. Giai đoạn thứ ba từ 1980 đến 1980:

Trong giai đoạn này, các bảng câu hỏi vẫn đƣợc sử dụng trong các điều tra, nhƣng với sự ra đời của ICD 10 và DSM IV, các bảng câu hỏi đã dựa trên những tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng và hợp lý. Sự ra đời của ICD 10 và DSM IV đƣợc đánh giá là nền tảng cho sự tiến bộ lớn về phƣơng pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học [23], [15, Trg 222]. Bộ câu hỏi đƣợc chú ý trong giai đoạn này là Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán (Diagnostic Interview Schedule -DIS) xây dựng dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM IV. Sau đây là một vài cuộc điều tra:

- Điều tra dịch tễ vùng (Epidemiological Catchment Area - ECA) tại Hoa kỳ, [17] với bộ câu hỏi Bảng liệt kê phỏng vấn chẩn đoán (DIS), xác định tỷ lệ bệnh tại Hoa kỳ, đƣợc coi là cuộc điều tra đầu tiên trên thế giới có sử dụng phiếu hỏi chẩn đoán. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong vịng sáu tháng, cứ năm ngƣời Mỹ thì có một ngƣời bị mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nếu tính trong thời gian của cả đời, thì cứ 3 ngƣời Mỹ sẽ có ngƣời mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

c. Giai đoạn thứ tƣ từ 1990 đến này: Các điều tra trong giai đoạn này cũng nhằm nhiều mục đích khác nhau: tỷ lệ bệnh trong cộng đồng, các thiệt hại của bệnh tâm thần, nhận thức của xã hội về bệnh tâm thần, tổ chức y tế v.v… Cuộc điều tra quốc gia ở Úc năm 1999 [24, Trg. 197–205], với bộ câu hỏi Bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế tổng hợp (Composite International Diagnostic Interview – CIDI) ngoài việc xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, cuộc điều tra này còn nghiên cứu thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra, chất lƣợng cuộc sống và sử dụng các dịch vụ y tế. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ ngƣời dân mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến là 17,7%. Trong tổng số những ngƣời mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần, có 4,6%

không bao giờ liên lạc với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, 29,4% đã có gặp bác sĩ và 7,5% đã có gặp bác sĩ tâm thần trong năm qua.

Lần đầu tiên cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới năm 1990 (WHO) với bộ câu hỏi CIDI, trên 60.559 ngƣời ở trên 14 quốc gia khác nhau để xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra; và bộ câu hỏi khảo sát việc sử dụng dịch vụ y tế; hoạt động của ngành y tế v.v. Kết quả nghiên cứu này đƣợc cho trong bảng sau:

Bảng 1.1 Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần trên thế giới (trích từ giáo trình: Dịch tễ học tâm thần, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, tác giả Đặng Hoàng Hải)

Vùng và

quốc gia Suốt đời Rối loạn tâm thần 12 tháng

% Độ lệch chuẩn % Độ lệch chuẩn Châu Mỹ Colombia 36 1,4 18 0,9 Mexico 25 1,1 13 0,9 Mỹ 47 1,1 26 0,9 Châu Âu Bỉ 29 2,3 10 1,1 Pháp 38 2 14 1,2 Đức 25 1,6 8,6 0,9 Ý 18 1,1 7,2 0,7 Hà Lan 31 2,1 11 0,9 Tây Ba Nha 20 1,4 8,4 0,6 Ukranie 33 1,7 19 1,3 Châu Á Nhật Bản 20 1,7 8,3 1,1 Thành phố Bắc Kinh 17 2,4 9,3 1,6 Thành phố Thƣợng Hải 8,6 1,3 4,5 0,9

Sơ đồ 1.1: Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần tại Mỹ (nguồn Bài giảng Tâm bệnh học, trường ĐH Giáo dục)

Robin và Regier [45] tổng hợp các vấn đề sức khỏe tâm thần cho số liệu trong sơ đồ trên. Có thể thấy rằng lo âu và rối loạn sử dụng rƣợu là những vấn đề nghiêm trọng nhất của trẻ tại Mỹ.

Trong giai đoạn thứ tƣ và thứ ba của các nghiên cứu dịch tễ học, các nghiên cứu dịch tễ học có xu hƣớng nhấn mạnh đến việc nghiên cứu tìm tỉ lệ mắc bệnh ở cộng đồng. Số liệu nghiên cứu trong hai giai đoạn này đƣợc thu thập bằng một trong hai cách: a) phỏng vấn có cấu trúc dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh ICD 10 và DSM 4, thông qua các nghiên cứu viên đƣợc chính dự án nghiên cứu đào tạo b) sử dụng các bảng hỏi điều tra cộng đồng có cấu trúc dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh ICD 10 nhƣ bộ câu hỏi CIDI [26]. Trong đó, phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên phỏng vấn bán cấu trúc có nhiều hạn chế do thƣờng rất tốn kém và tính thống nhất khơng cao do số liệu thu đƣợc phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm lâm sàng và quá trình đào tạo của cán bộ thu thập số liệu, và do vậy những độ tin cậy của các nghiên cứu này bị đặt câu hỏi [23],

[18],[26],[27]. Chính vì vậy xu hƣớng trong các nghiên cứu dịch tễ học hiện đại là tập trung vào phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thanh niên ở miền bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)