Mục tiêu của phần Hóa học Vơ cơ lớp 9

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua hệ thống đề kiểm tra phần hóa học vô cơ lớp 9 trung học cơ sở (Trang 33 - 34)

1.3.5 .Các bước trong hoạt động tự đánh giá kết quả học tập của học sinh

2.1.1.Mục tiêu của phần Hóa học Vơ cơ lớp 9

2.1. Mục tiêu, cấu trúc phần Hóa học Vơ cơ lớp 9

2.1.1.Mục tiêu của phần Hóa học Vơ cơ lớp 9

Mục tiêu chung của mơn Hóa học ở trường THCS là giúp cho HS một hệ thống kiến thức phổ thơng, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hóa học, hình thành ở các em một số kĩ năng phổ thơng, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho HS học lên cao hơn và đi vào cuộc sống lao động.

Chương trình Hóa học Vơ cơ lớp 9 giúp HS đạt được các mục tiêu cụ thể sau :

a. Về kiến thức

- HS trình bày được hệ thống kiến thức phổ thơng, cơ bản ban đầu về tính chất của các hợp chất Vô cơ như oxit, axit, bazơ, muối và của đơn chất kim loại, phi kim, các hợp chất của chúng…

- HS nêu được tính chất, ứng dụng, điều chế một số chất Vô cơ cụ thể.

- HS giải thích được mối quan hệ về tính chất hóa học (TCHH) giữa đơn chất và hợp chất, giữa các hợp chất với nhau.

- HS vận dụng kiến thức về dãy hoạt động hóa học của kim loại, bảng tuần hồn tính chất các ngun tố hóa học, thuyết cấu tạo nguyên tử trong làm bài tập, câu hỏi và giải thích các vấn đề liên quan trong thực tiễn.

- HS trình bày được một số kiến thức cơ bản, kĩ thuật tổng hợp về nguyên liệu, sản phẩm, q trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa học và mơi trường liên quan đến các chất vô cơ.

b. Về kĩ năng

- HS mô tả và tiến hành những thí nghiệm Hóa học Vơ cơ đơn giản.

- HS vận dụng những kiến thức Hóa học Vơ cơ đã học từng bước có thể giải thích một số thí nghiệm hóa học, hiện tượng hóa học.

- HS vận dụng kiến thức để viết cơng thức cơng thức hóa học, phương trình hóa học (PTHH), giải bài tập Hóa học Vô cơ.

c. Về thái độ

HS hứng thú, ham thích học tập bộ mơn Hóa học, có niềm tin khoa học; có ý thức tuyên truyền và vận dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong đời sống, sản xuất;

25

rèn luyện phẩm chất, thái độ cần thiết như cẩn thận, kiên trì, có tinh thần hợp tác trong học tập.

d. Các năng lực cần hình thành và phát triển

- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học. - Năng lực thực hành hóa học.

- Năng lực tính tốn.

- Năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành năng lực tự đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua hệ thống đề kiểm tra phần hóa học vô cơ lớp 9 trung học cơ sở (Trang 33 - 34)