Những bài văn xúc động của học sinh Nhật Bản sau thảm họa động đấ t- sóng thần

Một phần của tài liệu Những bài văn hay và xúc động (Trang 152 - 159)

(ĐCSVN) - Sau thảm họa kép động đất, sóng thần ngày 11/3/2011 tại Nhật

Bản, một cuộc thi viết văn với chủ đề "Suy nghĩ về trận động đất sóng thần và những việc chúng ta có thể làm được cho Nhật Bản và cho thế giới" đã được Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức cho học sinh trên toàn nước Nhật. Cuộc thi đã thu hút số lượng học sinh tham gia kỷ lục là 75.662 em. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin giới thiệu tới bạn đọc một số bài viết được giải.

1. Lời bố dạy (Giải đặc biệt)

Vào ngày 11 tháng 3, một thiên tai khủng khiếp xưa nay chưa từng có đã tấn cơng vùng Đơng Bắc, miền Đơng Nhật Bản, làm khơng ai có thể quên được. Khi đi học về thì bố em, một nhân viên cứu hộ đã có mặt chờ lệnh ở Cục phịng cháy chữa cháy. Bố đã nhận lệnh từ giờ cho đến chiều tối phải xuất phát hướng về vùng bị nạn dù chưa biết địa điểm cụ thể với tư cách là một thành viên của đội cứu hộ phòng cháy chữa cháy khẩn cấp của tỉnh Kyoto. Em khơng lo lắng gì cả. Trên tivi liên tục đưa lên những cảnh tượng không thể nào tin nổi, em vừa xem vừa cầu nguyện cho bố cứu được nhiều người.

Từ dự định đi về vùng Kanto chuyển hướng sang vùng Đông Bắc, trong lúc đường xá đi lại khó khăn, xăng dầu chỉ được cung cấp có hạn, đội của bố đã đến một nơi gọi là thị trấn Minami Sanriku tỉnh Miyagi. Trên tivi chiếu cảnh người lánh nạn trong trường cấp hai và bệnh viện, chờ được cứu trợ, cảnh những ngơi nhà bằng xi măng sắt thép thì giờ chỉ còn trơ lại bộ khung sắt, cảnh những ngơi nhà to cũng bị sóng thần cuốn đi tạo thành một đống đổ nát chất cao như núi của thị trấn. Sau khi bố tới vùng bị nạn, em không liên lạc được với bố nhưng tin là bố khơng có vấn đề gì với cơng việc nên em quyết định ít nhất thì cũng trơng nom nhà cửa cho thật tốt để bố không phải lo lắng mà yên tâm làm việc.

Đội cứu hộ đầu tiên của bố được trang bị trong ba ngày để đi cứu trợ đã trở về bình yên sau năm ngày kể từ hơm xuất phát. Vẫn là bố bình thường như mọi khi nhưng buổi

tối hơm đó gia đình em đã nhìn thấy nước mắt của bố. Những người biết được bố trở về đã gọi điện đến, và bố vừa khóc vừa kể về tình hình của vùng bị nạn.

“Tơi đã khơng thể làm được cái gì”. “Khơng cịn cái gì có thể cứu vãn được”.

“Chúng tơi thì khơng sao, nhưng ở vùng bị nạn thì thiếu thốn đủ thứ”.

Lần đầu tiên trong đời em ngỡ ngàng khi thấy bố khóc. Em cảm thấy khơng thể kết thúc ở đây được khi một trải nghiệm đã làm cho tâm hồn bố xao động đến thế này, nên em đã kể về việc bố đi đến vùng bị nạn ở trường học. Ngay lập tức bố đã quyết định sẽ kể chuyện về những trải nghiệm trong vùng bị nạn ở trường học.

Theo dự định thì chúng em sẽ đi du lịch theo trường vào tuần sau ngày xảy ra trận thiên tai kép động đất sóng thần tại miền Đông Nhật Bản, nhưng có quyết định hỗn lại. Trận đại thiên tai kép động đất sóng thần này khơng cịn là chuyện của riêng mợt ai nữa rồi. Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe bố em nói chuyện. Bố nói, ở vùng bị nạn có một học sinh trung học bản thân cũng là người gặp nạn, tin tức về sự sống cịn của gia đình thậm chí cũng chưa biết rõ mà vẫn động viên một cụ già đang than thở muốn chết. Những bạn nhỏ tích cực làm việc trong những nơi lánh nạn mà khơng có thứ gì hết, thiếu ngay cả những bàn tay giúp đỡ của các tình nguyện viên. Bố nói về tình hình tìm kiếm gia đình khơng biết sống cịn ra sao, sự nương tựa vào nhau của những người sống sót mợt cách kỳ diệu. Bố kết luận rằng: “Bác muốn các cháu cảm nhận được tầm quan trọng của sự sống hơn bất cứ cái gì, hiểu rõ về sức mạnh và ý nghĩa của sự sống”. Trên mắt bố khơng có giọt nước mắt nào.

Như lời bố đã nói, em sẽ nâng niu sự sống của mình và trở thành một người mang hạnh phúc đến cho người khác. Em khơng có tiền bạc cũng khơng có sức lực. Nhưng với vẻ mặt tươi cười và sức sống thì em có đủ để chia sẻ được với mọi người. Và rồi trong tương lai, em muốn trở thành người có những suy nghĩ tích cực và có thể hành động để giúp được ai đó đang gặp khó khăn hay đau buồn.

2.Hai bàn tay (Giải đặc biệt)

“Khi già đi thì đừng qn là mình có hai bàn tay. Một bàn tay là để giúp mình và bàn tay kia là để giúp người”.

Đó là câu nói mà Audrey Hepburn, một nữ diễn viên nổi tiếng của Mỹ đã nói trước hai người con trai khi bà ở trên giường bệnh lúc cuối đời. Trước khi mất bà đã dành bốn năm cống hiến công sức để cứu giúp các em nhỏ sống trong hoàn cảnh khốn khó trên thế giới.

Bàn tay là cái gì nhỉ ?

Vào năm 2009, trên thế giới ước khoảng 8,1 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đã bị chết. Khoảng một nửa trong số đó là do các bệnh như viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét, là những bệnh có thể phịng chống và điều trị được.

Hơn nữa, ở những nước chưa hết chiến tranh, có nhiều em nhỏ bị mất gia đình và các em đang phải tận mắt chứng kiến những cảnh tượng đó. Ngồi ra các em cịn bị sử dụng làm vũ khí cho chiến tranh.

Một đứa trẻ 15 tuổi như em bây giờ, như thế nào là bàn tay có thể chìa ra cứu giúp các em nhỏ ấy.

Sinh sống ở Nhật Bản, trong cuộc sống hàng ngày của mình, em không hề thiếu thốn một thứ gì. Em cảm thấy cuộc sống đầy đủ là điều đương nhiên. Và rồi đến 15 tuổi, cuối cùng em đã nhận ra được sự tồn tại của các em nhỏ kém may mắn trên thế giới.

Trong lúc em đang ăn cơm thì các em nhỏ Kenya đang khổ sở vì nạn đói. Trong khi em đang tiếp thu bài giảng ở trường học thì các em nhỏ sống ở Sa mạc Sahara Nam Châu Phi không biết đến từ ngữ. Đêm về, khi em đang ngủ trên giường thì các em nhỏ Afghanistan đang cầm súng trên tay để tham gia cuộc chiến tranh. Rồi ngay trong lúc này đây, khi em đang viết ra những suy nghĩ này về thế giới, vẫn cịn có rất nhiều trẻ em trên thế giới đang bị cướp đi mạng sống.

Chắc chắn là lúc này em chưa có được hai bàn tay.

Dù có những em trai chưa kịp đón ngày sinh nhật vào lúc 5 tuổi đang khổ sở vì bệnh sốt rét, hay có những em gái đang bị đau đớn cả tâm hồn và thể chất khi bị chiến

tranh cướp đi mạng sống của bố mẹ mình thì bây giờ em vẫn chưa có một bàn tay để chìa ra cứu giúp.

Tuy nhiên, trong tương lai thì khơng biết được. Trong tương lai, khi em đã ý thức rõ ràng về bàn tay kia của mình thì em muốn là người có thể chìa tay ra giúp người khác bất cứ lúc nào.

Vì điều đó, việc bây giờ mà một đứa trẻ 15 tuổi như em có thể làm là tìm hiểu về trẻ em trên thế giới, những ấn tượng mạnh đã cảm nhận, nỗi đau buồn, sự cực khổ, niềm thanh thản trong cuộc sống đủ đầy, và rồi là sự bất lực khi cảm thấy mình khơng có được hai bàn tay. Bây giờ em đang cảm nhận, cảm giác thành thực và tươi mới này sẽ là sợi dây kết nối với chính em trong tương lai.

Với niềm tin trong tương lai có được hai bàn tay, giờ đây em sẽ mãi trân trọng cảm giác này. Để có được hai bàn tay trong tương lai, giờ đây em sẽ nguyện sống hết mình.

Vì đơi bàn tay chắc chắn sẽ là sức mạnh.

3. Tình thương khơng biên giới (Giải xuất sắc)

Vào ngày 11 tháng 3, thảm họa kép động đất sóng thần kinh hồng, rồi đến tai nạn của nhà máy phát điện nguyên tử đã xảy ra ở vùng Đơng Bắc. Có một người Mỹ vì đứng ngồi khơng n trước một loạt những hình ảnh sửng sốt đã chất hàng hóa cứu trợ lên chiếc xe ô tô một khoang rồi từ Kyoto lao tới vùng Đơng Bắc. Đó là một người quen của mẹ em tên là Robert Mangold. Lý do để bác ấy hành động như vậy là vì bác ấy cảm thấy rằng đó là sứ mạng của mình, và ngay lúc này rất cần những kinh nghiệm mà bác đã có được trong các buổi tập huấn của đội hải quân Mỹ và các kỹ thuật của một người thợ mộc chuyên nghiệp. Em cũng rất muốn đi cứu trợ ở vùng Đơng Bắc nhưng mẹ em ngăn cản vì lo sợ ảnh hưởng của chất phóng xạ, nên em sẽ kể lại câu chuyện của bác Robert mà em đã đến thăm sau khi bác ấy trở về Kyoto.

Từ đó đến nay đã nửa năm...... bác ấy đã cử đi những tình nguyện viên người nước ngồi đang sống ở Nhật Bản cùng rất nhiều hàng hóa đến vùng bị thiệt hại, đã thực hiện rất nhiều dự án hỗ trợ và đã lập ra “Tổ chức viện trợ thiên tai quốc tế”. Bác ấy đã dồn sức lực vào khôi phục những ngôi làng, các quần đảo và bán đảo, những nơi mà sự viện trợ

khó tới được của tỉnh Miyagi. Ở bán đảo Ojika, hầu như ngày nào bác ấy cũng thu dọn đống đổ nát, nạo vét bùn đất, thu thập đồ dùng đánh bắt cá và làm tạm những chỗ để mọi người có thể tắm rửa. Có một bác giám đốc nhà máy đã nói rằng khi nhìn thấy nhà máy của mình bị chơn vùi dưới đống đổ nát đã quá ngỡ ngàng mà khơng biết phải làm gì nữa. Và rồi đã từ bỏ ý định khôi phục lại nhà máy. Nhưng rồi, đội 18 người của bác Robert đã bỏ ra một ngày rưỡi để thu dọn hết đống đổ nát và làm sạch bùn đất. Không tưởng tượng được là chỉ với một ngày rưỡi mà làm được những việc như thế này, sức mạnh của các tình nguyện viên đã cho bác giám đốc lòng dũng cảm để bắt đầu bắt tay vào khôi phục lại nhà máy.

Chỉ với một ngày rưỡi đã tác động mạnh vào tâm hồn, làm cuộc đời của bác giám đốc chuyển hẳn sang một hướng khác. Dù với những cơng việc có khó khăn như thế nào đi chăng nữa, nếu không bắt đầu từ việc dọn dẹp đống đổ nát trước mắt thì sẽ chẳng đi tới đâu. Chỉ im lặng làm những việc trước mắt thôi. Bác Robert đã nói chỉ có thể từ đó khơng có gì khác được. Hành động tưởng như nhỏ bé này lại có sức mạnh to lớn làm thay đổi cuộc đời của cả một con người. Và rồi khi người ấy thay đổi thì cuộc đời của những người ở xung quanh cũng thay đổi. Do vậy không được bỏ cuộc. Em đã cảm nhận được ý nghĩa và giá trị to lớn của điều này.

Bác Robert đã cho em xem những bức ảnh bác ấy chụp được ở vùng bị nạn. Trong ảnh là hình ảnh của những tình nguyện viên người nước ngồi đang động viên, giúp đỡ những nạn nhân người Nhật. Trong số đó, có cả những người vì muốn trả ơn Nhật Bản nên đã tham gia hoạt động tình nguyện. Bức tường ngăn cách giữa người Nhật và người nước ngoài lúc đầu đã biến mất tự lúc nào.

Dù có khác nhau về ngơn ngữ, văn hóa nhưng nỗi đau thương và niềm vui sướng của con người thì ở đâu trên thế giới cũng giống nhau. “Tôi muốn bạn biết là bạn không cô độc”, lời của bác Robert đã khắc sâu vào lòng em.

Trái tim của người này sẽ chạm được vào trái tim của người khác, và rồi trái tim này lại chạm được vào trái tim của một người khác nữa, cứ như vậy sẽ trở thành một sức mạnh to lớn, em đã học được điều này qua hình ảnh của bác Robert.

(Nishina Syuya lớp 8 Trường THSC trực thuộc khoa giáo dục Trường đại học

quốc lập Nara)

4. Sự cổ vũ của gia đình (Giải xuất sắc)

Sau chiến tranh, trong phần cơm suất tại nhà trường hay cơng ty của Nhật Bản có sữa bột được cung cấp từ Unicef. Em biết được điều này qua bài giảng của môn xã hội học. Em khơng tin ở tai mình nữa. Hiện tại hàng hóa tràn đầy, thực phẩm khơng hề thiếu thốn, chắc chắn là khơng có chuyện xuất hiện đồ ăn của Unicef trong các suất ăn ở trường học hay công ty. Tuy nhiên, sáu mươi mấy năm về trước thì Nhật Bản đã nhận sự giúp đỡ từ các nước khác. Hơn nữa, để Nhật Bản khôi phục kinh tế từ đống đổ nát sau chiến tranh và trở thành một đất nước như ngày nay, có lẽ Nhật Bản đã nhận viện trợ từ những nước khác không chỉ là những hộp sữa bột.

Nhật Bản đã nhận những viện trợ từ các nước như thế, vậy Nhật Bản đã viện trợ các nước khác những gì nhỉ?

Vào ngày 11 tháng 3, một trận động đất sóng thần lớn đã bất ngờ tấn công Nhật Bản. Sự thiệt hại to lớn không thể tưởng tưởng nổi. Trên ti vi chiếu cảnh sóng thần nuốt chửng cả phố xá, cảnh tượng một vùng khơng cịn cái gì. Mấy ngày sau đó, em xem được trên ti vi Thủ tướng New Zealand đã đưa ra lời công bố viện trợ cho Nhật Bản. “Nhật Bản lại được hỗ trợ và nhận sự giúp đỡ từ các nước khác rồi” em đang suy nghĩ như vậy thì lại nghe thấy lời của Thủ tướng New Zealand vang lên trên ti vi là đó là hành động để trả ơn hồi động đất Christchurch, làm em vô cùng bất ngờ. Mặc dù đất nước họ đang hứng chịu thiệt hại từ trận động đất mà để tạ ơn, họ vẫn đến Nhật Bản để cứu trợ. Em đã tìm hiểu hồi động đất ở New Zealand xem Nhật Bản đã viện trợ những gì. Đó là đội cứu trợ Nhật Bản đã hoạt động bất kể ngày đêm và đã gửi hàng cứu trợ khẩn cấp đến. Trong khi tìm hiểu thêm, em cũng đã biết được rằng, Thái Lan là đất nước từ trước đến nay ln nhận viện trợ của Nhật Bản thì trong trận động đất lần này đã viện trợ cho Nhật Bản rất nhiều.

Em cảm thấy rằng em đã hiểu được câu tục ngữ “Lịng trắc ẩn khơng phải vì người khác”. Khi đối xử tử tế với người khác thì chắc chắn người khác cũng đối xử với mình như vậy. Em nghĩ rằng Nhật Bản là đất nước sử dụng phương châm này để đối ngoại.

Nếu Nhật Bản làm ngơ không đưa tay ra giúp đỡ các nước khác trong khó khăn thì .... có lẽ Nhật Bản sẽ bị cô lập với thế giới, thế giới sẽ nhìn nhận Nhật Bản là một nước theo chủ nghĩa lợi ích cá nhân. Và rồi trong lúc khó khăn nhất, sẽ khơng nhận được một bàn tay giúp đỡ nào của ai. Khơng cứ gì Nhật Bản mà nước nào cũng thế.

Có thể nghĩ rằng chuyện nước này và nước khác tương trợ, hợp tác với nhau là một lẽ bình thường. Tuy nhiên, nếu khơng thực hiện điều này thì bất kể nước nào cũng khơng thể tồn tại được trong đại gia đình thế giới. Đã là gia đình thì khơng được nghĩ đến sự thiệt hơn, mà khi có ai đó trong gia đình gặp khó khăn thì phải cố gắng hết sức với khả năng của mình để giúp đỡ người ấy. Đó là sự quyết định để giữ gìn hạnh phúc cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Bây giờ nhìn lại trận thảm họa kép động đất sóng thần tại miền Đông Nhật Bản, chúng ta đang nhận được rất nhiều sự giúp đỡ. Sự cổ vũ mà chúng ta đã nhận được từ gia đình sẽ phải gửi đến ai đó có khó khăn trong gia đình lần sau. Trong lịng ln nhớ câu “Lịng trắc ẩn khơng phải vì người khác”.

(Chiba Haruka lớp 9 Trường THSC công lập Kogane thành phố Matsudo)

Các từ khóa theo tin:

Một phần của tài liệu Những bài văn hay và xúc động (Trang 152 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w