1.3.5 .Các bước trong hoạt động tự đánh giá kết quả học tập của học sinh
2.3. Nguyên tắc và quy trình biên soạn đề kiểm tra
2.3.1. Nguyên tắc chung về biên soạn đề kiểm tra
Để biên soạn đề kiểm tra đánh giá có chất lượng tốt thì cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Đề kiểm tra cần đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung chương trình với nội dung giảng dạy, giữa nội dung giảng dạy với nội dung đánh giá.
b) Thông tin thu được từ đề kiểm tra phải đảm bảo cung cấp được mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và các năng lực cần hình thành, phát triển được quy định trong chương trình mơn học.
c) Đề kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khoa học
27
- Đảm bảo tính phân hóa, phân biệt được trình độ của học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu.
- Đáp án và hướng dẫn chấm rõ ràng, chính xác. d) Đề kiểm tra phải mang tính khả thi
- Về nội dung đánh giá: Nội dung đánh giá phải nằm trong những nội dung đã được quy định trong chương trình, khơng q khó, khơng mang tính chất đánh đố, có tính thực tiễn và phù hợp với đối tượng HS.
- Về hình thức đánh giá: Các hình thức đánh giá là có thể áp dụng được đối với tất cả vùng miền khác nhau, đối tượng HS khác nhau. Mọi HS đều có cơ hội đạt kết quả cao như nhau.
- Đa dạng hố nội dung, hình thức câu hỏi và bài tập nhằm đánh giá được những mục tiêu đã đặt ra cho mơn Hóa học
- Đề kiểm tra được xây dựng trên cơ sở khoa học, có khả năng áp dụng có hiệu quả đối với tất cả HS để nhằm xác nhận một trình độ hoặc nhằm điều chỉnh một vấn đề nào đó về nội dung và phương pháp.
2.3.2. Yêu cầu biên soạn câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra đánh giá năng lực
2.3.2.1. Yêu cầu đối với việc biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Các câu hỏi ( hoặc bài tập) trắc nghiệm khách quan cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thể hiện được đúng nội dung và mức độ tư duy cần đo đã được nêu trong chương trình.
- Đặt câu hỏi trực tiếp hoặc tạo tính huống cụ thể.
- Các phương án lựa chọn được viết sao cho HS không thể dùng phương pháp loại trừ để chọn được đáp án đúng một cách dễ dàng.
- Các phương án nhiễu nên dựa trên cách nhận thức sai lệch, các lỗi hay mắc phải của HS.
- Dùng từ và cấu trúc câu đơn giản, dễ hiểu để viết câu hỏi.
- Câu trả lời cho câu hỏi này không nên phụ thuộc vào phần dẫn câu hỏi hay đáp án của câu hỏi khác.
- Phần lựa chọn nên được viết nhất quán và phù hợp với phần dẫn.
- Tránh các đáp án, lựa chọn như : “ Tất cả đều đúng”, “Các đáp án trên đều đúng”, “ tất cả đáp án đều sai”, “ Đáp án khác”....
2.3.2.2. Yêu cầu biên soạn câu hỏi tự luận
28
- Phù hợp với nội dung và mức độ tư duy cần đo đã nêu trong chương trình. - Phải phù hợp với thời gian tìm hiểu đề bài, tìm lời giải và viết câu trả lời. - Điểm số ở mỗi câu có sự tương quan với nhau.
- Chỉ rõ nhiêm vụ HS cần thực hiện bằng cách hướng dẫn cụ thể, phần dẫn câu hỏi phải rõ ràng, chính xác, khơng nên u cầu q rộng mà bất kì câu trả lời nào cũng có thể là đáp án đúng.
- Mức độ khó của câu hỏi phải phù hợp với khả năng nhận thức của HS song vẫn có khả năng phân hóa HS
- Yêu cầu HS phải thể hiện am hiểu, xác định, sáng tạo và bảo vệ ý kiến của cá nhân nhiều hơn là việc chỉ cần nhớ sự kiện, định nghĩa, thơng tin,...
- Nếu có thể nên làm rõ các vấn đề sau: Độ dài của bài viết, mục đích của bài viết, thời gian cần thiết để viết bài, các tiêu chí cần đạt.
2.3.3. Quy trình biên soạn đề kiểm tra
Bước 1: Xác định nội dung hoặc chuyên đề dạy học cần kiểm tra. Bước 2: Xác định mục đích đề kiểm tra.
Bước 3: Xác định hình thức đề kiểm tra.
Đề kiểm tra (viết) có các hình thức như: Đề kiểm tra tự luận.
Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.
Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Bước 4: Xây dựng ma trận đề kiểm tra
- Liệt kê các nội dung cần kiểm tra và các cấp độ tư duy cần đánh giá. Xác định số điểm tương ứng.
- Tính trọng số điểm của mỗi nội dung (dựa vào số tiết quy định trong phân phối chương trình và tầm quan trọng của nó trong chương trình)
- Tính trọng số của mỗi cấp độ tư duy : + Nhận biết : từ 2 đến 3 điểm
+ Thông hiểu: từ 3 đến 4 điểm
+ Vận dụng và vận dụng cao : từ 3 đến 5 điểm
Đảm bảo HS trung bình có thể đạt tổng điểm từ 5 đến 6,5 điểm; HS khá, giỏi có thể đạt tổng điểm từ 7 đến 10 điểm.
- Xác định trọng số câu tương thích với trọng số điểm của mỗi nội dung và mỗi cấp độ tư duy.
29
Bước 5: Xây dựng đề kiểm tra kèm theo đáp án và biểu điểm. Bước 6: Kiểm tra và chỉnh sửa đề kiểm tra
Thông qua các nội dung trên chúng tơi xây dựng hệ thống đề kiểm tra phần Hóa học Vơ cơ lớp 9 trung học cơ sở được trình bày dưới đây.