Một số nộidung chủ yếu QLNN về KTDN

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về KINH tế (câu hỏi và trả lời) (Trang 69 - 71)

1. QLNN về KTDN là một đòi hỏi khách quan

- KTDN là 1 bộ phận quan trọng của nền kinh tế đất nước. Nhà nước phải thực hiện vai trò quản lý nền kinh tế đất nước trong đó KTDN là bộ phận quan trọng

- KTDN gắn liền với hoạt động ngoại giao của Nhà nước, chính sách ngoại giao và chính sách KTDN hợp thành chính sách đối ngoại của 1 quốc gia. Nếu KTDN không được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng xấu tới chính sách ngoại giao

- Chỉ có Nhà nước mới có đủ tư cách pháp lý để ký các hiệp định kinh tế song phong và đa phương đồng thời Nhà nước phải thực hiện các hiệp định kinh tế đó thông qua hoạt động KTDN

- chỉ có Nhà nước mới có đầy đủ công cụ Nhà nước để thực hiện quản lý nền kinh tế vĩ mô nói chung và KTDN nói riêng

- trong KTDN có mặt tích cực và tiêu cực, chí Nhà nước mới tận dụng được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực.

2. Một số quan đỉêm phát triển KTDN của VN

- thực hiện nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi - Khai thác có hiệu quả những lợi thế của đất nước

+ nguồn nhân lực: dồi dào, khéo léo

+ tài nguyên thiên nhiên: phong phú, nông sản, dầu khí, than đá, hải sản

+ vị trí địa lý thuận lợi trong giao thông đường biển, hàng không, đường bộ, đường sắt, nằm trong khu vực kinh tế lao động, là thành viên của ASEAN, APEC

- đa phương hoá trong quan hệ kinh tế đối ngoại

- giữ vững ổn định chính trị và có mức tăng trưởng kinh tế hợp lý - xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng

+ hạ tầng kinh tế-kĩ thuật: khu CN, điện ... + hạ tầng văn hoá-xã hội: trung tâm y tế ... - phát triển nguồn nhân lực

- thực hiện cải cách hành chính.

D.QUẢN LÝ NN ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN

1. Khái niệm:

- KN đầu tư: Là sự bỏ vốn ra để làm một việc gì đó có tính chất kiếm lợi kinh tế.

- KN dự án: Là một dự định hành động nào đó đã được lập thành phương án hành động cụ thể, căn cứ vào đó có thể đánh giá chính xác để phê chuẩn dự định hành động đó hoặc dự theo đó, dự định hành động đó sẽ được thực thi một cách suôn sẻ.

- KN dự án đầu tư (DAĐT): một trong các loại dự án đã được cụ thể hoá một cách toàn diện, căn cứ vào đó có thể được xem xét chính xác để phê chuẩn hoặc theo đó có thể thực thi dự án một cách suôn sẻ

2. Phân loại:

- Phân theo mục đích cuối cùng mà DA theo đuổi (DA kinh tế, giáo dục, y tế…) - Phân theo chủ thể bỏ vốn (DA dân lập, kết hợp giữa NN và công dân…)

- Phân theo “quốc tịch” của vốn có DA trong nước và nước ngoài 3. Vai trò:

- Giúp chủ thể dự định hành động kiểm tra tường tận dự định của mình về tính chất, khả năng của dự án, tính sẵn sàng của hành động

- DA cần thiết để tổ chức thực hiện, khi việc thực hiện do nhiều người, nhiều bộ phận lực lượng tham gia

- Giúp cho NN hiểu tường tận ý dân khi các DA không phải của NN 4. Các bộ phận cấu thành DA:

- Thuyết minh về lý do đầu tư, lý do dẫn đến có DA

- Những chỉ tiêu, thể hiện mục đích, yêu cầu, mục tiêu mà DA theo đuổi

- Phần thể hiện yếu tố vật chất của DA tức là sau khi hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ bản của DAĐT, công trình phải được tạo ra (vật chất hoá các nguồn vốn đầu tư)

- Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật của công trình - Các giải pháp tạo nguồn lực cụ thể cần cho DA

- Tổng tiến độ triển khai DA 5. Các bước soạn thảo DAĐT:

- Nghiên cứu cơ hội đầu tư: đây là giai đoạn tính toán nhu cầu XH, giai đoạn tìm nơi đầu tư cho nhà đầu tư, tìm lời giải cho câu hỏi: đầu tư vào đâu?

- Nghiên cứu tiền khả thi: các đại lượng chuyên môn- kỹ thuật được hoạch định sơ bộ, khái quát (gọi là thiết kế sơ bộ)

- Nghiên cứu khả thi: toàn bộ công trình được thể hiện đầy đủ về độ phức tạp, quy mô và nội dung, chính xác, toàn diện. Dựa trên đó, chủ đầu tư hoặc cơ quan thẩm định phê chuẩn DA mới có thể đưa ra quyết định cuối cùng

II. QLNN đối với các DA: 1.Sự cần thiết của QLNN

- đối với DA dân lập: NN phải quản lý các DA dân lập vì nếu được thực hiện sẽ có ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng, lợi ích NN qua: đầu ra, đầu vào của DA và các thuộc tính khác của DA (như hình thức sở hữu của chủ đầu tư, quy mô đơn vị…)

- đối với DA quốc gia: NN phải quản lý các DA quốc gia vì đó là vốn của NN bỏ ra. Ban quản lý dự án thay mặt chủ đầu tư (NN) trực tiếp quản lý sử dụng vốn của NN, tuy nhiên, Ban QLDA chỉ chuyên quản với tư cách chủ đầu tư, có thể không thực hiện trọn vẹn trong trách nhiệm đại diện sở hữu vốn nên vẫn phải được sự quản lý của NN

2. Chức năng, nhiệm vụ của QLNN đối với các DA:

- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của đầu ra do các DA gây ra

- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực do việc sử dụng đầu vào của các chủ DA không đứng trên lợi ích toàn diện, lâu dài

- Ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực khác do sự hiện diện các công trình, được tạo ra bởi các DA, như cảnh quan, môi trường…

Đối với riêng DAQG: - Hỗ trợ các Ban QLDA thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu NN tại DA

- Kiểm tra, kiểm soát ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn NN của chính các cán bộ, công chức, được NN cử ra thực thi DA nhằm tránh thất thoát, lãng phí NSNN

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về KINH tế (câu hỏi và trả lời) (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w