a, Yêu cầu của nguyên tắc
- Các cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệt vào hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà nước. Tức là Nhà nước không giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp khi vấn đề đó là vấn đề thuộc hoạt động quản trị kinh doanh.
- Nhà nước không đồng thời thực hiện 2 chức năng: quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh
b, Vì sao có nguyên tắc này:
- Ai có đủ thông tin người đó ra quyết định mới đúng. Thông tin về sản xuất kinh doanh cụ thể trong doanh nghiệp thì chỉ có doanh nghiệp và tập thể lao động nắm vững do vậy để họ ra quyết định là đúng đắn nhất
- Trong nhiều năm trước đây Nhà nước ta đã có sự nhập cục 2 loại quản lý này trong một cơ quan quản lý Nhà nước hoặc trong một doanh nghiệp nên làm cho hệ thống doanh nghiệp sơ cứng mà cơ quan Nhà nước thì quan liêu
- Việc nhập cục hai chức năng, nhiệm vụ quản lý trên trong một chủ thể sẽ làm cho: + Sự quản lý của Nhà nước không nghiêm minh do "vừa đá bóng, vừa thổi còi". Điều này dễ xảy ra trong việc quản lý các doanh nghiệp Nhà nước
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh xơ cứng, đơn điệu, trì trệ... do trí sáng tạo của đông đảo doanh nhân không được phát huy.
+ Khi nền kinh tế đã chuyển sang đa sở hữu, Nhà nước không có quyền can thiệt vào nội bộ doanh nghiệp quá sâu, đến mực chạm cả vào nghiệp vụ quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước.
c, Sự khác nhau căn bản giữa hai loại quản lý nói trên:
- Khác nhau về mục tiêu mà chủ thể theo đuổi. Đối với doanh nhân là lợi nhuận. Đối với nhà nước là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh
- Khác nhau về phạm vi mỗi chủ thể cần quản lý. Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Doanh nhân quản lý doanh nghiệp của mình
- Khác nhau về phương thức, phương pháp mà mỗi chủ thể sử dụng trong quản lý Nhà nước áp dụng tổng hợp các phương thức, phương pháp. Doanh nhân áp dụng chủ yếu là phương pháp kích thích và thuyết phục