Năng lực tự đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua hệ thống đề kiểm tra phần hóa học vô cơ lớp 9 trung học cơ sở (Trang 29)

1.3.5 .Các bước trong hoạt động tự đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.3.6. Năng lực tự đánh giá kết quả học tập của học sinh

Năng lực TĐG KQHT của HS là khả năng thực hiện một hành động hoặc một hoạt động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có nhằm xác định mức độ kiến thức và năng lực đã đạt được của bản thân so với mục tiêu học tập.

21

Năng lực TĐG KQHT trong bộ mơn Hóa học của HS có thể hiểu là khả năng vận dụng kiến thức đã có vào việc xem xét, đánh giá về việc lĩnh hội khái niệm, định luật, tính chất của các đơn chất, hợp chất, về lời giải các bài tập hóa học, hay về một mức độ kiến thức, kĩ năng, năng lực của bản thân đối với một nội dung hóa học nào đó so với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của bộ mơn Hóa học.

1.4. Thực trạng tự đánh giá kết quả học tập mơn Hóa học của học sinh THCS

1.4.1. Mục đích điều tra

- Điều tra thực trạng của việc TĐG KQHT mơn Hóa học của HS ở trường THCS hiện nay.

- Kế hoạch điều tra:

+ Phát phiếu điều tra đến 205 HS thuộc 3 trường THCS tại huyện Mỹ Lộc + Thống kê và xử lí kết quả điều tra.

1.4.2. Đối tƣợng và phƣơng pháp điều tra

- Đối tượng điều tra gồm 205 HS thuộc 3 trường THCS tại huyện Mỹ Lộc - Phương pháp điều tra : Sử dụng phiếu điều tra

Bảng 1.1. Bảng số lượng phiếu điều tra

STT Trường Số phiếu Phát ra Thu vào 1 Trường THCS Mỹ Hà 115 113 2 Trường THCS Mỹ Thắng 50 48 3 Trường THCS Mỹ Tân 40 30 Tổng số 205 201

1.4.3. Nội dung và kết quả điều tra

Kết quả điều tra ý kiến của HS về vấn đề tự đánh giá kết quả học tập mơn hố học được thống kê trong các bảng sau.

Bảng 1.2. Ý kiến HS về việc sử dụng các loại tài liệu tham khảo

STT Loại tài liệu tham khảo Số lượng % 1 Không sử dụng thêm sách tham khảo,

chỉ làm bài tập của GV cho

41 20,4

2 Sách bài tập hóa học 9 62 30,84

3 Sách hướng dẫn giải bài tập hóa học 9 88 43,78 4 Loại sách về trắc nghiệm hóa học 9 54 26,86 5 Sách, tài liệu, hệ thống đề về tự đánh giá

KQHT mơn Hóa học

22

Bảng 1.3. Bảng thống kê số lượng HS có một số biểu hiện của năng lực TĐG KQHT

Một số biểu hiện của năng lực TĐG KQHT Số lƣợng HS %

1. Đối chiếu bài làm của mình với đáp án, bài mẫu 192 95,52 2. Làm lại bài, đề kiểm tra sau khi đối chiếu đáp án 58 28,85 3. Tự kiểm tra để biết được những kiến thức, kĩ năng

đã nắm được và những kiến thức kĩ năng chưa nắm được

63 31,34 4. Đối chiếu kiến thức, kĩ năng của mình với mục tiêu,

nhiệm vụ môn học

40 19,90 5. Tự đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của mình

trong việc làm các câu hỏi, bài tập và đề kiểm tra

96 47,76 6. Nhờ biết được năng lực của bản thân mà có thể tự đề

ra kế hoạch học tập phù hợp để nâng cao KQHT

38 18,90 Qua phân tích kết quả điều tra ý kiến của HS cho thấy :

- Đa số HS có sử dụng sách tham khảo, tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa, nhưng những tài liệu và sách về TĐG KQHT mơn Hóa học thì ít được HS sử dụng (chỉ chiếm 7,96 %)

- Nhìn chung HS đều biết thực hiện một số cơng việc mang tính TĐG trong q trình học. Tuy nhiên việc TĐG năng lực của bản thân , đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ mơn học cịn thấp (chiếm 19,90 %). Việc đề xuất định hướng kế hoạch học tập trên cơ sở thực trạng học tập của bản thân chưa được các em làm thường xuyên (chỉ chiếm 18,90 %)

Từ thực trạng đó cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao q trình đánh giá HS nói chung và TĐG KQHT mơn Hóa học của HS nói riêng. HS cần có khả năng tự đặt ra câu hỏi trước những vấn đề được học, rồi tự trả lời, để từ đó HS hiểu được mình đã nắm được kiến thức đến đâu, biết được năng lực thực sự của bản thân mình. Thực tiễn ấy làm xuất hiện một nhu cầu là rất cần một hệ thống đề kiểm tra để giúp các em HS tự đánh giá năng lực của mình và đánh giá lẫn nhau. Bên cạnh đó, thơng qua hệ thống đề kiểm tra giúp HS nâng cao năng lực tự học và làm việc độc lập, gợi cho các em một nếp tự đặt câu hỏi cho mình để rồi tự trả lời những câu hỏi đó. Đây cũng là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học ngày nay.

23

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 chúng tôi đã tổng quan các vấn đề lí luận và thực tiễn của đề tài gồm các vấn đề :

1. Định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 2. Kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.

3. Tự đánh giá kết quả học tập của học sinh.

4. Thực trạng tự đánh giá kết quả học tập mơn Hóa học của học sinh THCS. Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:

- Tự đánh giá KQHT của HS có một vai trị quan trọng trong q trình học tập của HS và q trình dạy học của GV, nó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập của HS nói riêng và chất lượng dạy học, giáo dục nói chung.

- Áp dụng có hiệu quả việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực của HS.

- Nghiên cứu xây dựng và tuyển chọn các câu hỏi và bài tập, các đề kiểm tra có chất lượng theo hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của HS.

24

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐỀ KIỂM TRA PHẦN HĨA HỌC VƠ CƠ LỚP 9 THCS NHẰM HÌNH THÀNH NĂNG LỰC TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 2.1. Mục tiêu, cấu trúc phần Hóa học Vơ cơ lớp 9

2.1.1. Mục tiêu của phần Hóa học Vơ cơ lớp 9

Mục tiêu chung của mơn Hóa học ở trường THCS là giúp cho HS một hệ thống kiến thức phổ thơng, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, hình thành ở các em một số kĩ năng phổ thơng, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho HS học lên cao hơn và đi vào cuộc sống lao động.

Chương trình Hóa học Vơ cơ lớp 9 giúp HS đạt được các mục tiêu cụ thể sau :

a. Về kiến thức

- HS trình bày được hệ thống kiến thức phổ thơng, cơ bản ban đầu về tính chất của các hợp chất Vô cơ như oxit, axit, bazơ, muối và của đơn chất kim loại, phi kim, các hợp chất của chúng…

- HS nêu được tính chất, ứng dụng, điều chế một số chất Vô cơ cụ thể.

- HS giải thích được mối quan hệ về tính chất hóa học (TCHH) giữa đơn chất và hợp chất, giữa các hợp chất với nhau.

- HS vận dụng kiến thức về dãy hoạt động hóa học của kim loại, bảng tuần hồn tính chất các ngun tố hóa học, thuyết cấu tạo nguyên tử trong làm bài tập, câu hỏi và giải thích các vấn đề liên quan trong thực tiễn.

- HS trình bày được một số kiến thức cơ bản, kĩ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, q trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa học và mơi trường liên quan đến các chất vô cơ.

b. Về kĩ năng

- HS mô tả và tiến hành những thí nghiệm Hóa học Vơ cơ đơn giản.

- HS vận dụng những kiến thức Hóa học Vơ cơ đã học từng bước có thể giải thích một số thí nghiệm hóa học, hiện tượng hóa học.

- HS vận dụng kiến thức để viết cơng thức cơng thức hóa học, phương trình hóa học (PTHH), giải bài tập Hóa học Vô cơ.

c. Về thái độ

HS hứng thú, ham thích học tập bộ mơn Hóa học, có niềm tin khoa học; có ý thức tuyên truyền và vận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong đời sống, sản xuất;

25

rèn luyện phẩm chất, thái độ cần thiết như cẩn thận, kiên trì, có tinh thần hợp tác trong học tập.

d. Các năng lực cần hình thành và phát triển

- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học. - Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực tính tốn.

- Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống,

2.1.2. Cấu trúc nội dung phần Hóa học Vơ cơ lớp 9

Nội dung phần Hóa học Vơ cơ lớp 9 gồm 33 bài được chia làm 3 chương :

Số TT Bài

Chƣơng 1. Các loại hợp chất vô

Bài 1. Tính chất hóa học của oxit. Khái qt về sự phân loại oxit Bài 2. Một số oxit quan trọng

Bài 3. Tính chất hóa học của axit Bài 4.Một số axit quan trọng Bài 5. Luyện tập .

Bài 6. Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit Bài 7. Tính chất hóa học của bazơ

Bài 8. Một số bazơ

Bài 9. Tính chất hóa học của muối Bài 10. Một số muối quan trọng Bài 11. Phân bón hóa học

Bài 12. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ Bài 13. Luyện tập chương 1

Bài 14. Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối

Chƣơng 2. Kim loại

Bài 15. Tính chất vật lí của kim loại Bài 16. Tính chất hóa học của kim loại Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại Bài 18. Nhôm

Bài 19.Sắt

Bài 20. Hợp kim sắt : Gang, thép

Bài 21. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại khơng bị ăn mịn Bài 22. Luyện tập chương 2

26 Bài 24: Ôn tập

Chƣơng 3. Phi kim. Sơ Phi kim. Sơ lƣợc về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 25. Tính chất của phi kim Bài 26. Clo

Bài 27. Cacbon

Bài 28. Các oxit của cacbon

Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat Bài 30. Silic. Công nghiệp silicat

Bài 31.Sơ lược về bảng tuần hồn các ngun tố hóa học Bài 32. Luyện tập chương 3

Bài 33. Thực hành : Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

2.2. Đặc điểm nội dung kiến thức phần Hóa học Vơ cơ lớp 9

Nội dung phần Hóa học Vơ cơ lớp 9 có những đặc điểm sau:

- Cung cấp cho HS hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản về một số hợp chất vô cơ, một số kim loại và phi kim quan trọng, gần gũi với đời sống và sản xuất.

- Cung cấp một số kiến thức cơ bản, kĩ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, q trình hóa học, thiết bị sản xuất và môi trường

- Đây là nội dung học về nguyên tố và các chất cụ thể nên liên quan nhiều đến TCHH và các hiện tượng hóa học. HS biết được các kiến thức lí thuyết gắn liền với thực tiễn, áp dụng những kiến thức đã học giải thích những hiện tượng trong tự nhiên cũng như trong sản xuất.

2.3. Nguyên tắc và quy trình biên soạn đề kiểm tra

2.3.1. Nguyên tắc chung về biên soạn đề kiểm tra

Để biên soạn đề kiểm tra đánh giá có chất lượng tốt thì cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

a) Đề kiểm tra cần đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung chương trình với nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy với nội dung đánh giá.

b) Thông tin thu được từ đề kiểm tra phải đảm bảo cung cấp được mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và các năng lực cần hình thành, phát triển được quy định trong chương trình mơn học.

c) Đề kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khoa học

27

- Đảm bảo tính phân hóa, phân biệt được trình độ của học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu.

- Đáp án và hướng dẫn chấm rõ ràng, chính xác. d) Đề kiểm tra phải mang tính khả thi

- Về nội dung đánh giá: Nội dung đánh giá phải nằm trong những nội dung đã được quy định trong chương trình, khơng q khó, khơng mang tính chất đánh đố, có tính thực tiễn và phù hợp với đối tượng HS.

- Về hình thức đánh giá: Các hình thức đánh giá là có thể áp dụng được đối với tất cả vùng miền khác nhau, đối tượng HS khác nhau. Mọi HS đều có cơ hội đạt kết quả cao như nhau.

- Đa dạng hố nội dung, hình thức câu hỏi và bài tập nhằm đánh giá được những mục tiêu đã đặt ra cho mơn Hóa học

- Đề kiểm tra được xây dựng trên cơ sở khoa học, có khả năng áp dụng có hiệu quả đối với tất cả HS để nhằm xác nhận một trình độ hoặc nhằm điều chỉnh một vấn đề nào đó về nội dung và phương pháp.

2.3.2. Yêu cầu biên soạn câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra đánh giá năng lực

2.3.2.1. Yêu cầu đối với việc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Các câu hỏi ( hoặc bài tập) trắc nghiệm khách quan cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thể hiện được đúng nội dung và mức độ tư duy cần đo đã được nêu trong chương trình.

- Đặt câu hỏi trực tiếp hoặc tạo tính huống cụ thể.

- Các phương án lựa chọn được viết sao cho HS không thể dùng phương pháp loại trừ để chọn được đáp án đúng một cách dễ dàng.

- Các phương án nhiễu nên dựa trên cách nhận thức sai lệch, các lỗi hay mắc phải của HS.

- Dùng từ và cấu trúc câu đơn giản, dễ hiểu để viết câu hỏi.

- Câu trả lời cho câu hỏi này không nên phụ thuộc vào phần dẫn câu hỏi hay đáp án của câu hỏi khác.

- Phần lựa chọn nên được viết nhất quán và phù hợp với phần dẫn.

- Tránh các đáp án, lựa chọn như : “ Tất cả đều đúng”, “Các đáp án trên đều đúng”, “ tất cả đáp án đều sai”, “ Đáp án khác”....

2.3.2.2. Yêu cầu biên soạn câu hỏi tự luận

28

- Phù hợp với nội dung và mức độ tư duy cần đo đã nêu trong chương trình. - Phải phù hợp với thời gian tìm hiểu đề bài, tìm lời giải và viết câu trả lời. - Điểm số ở mỗi câu có sự tương quan với nhau.

- Chỉ rõ nhiêm vụ HS cần thực hiện bằng cách hướng dẫn cụ thể, phần dẫn câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, khơng nên u cầu q rộng mà bất kì câu trả lời nào cũng có thể là đáp án đúng.

- Mức độ khó của câu hỏi phải phù hợp với khả năng nhận thức của HS song vẫn có khả năng phân hóa HS

- Yêu cầu HS phải thể hiện am hiểu, xác định, sáng tạo và bảo vệ ý kiến của cá nhân nhiều hơn là việc chỉ cần nhớ sự kiện, định nghĩa, thơng tin,...

- Nếu có thể nên làm rõ các vấn đề sau: Độ dài của bài viết, mục đích của bài viết, thời gian cần thiết để viết bài, các tiêu chí cần đạt.

2.3.3. Quy trình biên soạn đề kiểm tra

Bước 1: Xác định nội dung hoặc chuyên đề dạy học cần kiểm tra. Bước 2: Xác định mục đích đề kiểm tra.

Bước 3: Xác định hình thức đề kiểm tra.

Đề kiểm tra (viết) có các hình thức như:  Đề kiểm tra tự luận.

 Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

 Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.

Bước 4: Xây dựng ma trận đề kiểm tra

- Liệt kê các nội dung cần kiểm tra và các cấp độ tư duy cần đánh giá. Xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua hệ thống đề kiểm tra phần hóa học vô cơ lớp 9 trung học cơ sở (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)