Quản lý Nhà nước đối với DNNN

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về KINH tế (câu hỏi và trả lời) (Trang 66 - 68)

5.1. Xây dựng chiến lược, phương hướng, qui hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống DNNN

- vạch ra được lực lượng tương lai của DNNN với tất cả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, dự án xây dựng kinh tế, đầu tư phát triển phải có. - xây dựng được các luận cứ, trả lời được câu hỏi vì sao DNNN cần phải mở ra ở hướng đó, với qui mô và nội dung đó...

Nội dung: khi thực hiện các công vụ trên, công tác quản lý nhà nước phải đề ra được : - Nhiệm vụ chung của sự phát triển kinh tế trong nhiệm vụ tổng thể phát triển xã hội, trong đó nhiệm vụ kinh tế được vạch ra chung cho mọi thành phần, không phân biệt hình thức sở hữu nào.

- nhiệm vụ kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước

- phần tăng, giảm lượng DNNN so với lực lượng hiện diện. Đó là cơ sở xây dựng các dự án tăng cường hoặc giảm bớt các DNNN bằng các phưong thức thích hợp.

- Cần dự án cụ thể để thực hiện việc tăng, giảm các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm: các dự án xây dựng mới, mở rộng, củng cố DNNN, các dự án giải thể, bán khoán, cho thuê, cổ phần hoá DNNN.

5.2. Hoàn chỉnh, bổ sung, đổi mới tổ chức quản lý nhà nước đối với khối DNNN cho phù hợp với sự phát triển thường xuyên của khối này và yêu cầu đặt ra đối với khối DNNN.

- mục đích: tiến hành đều đặn và kịp thời từng bước phát triển của bản thân lực lượng DNNN và từng bước phát triển của thị trường, trong đó đòi hỏi sự quản lý nhà nước đối với DNNN phải biến đổi theo.

+ bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, qui tắc... nhằm điều chỉnh tổ chức bộ máy và quyền hạn trách nhiệm, nghĩa vụ của các DNNN.

+ bổ sung, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các cấp, các ngành trong bộ máy nhà nước để quản lý các DNNN.

- Nội dung:

Tổng kết, đánh giá hệ thống pháp luật, thể chế hiện hành, chỉ ra những bất cập, những điểm không khả thi của chúng, sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Trên cơ sở đó đưa ra những qui định mới, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của doanh nghiệp và của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý các doanh nghiệp. Phần công vụ này nằm trong hoạt động lập pháp, lập qui, xây dựng thể chế kinh tế.

5.3. Tổ chức đầu tư xây dựng DNNN theo kế hoạch, dự án đã lập

- mục tiêu: công vụ này phải được thực hiện với kết quả như sau: biến các kế hoạch, dự án xây dựng mới, xây dựng lại, chuyển đổi sở hữu... thành hệ thống DNNN mới trên thực tế.

- Nội dung:

+ xây dựng mới, xây dựng lại, chỉnh đốn DNNN + chuyển đổi sở hữu DNNN

5.4. Bố trí nhân sự cho bộ máy quản trị các DNNN

Để đảm bảo có được bộ máy quản trị DNNN đáng tin cậy, công tác tổ chức nhân sự trong QLNN đối với DNNN phải giải quyết các vấn đề sau:

- xây dựng điều lệ mẫu và phê chuẩn điều lệ cụ thể của từng DNNN.

- Chọn và bổ nhiệm nhân sự cụ thể ở các vị trí quan trọng của DNNN, như chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc DNNN theo sự phân cấp... chuẩn bị nguồn lực, lựa chọn và sử dụng, đào tạo và đào tạo lại.

5.5. khai thác, sử dụng các DNNN vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà nước.

Đây là việc sử dụng các DNNN vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế của nhà nước như nhiệm vụ kinh tế phục vụ quốc phòng, nhiệm vụ kinh tế thực hiện chương trình ổn định dân cư, nhiệm vụ kinh tế để khống chế các hoạt động kinh tế của các lực lượng mà Nhà nước cần khống chế

- Nội dung:

+ xác định các mục tiêu mà Nhà nước cần đạt trong các lĩnh vực hoạt động xã hội mà Nhà nước quan tâm.

+ xác định các hành vi kinh tế, có khả năng, hoặc có tác dụng đối với việc thực hiện các mục tiêu trên. Chỉ ra những khó khăn trong việc thực hiện các hành vi kinh tế đó và sự cần thiết phải huy động DNNN vào việc thực hiện các hành vi này.

+ giao nhiệm vụ hoạt động kinh tế trên cho DNNN

+ chuyển giao những phương tiện cần thiết, đủ để cho DNNN thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ được giao, áp dụng các biện pháp, chính sách ưu tiên, ưu đãi nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.

+ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ nói trên nhằm buộc các DNNN thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao tương xứng với mong muốn của Nhà nước và phù hợp với những nỗ lực ưu đãi của Nhà nước đối với họ.

5.6. Quản lý vốn và lãi của vốn nhà nước trong các DNNN nói riêng, trong tất cả các doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

- Mục tiêu là bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước và nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư của Nhà nước.

- Nội dung quản lý:

+ kiểm kê tài sản và vốn của DNNN trong từng năm. + thực hiện kiểm toán đối với các DNNN

+ thực hiện thanh tra tài chính khi cần thiết.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về KINH tế (câu hỏi và trả lời) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w