Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thanh niên ở miền bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần (Trang 34 - 37)

Chƣơng1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm

thần trong nước

Đã có một số các nghiên cứu về dịch tễ học về vấn đề sức khỏe tâm thần đƣợc thực hiện ở nƣớc ta. Các nghiên cứu này có thể chia làm hai loại: a) những nghiên cứu dịch tễ về một bệnh tâm thần cụ thể b) những nghiên cứu dịch tễ về các vấn đề sức khỏe tâm thần chung.

1.2.2.1. Nghiên cứu dịch tễ về một bệnh tâm thần cụ thể

Một trong những nghiên cứu đầu tiên phải kể đến nghiên cứu dịch tễ về bệnh tâm thần phân liệt do Nguyên Văn Siêm thực hiện [10], nghiên cứu trên một phƣờng tại Thành Phố Đà Nẵng, khảo sát toàn bộ các hộ trong phƣờng với tổng số hộ dân là 23758. Khảo sát đựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán ICD 10, tác giả sử dụng hai phiếu khảo sát: a) khảo sát sàng lọc: “Phiếu sức khỏe gia đình” b) sau đó nếu tìm thấy những dấu hiệu nghi bệnh, ngƣời bệnh tiến hành “Bảng phỏng vấn bệnh tâm thần phân liệt”. Kết quả: tỷ lệ mắc chung là 0,52 – 0,61% dân số. Tỷ lệ mắc điểm là 0,49 – 0,53%. Tỷ lệ mới mắc trong một năm 0,29 – 0,56‰. Xác suất mắc bệnh 1,26 – 1,44%. Tỷ số bệnh nhân nữ/nam là 0,9. Số bệnh nhân khởi phát ở độ tuổi 15 – 25 có tỷ lệ cao nhất (49 – 65%). Tuổi khởi phát trung bình ở nam là 20 – 25, ở nữ là 25 – 30. Tỷ lệ độc thân ở bệnh nhân nam là 40,58%, ở bệnh nhân nữ là 38,71%. Tỷ lệ ly hôn, ly thân là 5,33%. Tỷ lệ bệnh nhân mạn tính và hay tái phát là 88 – 94%. Tiên lƣợng: số bệnh nhân lành bệnh (ổn định trên 7 năm) khoảng 13% (bệnh nhân nữ lành bệnh so với nam là 5/1); tỷ lệ thuyên giảm tốt là 33%, cả khá và tốt là 50 – 77%.

Nghiên cứu này đƣợc tiến hành từ những năm 1977, và sau đó tiếp tục vào những năm 1999. Đề tài thực hiện cả bốn công đoạn của nghiên cứu dịch tễ học theo quan điểm của các nhà y học: (mơ tả, phân tích, can thiệp và đánh

giá). Điểm hạn chế của đề tài là sử dụng một công cụ nghiên cứu do mình sáng tạo ra, nhƣng lại khơng đề cập đến tính hiệu lực, độ tin cậy của công cụ nghiên cứu. Điều này ảnh hƣớng đến giá trị khoa học của đề tài. Mặc dù vậy, số liệu của đề tài này vẫn rất đáng tham khảo vì đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về dịch tễ học liên quan đến tâm thần học.

Một số nghiên cứu dịch tễ khác về trầm cảm nhƣ của Nguyễn Văn Siêm (2010) cho biết tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm của một làng ven sông Hồng là 8,35%; Lâm Phƣơng Điền cho biết [37] , tỉ lệ rối loạn cảm xúc ở Việt Nam là 3 đến 6%; Bùi Hồng Tâm, Cao Tiến Đức [11] khảo sát tại Quảng Ninh, cho biết tỉ lệ mắc tâm thần phân liệt là 0,21%; động kinh là 0,12%, chậm phát triển tâm thần là 0,15%, nghiện rƣợu là 0,25), sa sút trí tuệ là 0,05%. Trần Viết Nghi & cộng sự [8] cho biết tỉ lệ mắc căng thẳng trên 881 công nhân làm việc tại một công ty giày da là 11,5%.

Nhìn chung những nghiên cứu dịch tễ theo hƣớng này đã cho thấy sự quan tâm của giới chuyên môn về các vấn đề sức khỏe tâm thần. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng theo hai hƣớng: a) đào tạo các nghiên cứu viên để có thể sử dụng bảng hỏi phỏng vấn sâu, b) sử dụng các bảng hỏi điều tra. Cả bảng hỏi phỏng vấn sâu và bảng hỏi điều tra đều dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của hai bảng phân loại bệnh quốc tế DSM IV và ICD 10. Tuy vậy, không thấy các nghiên cứu này xây dựng độ hiệu lực và độ tin cậy của các công cụ phỏng vấn, điều tra này.

1.2.2.2. Những nghiên cứu điều tra các vấn đề sức khỏe tâm thần

Nghiên cứu do McKelvey & cs [31], thực hiện với mục đích xác định tỉ lệ của các vấn đề hành vi, cảm xúc và các điểm mạnh của trẻ từ độ tuổi 4 đến 18 tuối sống tại Hà Nội. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 1526 trẻ em ở hai khu vực dân cƣ tại Hà Nội. Thông tin về các vấn đề hành vi và cảm xúc, điểm mạnh của các em đƣợc thu thập thông qua phiếu điều trả CBCL (bảng kiểm

kê hành vi trẻ em dành cho cha mẹ) do bố mẹ các em thực hiện. Đồng thời với việc thu thập thông tin về các em, nghiên cứu thu thập ý kiến bố mẹ về sự dễ hiểu và rõ ràng của CBCL phiên bản tiếng Việt, dựa vào đó chỉnh sửa để hồn thiện phiên bản Tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nếu dựa trên điểm tiêu chuẩn của Mỹ, từ độ tuổi 4 đến 11 có 5,3% trẻ nam và 7,7% ở trẻ nữ, từ độ tuổi từ 12 đến 18 có 9,5% trẻ nam và 10,1% trẻ nữ đƣợc coi là mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần.

Nghiên cứu của Amstadter [16] đánh giá mức độ các rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên Việt Nam cũng nhƣ nhằm đánh giá các yếu tố có liên quan đến các rối nhiễu này. Để tìm hiểu các vấn đề này, nghiên cứu đã phỏng vấn 1368 gia đình đƣợc các đơn vị nghiên cứu sức khỏe tâm thần ở địa bàn nghiên cứu tại Việt Nam lựa chọn. Các gia đình đƣợc yêu cầu trả lời bộ công cụ SDQ – bộ câu hỏi về điểm mạnh điểm yếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 9,1% thanh thiếu niên cho là có mắc phải các vấn đề về tâm thần. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số liệu có tính nhất qn với số liệu của các nghiên cứu dịch tễ sử dụng công cụ sàng lọc SDQ đƣợc tiến hành ở các nƣớc khác (Mỹ, các nƣớc Phƣơng Đông và các nƣớc không thuộc Phƣơng Đơng). Tuy nhiên, nghiên cứu này có nhiều hạn chế do sử dụng cơng cụ SDQ. Bộ công cụ này rất hữu ích cho việc sàng lọc những vấn đề sức khoẻ tâm thần nhƣng lại có nhiều hạn chế ví dụ nhƣ (a) không đánh giá các vấn đề tâm bệnh nghiêm trọng (ví dụ nhƣ ám ảnh, hoang tƣởng), và (b) khơng phân biệt bệnh cơ thể với các triệu chứng cảm xúc, hoặc (c) hành vi xâm kích với hành vi phạm tội – phá bỏ quy tắc. Bên cạnh đó, mặc dù cỡ mẫu lớn (1368 nghiệm thể) nhƣng lại chỉ tập trung ở hai tỉnh Đà Nẵng và Khánh Hịa, do vậy nghiên cứu này khơng có tính đại diện vùng cũng nhƣ cho quốc gia.

Viện sức khỏe tâm thần ban ngày Mai Hƣơng, khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trƣờng học thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202 học

sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10 - 16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần chung là 19,46 %. Tỷ lệ này đối với nam, nữ, tiểu học, trung học cơ sở, nội thành, ngoại thành khơng có gì khác biệt [42]. Đặng Hoàng Minh và Hồng Cẩm Tú, năm 2009 sử dụng cơng cụ YSR thực hiện khảo sát trên 1727 học sinh, lứa tuổi từ 11- 15, ở 2 trƣờng THCS ở Hà Nội cho thấy tỉ lệ trẻ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần là 10,94% [6].

Nhƣ vậy có thể thấy rằng, các nghiên cứu mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, đã cung cấp những số liệu ban đầu về tỉ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trên một số vùng dân cƣ ở Việt Nam. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần dao động trong khoảng từ 9% đến 20%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thanh niên ở miền bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)