Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp I Những kiến thức chung về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về KINH tế (câu hỏi và trả lời) (Trang 64 - 65)

I. Những kiến thức chung về doanh nghiệp

1. Khái niệm doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế của công dân khi có đủ các dấu hiệu do Luật định. Các dấu hiệu đó thường là:

- Mức độ tài sản, thường được gọi là vốn pháp định - Có tên gọi, có thương hiệu

- Doanh sở được công bố theo địa chỉ hoặc công bố các mã hiệu liên lạc. - Pháp nhân đại diện được công nhận về mặt pháp lý.

2. Các cách phân loại doanh nghiệp

3. Hệ thống các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam

Các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành của ta thể hiện trong hệ thống các Luật chủ thể kinh doanh như Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp năm 2000, Luật các tổ chức tín dụng thương mại.

II. Vai trò của các loại hình doanh nghiệp theo sở hữu trong nền kinh tế quốc dân của nước ta.

1. Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)

2. Vai trò của các công ty cổ phần có vốn của Nhà nước. 3. Vai trò của htx trong nền kinh tế quốc dân

4. Vai trò của doanh nghiệp tư bản tư nhân

III. Phương hướng và nội dung quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp 1. Sự cần thiết khách quan của QLNN đối với các DN

- Để tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các doanh nhân phải giải quyết hàng loạt vấn đề, trong đó có những vấn đề mà từng doanh nhân riêng biệt không đủ khả năng giải quyết.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nhân tham gia nhiều mối quan hệ lợi ích. Các quan hệ này có khả năng dẫn tới xung đột mà chỉ có Nhà nước mới có khả năng xử lý đúng các xung đột đó. Ví dụ như quan hệ giữa doanh nhân với nhau, giữa doanh nhân với người lao động, giữa doanh nhân với xã hội nói chung.

Trong số các doanh nghiệp có một số DNNN, có vốn của Nhà nước nên Nhà nước không thế không quan tâm

1. Chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp - Chức năng bảo vệ lợi ích giai cấp

- chức năng bảo vệ lợi ích công dân trong các quan hệ kinh tế - chức năng hỗ trợ doanh nhân lập nghiệp kinh tế

- chức năng bảo vệ công sản và phát huy vai trò, tác dụng của hệ thống DNNN trong nền kinh tế thị trường.

2. Phương hướng can thiệp của Nhà nước vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

3.1 Xét theo mục đích can thiệp, có ba hướng lớn sau đây:

- Can thiệp để ngăn chặn, hạn chế các tác hại của các hoạt động của các doanh nhân và doanh nghiệp

- Can thiệp để giúp đỡ các doanh nhân và doanh nghiệp sao cho họ có thể thành đạt trong sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà quốc gia cũng hùng mạnh.

- Can thiệp để bảo vệ lợi ích của công dân, cộng đồng.

3.2. Xét theo nội dung hoạt động của doanh nghiệp có một số hướng lớn sau đây:

- Quyết định hình thức sở hữu của doanh nghiệp, mà nội dung cụ thể là cho phép hay không cho phép có hình thức sở hữu này hoặc hình thức sở hữu kia, cho phép một loại sở hữu cụ thể nào đó được hoặc không được kinh doanh trên lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác vì lý do chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh quốc gia.

- Định hướng tổ chức quản lý của nội bộ doanh nghiệp định hướng điều lệ doanh nghiệp, ban hành điều lệ mẫu, qui định các tiêu chuẩn đối với từng loại doanh nghiệp về vốn, về nhân sự, về hệ thống sổ sách, biểu mẫu thống kê, kế toán v.v...

- Hướng dẫn phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Can thiệp vào việc thực hiện các biện pháp của các doanh nghiệp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ. Cụ thể :

+ Việc sử dụng tài nguyên và mọi công sản vào quá trình kinh tế. + Việc gây ô nhiễm môi trường.

+ Việc phân bố địa điểm sản xuất chung của doanh nghiệp cũng như phân bố chi tiết trong nội bộ doanh nghiệp.

- Nhà nước quản lý vấn đề thống nhất hóa, tiêu chuẩn hóa sản phẩm, bản quyền kiểu dáng sản phẩm.

- Nhà nước định hướng sự lựa chọn đối tác quan hệ của các doanh nhân, đặc biệt là các quan hệ với người nước ngoài để ngăn ngừa được các tác động ngoại xâm về mọi phương diện: văn hoá, chính trị, an ninh, dịch bệnh ....

- Nhà nước can thiệp vào các hoạt động tự bảo vệ của các doanh nghiệp nhằm giúp họ chống lại mọi đe doạ về tài sản và tính mạng, cũng như các bất trắc, rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh do thiên tai, địch hoạ hoặc bất kỳ sự đe doạ nào.

Một phần của tài liệu QUẢN lý NHÀ nước về KINH tế (câu hỏi và trả lời) (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w