NGƯỜI SƯ NỮ TRƯỚC ĐÁM CƯỚI

Một phần của tài liệu Những bài văn hay và xúc động (Trang 137 - 139)

Hơn 500 tấm ảnh được lộng trong gần mười cuốn album. Đây là hình chụp cơ dâu chú rể dâng đèn lên bàn thờ, kia là cảnh chồng tôi đeo nhẫn cưới, rồi hình cha chồng trao tặng con dâu chiếc xe gắn máy loại đắt tiền nhất, lộng lẫy hơn cả là khi chúng tơi cầm tay nhau rót tràn rượu cưới lên tháp ly cao ngang đầu trong một nhà hàng sang trọng nhất nhì thành phố...

Lẫn trong phần lớn những tấm hình đầy tính nghệ thuật được chụp bởi những thợ ảnh chuyên nghiệp là một số tấm được chụp vụng về từ chính đứa em ruột của tơi đang du học bên Úc bay về dự đám cưới chị. Trong số những tấm hình vụng về ấy có một tấm làm tơi chú ý. Chồng tôi đỡ tôi xuống khỏi xe song mã. Thay vì chụp từ ngồi hướng vào để có phơng là mặt tiền nhà hàng lộng lẫy đèn hoa, đứa em tôi lại đứng từ trong chụp ra, trên nền hình là đám đơng đứng xem đám cưới ở lề đường bên kia. Lẫn trong đám đơng đó có một người khác lạ. Bà mặc bộ đồ nâu sồng, đầu đội mũ, chân đất, tay bưng quả trong tư thế vị sư nữ đi khất thực. Bà quay nhìn về phía chúng tơi, dù hình bà khơng được rõ nét tôi vẫn nhận ra ánh mắt kỳ lạ. Tôi xem lại các cuộn băng video có quay cảnh phía trước nhà hàng, chỉ tìm được một xen duy nhất thấp thoáng bộ đồ tu trong tư thế quay lưng, một tay ơm quả, cịn tay kia đưa lên mặt, hình như bà đang chùi nước mắt. Tơi đem tấm hình đi hỏi những người lớn nhưng ai cũng bảo rằng chỉ thấy ngờ ngợ, vì trong bộ đồ tu ai cũng giống như ai. Bằng linh cảm của đứa con, tôi quả quyết người nữ tu trong hình chính là mẹ tơi. Sau ngày miền Nam giải phóng, có một ơng chủ hãng rời Sài Gòn hồi hương về quê sau khi Nhà nước trưng thu cơ sở sản xuất của ông. Những năm ấy hạt gạo trắng trở thành xa xỉ phẩm, vì vậy mà khoảng cách xã hội giữa gia đình ơng chủ hãng với gia đình một nơng dân nghèo không phải là lớn lắm. Rồi một chút lãng mạn đã đưa đến cuộc hôn nhân của chàng công tử Sài thành con ông chủ với cô gái chân quê. Kết quả là tôi và em tôi ra đời cách nhau chỉ hơn hai năm.

Ngày ấy tôi cịn nhỏ lắm, nhưng trí nhớ tuổi thơ vẫn cịn in đậm cảnh khổ nhục đến tột cùng của nàng dâu - mẹ tôi. Sau này lớn lên tôi được xem vở kịch Lá sầu riêng, chuyện trong kịch sao mà giống với mẹ tôi ngày ấy. Chỉ khác là người chồng ngồi đời khơng vắn số như trong kịch và người thiếu phụ ngồi đời đã ra đi, khơng phải theo tiếng gọi tình yêu, mà trở về nhà phụng dưỡng mẹ ruột đang lâm bệnh nặng trong cảnh cô đơn. Bà nội và ba tôi vô cùng giận dữ khi mẹ tơi đột ngột ra đi mặc dù có khi chính hai người lại mong muốn điều đó. Mọi quan hệ, mọi sự thăm viếng đều bị cấm đoán vĩnh viễn và

được giám sát chặt chẽ. Sau đó một thời gian cơ sở sản xuất của ông nội tôi được trả lại, cả nhà quay về Sài Gòn để tiếp tục làm giàu.

Vài tháng sau tơi có trở về lúc bà ngoại qua đời, đó cũng là lần cuối cùng tơi gặp mẹ. Người ta kể lại sau khi chôn cất bà ngoại, mẹ tôi cạo đầu đi tu, ban đầu ở một ngôi chùa gần nhà, về sau đi đâu không ai biết.

Chị em tôi lớn lên trong dư thừa vật chất và trong thiếu thốn tình mẹ. Trong khi đó bà nội và ba tơi, đã có một gia đình khác sau đó vài năm, lại kiên trì gieo vào tâm hồn non nớt của tơi lịng căm ghét người mẹ đã đành đoạn bỏ rơi những đứa con thơ dại. Có lúc tơi hoang mang tự hỏi sao ngày ấy mẹ không ôm con theo, nếu không cả hai thì cũng một đứa như luật pháp vẫn phân định.

Khơng khó lắm để tơi tìm câu trả lời: mẹ đã chấp nhận hi sinh, chấp nhận nỗi đau xé ruột bỏ con ở lại để sau này chúng có tương lai xán lạn trong sự giàu có của gia đình bên nội. Có mấy lần tơi về thăm q ngoại, khơng ai có thể nói cho tơi biết mẹ đang ở nơi đâu, còn sống hay đã chết. Khi chuẩn bị lấy chồng, tơi lại về q tìm mẹ nhưng chỉ là vơ vọng...

Vậy là mẹ đã dõi theo từng bước trưởng thành của chị em tơi và đã có mặt trong ngày tơi vu qui xuất giá. Tôi biết đối với người mẹ hiền, giờ phút thiêng liêng khi con gái lên xe hoa chỉ có cái chết mới có thể làm mẹ vắng mặt. Nhưng mẹ ơi, đời con sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu được, dù chỉ một lần, khóc ịa trong vịng tay của mẹ...

CÂY CAU CỦA MẸ

Một phần của tài liệu Những bài văn hay và xúc động (Trang 137 - 139)