Bài văn về lòng trung thực

Một phần của tài liệu Những bài văn hay và xúc động (Trang 72 - 80)

cách hành văn và nhận thức của các em học sinh hiện nay về lòng trung thực trong cuộc sống.

Đề

Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống.

Bài làm

1. Bài của Phan Thanh Hưng - Thành phố Quy Nhơn, Bình Định (Hoa học trị online)

Cuối năm lớp 9, trước ngày thi tốt nghiệp cô giáo yêu cầu chúng tôi làm một bài văn nghị luận về lòng trung thực thi cử. Nghe xong đề Văn, cả lớp hầu như tên nào cũng cười sung sướng và vỗ tay ầm ĩ. Đứa cười đề quá dễ, đứa thì phấn khởi vì đề ăn lạ và thoải sức sáng tạo. Riêng với tơi, đề dễ hay khó khơng quan trong mà điều quan trọng là đề văn ấy có sẵn trong mớ tài liệu tham khảo dầy cộp mà tôi mang theo hay không.

Chỉ một lúc sau, cả lớp trở nên n ắng. Tơi liếc nhìn xung quanh, người đang vị đầu bứt tai tìm ý tứ, có bạn đã viết say sưa… Liếc mắt nhìn cơ, tơi thấy cơ đang tập trung vào tập bài kiểm tra của lớp khác. Tôi biết thời cơ hành động đã đến. Thật may cho tơi, một đề bài lạ như thế cũng có sẵn trong cuốn sách văn mẫu. Tơi hí hứng chép. Sau 20 phút âm thầm, tôi chép xong phần nửa phần thân bài. Liếc mắt nhìn cơ, cơ vẫn khơng mảy may nghi ngờ hay chú ý đến tơi. Đã có lúc, tơi cịn… tự hào với “trình” quay cóp của mình.

Tơi cứ vơ cảm chép cho đến khi đọc tới một đoạn trong bài văn mẫu: “…thật xấu hổ thay những bạn học sinh lười biếng, đầu óc rỗng tuếc mà gian lận để đạt điểm cao…”. Cơ thể tơi như có một luồng điện chạy qua. Tay tôi bỗng nhiên cứng lại, dù cố viết nhưng

nét chữ trở nên nguệch ngoạc. Thật khôi hài và mỉa mai làm sao, đôi tay tôi đang say sưa viết những lời châm biếm chính bản thân tơi.

Tơi bng bút, ngồi thẫn thờ cho đến khi tiếng trống hết giờ vang lên. Tôi gấp bài làm dở, bỏ vào ngăn bàn và nộp một tờ giấy trắng trống trơn. Bài kiểm tra ấy tơi nhận một điểm 0.

Đó là bài văn điểm kém nhất và… ít chữ nhất trong số những bài văn tôi đã viết. Nhưng với riêng tơi, nó đã thực hiện sứ mệnh riêng của mình, thức tỉnh tôi bằng giá trị của lịng trung thực. Đó là bài kiểm tra cuối cùng tơi quay cóp trong cuộc đời học sinh của mình.

2. Bài của Bùi Hồng Tám - Trường THPT Chơn Thành, Bình Định (Diễn đàn website trường THPT Chơn Thành)

Trong thư Ngày 20/11, Bộ trưởng đã cảnh báo: “sự giả dối vẫn đang tồn tại trong ngành và trong xã hội”. GS Hoàng Tụy, một nhà khoa học nổi tiếng bởi sự chính trực đã từng kêu lên: “Dân tộc Việt Nam khơng có truyền thống giả dối. Bệnh giả dối là một nỗi quốc nhục”.

Vâng. Giả dối là nỗi quốc nhục nhưng buồn thay, chúng ta đang phải sống chung với sự giả dối dù trong sâu thẳm, mỗi người đều khao khát được sống trung thực với mọi người, trung thực với chính mình. Thế nhưng ai cho họ sự trung thực? Làm sao có thể sống trong sự trung thực khi xung quanh tràn lan sự lọc lừa, dối trá?

Thưa thầy, em hoài thai vào cái đêm giao hoan của hai “kẻ trộm”: “Ngủ với vợ mà như ăn trộm – Khơng cái sợ nào bằng cái sợ có con” – Thơ Nguyễn Duy. Khi cái bào thai ba tháng tuổi là em ngo ngoe trong bụng đã thấy mẹ vo vo tờ polime dúi vào tay ông bác sĩ siêu âm để mua lấy câu trả lời lách luật: “Cháu đái ngồi (con gái) hay đái đứng (con trai)?”. Ngày em chào đời, hình ảnh đầu tiên mà em nhận thấy bà em gấp gấp tờ polime đút vào tay cô hộ lý để “tắm cho cháu nhẹ nhàng”. Hai tuổi, em đi mẫu giáo, ba em cầm cuốn “Sổ vàng” mặt nghệt như người vừa bị trấn lột. 6 tuổi, em đi học. Đó là cuộc đua chạy trường, chạy lớp mà phương tiện là những chiếc “phong bì” lặc lè ngoại tệ. Em vào

đại học. Em đi xin việc. Em làm dự án. Em sinh con. Con em đến trường… Rồi mai ngày khi em mất đi, chắc chắn con em sẽ làm như bố em ngày ơng em mất: Lo lót cái phong bì để có chỗ nằm trong nghĩa địa. Hành trình làm người là hành trình giả dối.

“Dân tộc Việt Nam khơng có truyền thống giả dối”. Thạch Sanh 3 lần bị phản bội vẫn ơn Lý Thông như một ân nhân. Mị Châu mất đầu vẫn giữ niềm tin ở tên Tàu gian Trọng Thủy. Cô Tấm ba lần bị lừa vẫn tin ở tình yêu thương nơi mụ dì ghẻ độc ác. Dân tộc Việt Nam không chỉ trung thực mà thành thực đến ngây thơ. Sự dối trá đến với dân tộc ta từ bao giờ? Ai đầu têu và nuôi dưỡng sự dối trá này, thưa thầy?

Sống trong đảo người gù, ai thẳng lưng là dị dạng. Nếu không muốn bị coi là dị dạng, bị cộng đồng xua đuổi đương nhiên khơng gù cũng phải cịng xuống thành gù. Ai cho họ thẳng lưng? Ai cho họ trung thực? Có nơi đâu mà sự trung thực bị coi như một nhược điểm, thậm chí ngu xuẩn, điên rồ, thưa thầy?

Dù muốn có một kỳ thi trung thực nhưng làm sao em trung thực được khi bên cạnh em là sột soạt tiếng mở bài dưới sự che chở của giám thị? Khi cho thi đề này, một lần nữa thầy lại bắt chúng em phải nói dối bằng những lời sáo rỗng, khơng phải của mình bởi nếu viết trung thực suy nghĩ của mình, chắc chắn em sẽ bị điểm 0.

Trung thực rất cần sự dũng cảm. Thầy có đủ dũng cảm để cho bài thi này dù chỉ là 1/2 điểm?

Nhưng em biết, thầy sẽ… im lặng!

3. Hoàng Anh Tuấn trao đổi với bài của Bùi Hoàng Tám

Nếu là thầy chấm, thầy cho sẽ cho em 8 điểm về nhận thức với những sự việc diễn ra trước mắt, trong cuộc sống hàng ngày và dám viết trung thực về những điều em đã nghĩ. Nhưng em vẫn khơng có 2 điểm như hai con mắt “là cửa sổ tâm hồn” để hướng về điều tốt, điều thiện, điều trung thực của cuộc sống. Cuộc sống vẫn còn nhiều người tốt, sống trung thực, giàu lòng nhân ái, vị tha. Dân tộc Việt Nam vẫn sống như cây tre Việt Nam trước phong ba bão táp, vẫn “sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà” với khát vọng của hồ bình, tình u và hạnh phúc.

Trong cuộc sống có lúc số 2 sẽ có ý nghĩa nhiều lần hơn số 8. Nếu thầy dạy em và chấm bài của em, thầy sẽ không im lặng và sẽ nói với em nhiều để em hiểu rằng: Cái vĩnh cửu của con người và cuộc đời là cái tốt, cái thiện; là bản lĩnh, tình thương yêu của con người và niềm tin yêu cuộc sống.

Bài văn về 'trái tim tật nguyền' của học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, Tp Hồ Chí Minh

VietNamNet trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài làm của em Đồng Lê Mỹ Thiên. Bài viết

này chỉ yêu cầu viết trong 400 chữ và phải làm cùng với nhiều câu hỏi khác trong thời gian thi 120 phút.

Cuộc sống hiện đại mỗi lúc một nâng cao mức sống của mỗi chúng ta. Con người hài lịng với những bước tiến của cơng nghệ. Y học tự tin cứu chữa mọi căn bệnh, chứng tật nguyền,… Nhưng điều đáng nói là rất nhiều người trong cuộc sống hiện nay đang mang một khiếm khuyết rất lớn mà họ ít khi biết cũng như y học khơng thể phát hiện và chữa trị. Đó là những con người mang “trái tim tật nguyền”.

Cụm từ trên nghe có vẻ lạ tai, nhưng nó trầm trọng và đáng quan tâm hơn bất cứ mất mát nào. Câu chuyện của một thanh niên hư hỏng và một con người cao thượng càng làm ta nhức nhối thêm về cụm từ “trái tim tật nguyền”.

Một thanh niên mang nickname “Kẹo mút chơi bời” đã kể lại câu chuyện mình và nhóm bạn đâm chết cụ già ngay trên mạng với thái độ lạnh lùng đến đáng sợ, giọng điệu xấc xược đến đáng kinh ngạc! Trong khi đó ở Bình Dương, anh Trần Đỗ Huy tuy khơng may mắn được lành lặn, nhưng anh đã dùng tất cả tấm lịng, khả năng của mình để cứu

giúp người cùng cảnh ngộ và bản thân anh thì từ chối mọi sự giúp đỡ. Hai câu chuyện đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm, đặc biệt là với người thanh niên thứ nhất.

Cuộc sống vốn địi hỏi con người phải ln nỗ lực vươn lên không ngừng để tồn tại, để khẳng định mình. Sự vươn lên ấy, đối với người bình thường đã là cả một thách thức, đương nhiên đối với những người không may mắn bị mất đi một phần thân thể, lại càng khó khăn gấp bội. Thật cảm động vì những người bất hạnh, tật nguyền ấy, bằng ý chí, bằng niềm tin vẫn đang vươn lên không mệt mỏi để khẳng định giá trị của mình và đóng góp cho cuộc đời những điều tốt đẹp.

Vậy mà đáng buồn thay, trong cuộc sống lại đang tồn tại những người tuy không tật nguyền về thể xác nhưng lại tật nguyền về tâm hồn. Đó là điều đáng sợ nhất, bởi lẽ họ là những con người lành lặn nhưng mang “trái tim tật nguyền”. “Trái tim tật nguyền” là một trái tim khơng lành lặn hiểu theo nghĩa bóng, nó là sự mất mát những khả năng kỳ diệu của con tim như tình u đồng loại, sự cảm thơng, bao dung tha thứ,…

Người mang “trái tim tật nguyền” tuy khơng bị pháp luật xử lí, nhưng thái độ vơ cảm, thậm chí vơ nhân tính của họ thực sự đã làm tổn thương đến nhiều người, là mối nguy hại đối với xã hội. Hành vi đáng lên án của người thanh niên có tên “Kẹo mút chơi bời” có lẽ mới chỉ như một phần nổi của tảng băng. Đâu đó trong cuộc sống, ngày hơm nay, hơm qua, người ta vẫn phải chứng kiến cảnh những thanh niên lợi dụng “hôi của” từ một tại nạn trên đường phố, hay gây tại nạn rồi bình thản bỏ đi, mặc người bị nạn rên xiết trên đường vắng. Tội ác của kẻ sát nhân Lê Văn Luyện ở Bắc Giang đến hơm nay vẫn cịn như một ám ảnh và làm đau lịng bất cứ một người có lương tâm nào…

Có vẻ như cuộc sống gấp gáp hiện tại mỗi lúc một đẩy con người ra xa nhau hơn. Ngày càng nhiều đứa trẻ cảm thấy thiếu vắng mối quan tâm, sự gần gũi, thiếu vắng bàn tay chăm sóc, bảo ban ân cần của cha mẹ. Những ảnh hưởng của phim ảnh, trò chơi bạo lực, sự tràn lan của lối sống cá nhân, thực dụng,… đã khiến nhiều trái tim của giới trẻ trở nên “tật nguyền”. Điều này có thể cịn xuất phát từ những ngun nhân chủ quan. Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường giáo dục tốt nhưng lại có suy

nghĩ và hành động lệch lạc, bởi lẽ, họ khơng có ý thức hồn thiện mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những tình cảm nhân ái, yêu thương đồng loại…

Cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì lối sống của “trái tim tật nguyền” cũng đã mang lại rất nhiều nguy hại cho xã hội. Nó đẩy con người ra xa nhau, chia rẽ và làm mất đi niềm tin, tình thân ái… Một gia đình có một đứa con hư, gia đình ấy khơng thể n bình. Một xã hội cứ mãi phải hứng chịu hậu quả từ lối sống ích kỷ, mất nhân tính sẽ khó mà phát triển. Thế hệ tương lai sẽ ra sao? Con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế sẽ cịn lại ấn tượng gì? Cịn đâu bao truyền thống đạo lý tốt đẹp mà ông cha ta đã cố công gìn giữ bao đời?...

Giải quyết vấn đề nan giải này không đơn giản chút nào! Mỗi người cần tự xem lại mình, quan tâm nhiều hơn đến đời sống xung quanh. Xã hội cần nhân rộng, học tập những tấm gương sống đẹp như anh Trần Đỗ Huy trong câu chuyện của báo Tuổi trẻ, bởi lẽ, con người ấy “tàn mà khơng phế”. Chính anh, với trái tim tràn đầy nhân ái và nghị lực, lại đang “đánh thức”, cảnh tỉnh nhiều người. Nhà trường và đoàn thanh niên nên tổ chức thường xuyên các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp và có ích. Bên cạnh đó, những dịng tin tức vơ cảm theo kiểu Kẹo mút chơi bời cần được các cơ quan chức năng theo dõi, nhắc nhở và thậm chí trừng trị, bởi đó khơng đơn giản chỉ là trò đùa trên mạng! Cần nghiêm trị đối với những thanh niên có hành vi cơn đồ, coi thường pháp luật như vậy.

Để hồn thiện mình, tơi tự biết mình phải nỗ lực nhiều. Đôi khi phải thay đổi một cách nhìn, thay đổi một thái độ. Có thể đó là chúng ta tự thấy mình đáng sống hơn, có giá trị hơn? Hãy bắt đầu bằng thái độ nghiêm khắc với bản thân mình, tự nhận thức những giá trị, giúp đỡ người thân rồi giúp đỡ mọi người xung quanh, biết đâu đó lại là bước khởi đầu cho liệu trình điều trị “trái tim tật nguyền”.

Cuộc sống đang trơi qua từng phút, từng giờ. Ai cũng có khả năng cải tạo cuộc sống này, nhưng nếu mang “trái tim tật nguyền”, ta sẽ khơng làm được điều gì cả.

-------------------

Bài văn gây xúc động người thầy của học sinh lớp 10

Một phần của tài liệu Những bài văn hay và xúc động (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w