.Các khái niệm công cụ của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa nhận thức của cha mẹ về biểu hiện và nguyên nhân tổn thương sức khỏe tâm thần trẻ em với hành vi ứng xử của họ (Trang 33)

Trong phần này,chúng tơi sẽ trình bày các khái niệm công cụ nhƣ SKTT,tổn thƣơng SKTT cũng nhƣ nhận thức đúng về các biểu hiện tổn thƣơng SKTT, cách thức vệ sinh, chăm sóc và dự phịng các vấn đề tổn thƣơng SKTT. Khái niệm trƣờng công lập, trƣờng tƣ thục và trƣờng dân lập theo địa bàn khách thể nghiên cứu

1.2.1. Khái niệm về SKTT

Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đƣa ra định nghĩa về SKTT, bao gồm sự thỏa mái về thể chất, tâm thần và xã hội. Khái niệm này hiện nay đƣợc đông đảo các nhà nghiên cứu và chun mơn sử dụng. Theo đó các tiêu chí của SKTT là

- Một cảm giác sống thực sự thoải mái.

- Một sự tin tƣởng vào giá trị bản thân và vào phẩm chất, giá trị của ngƣời khác.

- Có khả năng cƣ xử với thế giới nội tâm về tƣ duy và về cảm xúc, quản lý cuộc sống và chấp nhận nguy hiểm.

- Có khả năng tạo dựng, phát triển và duy trì thoả đáng các mối quan hệ cá nhân.

- Có khả năng tự hàn gắn sau các choáng tâm lý hay stress. Tổ chức y tế thê giới – Geneva [19]

Tại Việt Nam, GS. Nguyễn Việt cũng đƣa ra một quan điểm tƣơng tự về khái niệm này:“SKTT không chỉ là một trạng thái khơng có rối loạn hay

Mỗi một cá nhân muốn có một trạng thái tâm thần hồn tồn thỏa mái thì cần phải có chất lƣợng ni sống tốt, có đƣợc sự cân bằng và hịa hợp giữa chính mỗi cá nhân, giữa các cá nhân với nhau và môi trƣờng xung quanh, môi trƣờng xã hội [Nguyễn Việt – 1999]

Nhƣ vậy, một trạng thái SKTT tốt là trạng thái mà con ngƣời không những cảm thấy khỏe về mặt thể chất mà cịn sảng khối, thậm chí thăng hoa về mặt tinh thần.

Từ định nghĩa trên, đề tài của chúng tôi quan niệm về SKTTlà khả

năng tự chủ bản thân, khả năng thích nghi với mơi trường, hồ hợp và tương tác với xã hội muốn vậy cần phải có chất lượng ni sống tốt, có được sự cân bằng giữa cá nhân, người thân xung quanh và xã hội, đồng thời phái có chất lượng cuộc sống tốt.

Với khái niệm về SKTT nhƣ trên, các tiêu chí đánh giá một ngƣời có SKTT tốt theo quan điểm của chúng tơi bao gồm.

- Biết yêu thƣơng và cũng cần đƣợc yêu thƣơng.

- Cảm thấy vững tâm và thích ứng đƣợc với mơi trƣờng sống xung quanh.

- Tin ở ngƣời và tin ở chính mình.

- Hiểu đƣợc những đổi thay trong tình cảm và trong hành động của mình, đồng thời chịu trách nhiệm về những thay đổi đó.

- Hiểu mình để tháng và vƣợt qua những trải nghiệm đau thƣơng (stress).

- Biết rút ra các bài học từ kinh nghiệm.

- Đủ khả năng đề biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc của mình. - Có óc khơi hài thơng minh.

Đối với trẻ em, SKTT đƣợc đánh giá bằng sự phát triển tâm lý bình thƣờng thể hiện qua:

- Khả năng học tập, năng lực độc lập trong tƣ duy. - Khả năng thích ứng, linh hoạt trong mọi tình huống.

- Cảm xúc cân bằng khơng lo sợ trƣớc mọi tình huống (stress). - Có hành vi thích hợp với yêu cầu của lứa tuổi, trong các tình huống của cuộc sống.

1.2.2.Khái niệm tổn thương SKTT và ngun nhân

Nhìn chung, có thể thấy ngƣời dân vẫn hiểu rất mơ hồ về tổn thƣơng SKTT và vì vậy xã hội vẫn kỳ thị với những ngƣời khơng may có tổn thƣơng SKTT/ mắc bệnh. Đó là một trở ngại lớn với cơng tác phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời. Vì vậy cần phải thay đổi một cách đồng bộ trong tuyên truyền nhận thức của các tầng lớp ngƣời dân về SKTT nói chung, bệnh tâm thần nói riêng mới mong cải thiện đƣợc tình hình. Rất nhiều bệnh nhân và gia đình đã nhầm lẫn bệnh về SKTT với bệnh về thần kinh nên khi có bệnh thƣờng tìm đến bác sĩ thần kinh và kết quả là bệnh không đƣợc phát hiện kịp thời và không chữa khỏi. Từ nhiều lần không khỏi sẽ dẫn đến định kiến về bệnh tâm thần là bệnh nan y chƣa không khỏi.

Theo các bảng phân loại bệnh tâm thần ICD – 10 và DSM-IV, quan điểm đúng về nguyên nhân gây tổn thƣơng SKTT đƣợc trình bày nhƣ sau[7]:

- Bản chất của hoạt động tâm thần là thông qua bộ não, phản ánh một cách thích hợp thực tại khách quan vào trong chủ quan của mỗi con ngƣời. Vì vậy rối loạn tâm thần trƣớc tiên là do những nguyên nhân trức tiếp làm tổn thƣơng bộ não hay làm trở ngại hoạt động của não gây ra (não bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, bị chấn thƣơng…)

- Cơ thể và tâm thần của con ngƣời là một khối thống nhất. Bộ não và các phủ tạng, tuyến bội, tuyến nội tiết…hoạt động trong mối liên quan qua lại với nhau rất chặt chẽ. Vì vậy rối loạn tâm thần cịn là một bệnh của toàn bộ cơ thể. Các bệnh nội tạng, nội tiết đều gây ra những rối loạn tâm thần nhất định.

-Cơ thể, tâm thần và mơi trƣờng sinh sống có tác động qua lại với nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau. Con ngƣời hoạt động để cải tạo môi trƣờng đồng thời luôn luôn phải chịu ảnh hƣởng của mơi trƣờng. Vì vậy rối loạn tâm thần cũng

là một bệnh do các nhân tố có hại của môi trƣờng sinh sống gây ra (điều kiện ăn, ở, làm việc không tốt, ảnh hƣởng của các tệ nạn xã hội, giáo dục không đúng, tác động của các sang chấn tâm thần…)

-Bệnh phát sinh không chỉ do mỗi một nhân tố gây bệnh mà còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, sức chịu đựng của hệ thần kinh và đặc điểm tâm lý của từng cá nhân. Vì vậy rối loạn tâm thần phát sinh còn do những điều kiện không thuận lợi của từng bệnh nhân (sức khoẻ tồn thân, phong cách, loại hình thần kinh, tuổi tác, giới tính, yếu tố di truyền…). Đó là hậu quả của tác động qua lại rất phức tạp giữa các nhân tố ngoại lai và các nhân tố nội sinh của từng bệnh nhân.

-Mọi bệnh tâm thần đều có cơ sở vật chất của nó, đều do những biến đổi rõ ràng hay tinh vi trong cơ thể sinh ra. Vì vậy đối với những rối loạn tâm thần mà hiện nay căn nguyên không rõ ràng, hƣớng nghiên cứu đúng đắn nhất là tìm nguyên nhân ở những biến đổi tinh vi trong cơ thể về các mặt sinh hoá, miễn dịch, di truyền…Các hƣớng tìm nguyên nhân bệnh tâm thần thuần tuý bằng cách quan sát nội tâm, phân tích tâm lý…cho rằng rối loạn tâm thần là do một động lực tâm lý nào đó gây ra hay do phản ứng tâm lý con ngƣời trƣớc các vấn đề triết học của cuộc sống gây ra…đều là những hƣớng duy tâm.

1.2.3. Những vấn đề SKTT thường gặp ở trẻ em

Theo hiệp hội tâm thần Mỹ đƣa ra chẩn đoán về các rồi loạn tâm thần trong DSM – IV [7, tr. 35-57]thì có một số rối loạn thƣờng đƣợc chẩn đoán ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên cụ thể nhƣ sau:

1.2.3.1. Chậm phát triển tâm thần:

Là hoạt động trí tuệ dƣới mức trung bìnhmột cách rõ rệt và có nhiều thiếu sót trong q trình trẻ phát triển và thích nghi với hiện tại liên quan đến ít nhất 2 lĩnh vực nhƣ: giao tiếp, tự chăm sóc bản thân, đời sống sinh hoạt hàng ngày…

1.2.3.2. Những rối loạn về học tập bao gồm các rối loạn như:

Rối loạn về đọc, rối loạn tính tốn, rối loạn diễn đạt bằng chữ viết, rối loạn về học tập không đặc hiệu

Là những rối loạn đƣợc xác định dựa trên các trắc nghiệm đƣợc đo lƣờng chẩn hóa để đánh giá mức độ đọc, tính tốn, diễn đạt viết hoặc các rối loạn khác đƣợc gặp ở trẻ đặc biệt ảnh hƣởng đến chất lƣợng học tập của trẻ.

1.2.3.3. Những rối loạn về kỹ năng vận động:

Rối loạn phối hợp vận động: Theo đó trẻ gặp phải khó khăn này khi nhận thấy trẻ không đạt đƣợc sự phối hợp cần thiết hoặc phải rất khó khăn khi cần đến các kỹ năng phối hợp vận động để đáp ứng một yêu cầu nào đó. Và những vấn đề này có thể đƣợc chẩn đốn xác định nếu nó làm ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả học tập của trẻ cũng nhƣ trong các sinh hoạt hàng ngày (loại trừ các bệnh về thực thể nhƣ: bại não, liệt bán thân, rối loạn phát triển lan tỏa hoặc chậm phát triển tâm thần)

1.2.3.4. Những rối loạn về giao tiếp:

Bao gồm các rối loạn: Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt, rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận và diễn đạt ngôn ngữ hỗn hợp, Rối loạn âm vị, nói lắp hoặc rối loạn giao tiếp khơng đặc hiệu. Những khó khăn này đƣợc chẩn đốn bằng các trắc nghiệm đƣợc đƣợc đo lƣờng chuẩn hóa về các khả năng hiện có có trẻ. Những rối loạn đƣợc chẩn đoán xác định khi nó ảnh hƣởng trực tiếp đên trẻ trong sinh hoạt hàng ngày cũng nhƣ kết quả học tập ở trƣờng hoặc trong hoạt động giao lƣu của trẻ.

1.2.3.5. Những rối loạn phát triển lan tỏa:

Bao gồm: Rối loạn tự tỏa, hộichứng Rett, Rối loạn tan rã ở trẻ em, hội chững Asperger, rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu

Rối loạn tự tỏa (tự kỷ):

Nó bao gồm các đặc điểm để nghi ngờ và nếu 6 hoặc nhiều hơn sáu dấu hiệu đƣợc mô tả nhƣ:

viphingôn ngữ đa dạng, mất khả năng thiết lập quan hệ với các bạn bè cũng lứa, mất đi trao đổi về mặt tƣơng tác xã hội, cảm xúc.

(2) Biến đổi chất lƣợng về sự giao tiếp đƣợc biểu hiện bới các yếu tố nhƣ: Chậm hoặc mất hồn tồn sự phát triển ngơn ngữ nói, hoặc nói đƣợc thì khó, khởi đầu,duy trì, phát triển giao tiếp với ngƣời khác, ít chơi tƣởng tƣợng, nhại hoặc lặp lại lời.

(3) Giới hạn hoặc định hình dập khn lặp lại trong các hành vi: bận tâm vào một số hành vi bất thƣờng, thói quen cứng nhắc, nghi thức đặc biệt, có hành vi vận động kiểu định hình lặp đi lặp lại nhƣ: vỗ tay, vặn xoắn…

1.2.3.6. Những rối loạn: liên quan đếngiảm chú ý và rối loạn hành vi:

Bao gồm rối loạn: Giảm chú ý/tăng động, Giảm chú ý/ tăng động loại hỗn hợp, Giảm chú ý/ tăng động loại mất chú ý chiếm ƣu thế, Giảm chú ý/ tăng động loại tăng động – xung động chiếm ƣu thế; Rối loạn Giảm chú ý/ tăng động không đặc hiệu, Rối loạn cƣ xử, Rối loạn chống đối với khiêu khích, Rối loạn hành vi không đặc hiệu

1.2.3.7. Những rối loạn ăn uống và rối loạn về hành vi ăn uống ở trẻ

thơhoặc trẻ embao gồm:Chứng ăn bậy, Rối loạn chứng nhai lại, Rối loạn ăn

uống ở trẻ thơ.

1.2.3.8. Các rối loạn Tics

Những tics vận động và/hoặc âm thanh duy nhất hoặc nhiều (tics là một cứ động hoặc một phát âm xuất hiện bất ngờ, nhanh chóng, tái phát, định hình và khơng thành nhịp). Chẩn đốn dựa vào tần xuất xuất hiện trong ngày: ít nhất trong 4 tuần và khơng q 12 tháng liên tiếp, không liên quan đến bệnh khác và rối loạn có ảnh hƣởng đáng kể trong sinh hoạt của cá nhân.

1.2.3.9. Rối loạn khác ở trẻ thơ, trẻ em hoặc thanh thiếu niên:

Rối loạn lo âu chia ly, Câm chọn lọc, rối loạn phản ứng trong sự gắn bó ở trẻ thơ hoặc trẻ em, Rối loạn: những cử động định hình trƣớc đây, những định hình/ những hành vi lặp đi lặp lại, rối loạn không đặc hiệu ở trẻ thơ, trẻ em hoặc thanh thiếu niên.

1.2.4. Khái niệm chăm sóc SKTT

Khái niệm chăm sóc SKTT đƣợc hiểu là làm sao cho con ngƣời có khả năng

- Làm chủ đƣợc bản thân - Hoà hợp đƣợc với xã hội.

- Thích nghi đƣợc với mơi trƣờng - Có ích cho mơi trƣờng xã hội

Theo Nhƣ vậy nội dung chính của chăm sóc SKTT là: (a) Làm tăng SKTT: bằng các biện pháp giáo dục, rèn luyện, tăng hiệu suất lao động.. và (b) Chống sự phá hoại của SKTT: phòng các bệnh tâm thần và các bệnh cơ thể khác, chống các thói hƣ tật xấu, chống nghiện ma tuý, lạm dụng các chất kích thích khác…[25]

1.2.5. Vệ sinh và dự phòng các tổn thương SKTT

Tổ chức lao động thích hợp:

Nhằm mục đích phát huy năng lực tâm thần của cá nhân, đồng thời trách mệt mỏi thần kinh, suy nhƣợc cơ thể.

Xen kẽ điều hồ lao động trí óc và lao động chân tay, xen kẽ lao động và nghỉ ngơi, giải trí, thể dục, thể thao.

Có chế độ lao động riêng, thích hợp cho từng loại lao động trí óc, có quy chế học tập cho các loại lớp, các loại trƣờng.

Tổ chức đời sống thích hợp:

Cần chú trọng vệ sinh nhà ở, chỗ làm việc (thống khí, ít tiếng ồn). Ăn uống hợp lý (tăng cƣờng prôtit và vitamin cho tế bào thần kinh), mặc đồ ấm.

Đặc biệt chú trọng đến giấc ngủ: ngủ đúng giờ, loại trừ các kích thích xấu ảnh hƣởng đến giấc ngủ.

Giáo dục thích hợp trong gia đình, nhà trường, tập thể và xã hội:

Nhằm mục đích bồi dƣỡng một nhân cách mạnh, có khả năng chịu đựng cao, tự kiểm chế tốt.

Quá nuông chiều hay qúa nghiêm khắc (mắng chửi, đánh đập) đều là hai cách giáo dục khơng đúng đắn trong gia đình. Q nng chiều, q tâng bốc sẽ hình thành tính cách xấu cho đứa bé tạo điều kiện cho rối loạn tâm căn hysteria dễ phát triển sau này. Quá nghiêm khắc sẽ làm cho đứa bé nhút nhát, mất sáng kiến, tự ti, tạo điều kiện cho rối loạn tâm căn suy nhƣợc tâm thần dễ phát triển về sau.

Cần giáo dục tính tập thể cho trẻ em, tránh giữ con ru rú trong nhà, làm đứa trẻ trở nên vị kỷ, ỷ lại vào bố mẹ.

Tuỳ sức, tuỳ tuổi, động viên trẻ em lao động, tự giải quyết khó khăn, rèn luyện tính dũng cảm, chịu đựng gian khổ để khi ra đời đủ sức chống đỡ với các tác nhân của môi trƣờng.

Giáo dục của gia đình phải kết hợp chặt chẽ nhịp nhàng với giáo dục của nhà trƣờng và đoàn thể. Đối với thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì và sau tuổi dậy thì, phải biết kết hợp khéo léo, giáo dục thái độ đúng đắn trong vấn đề tình bạn, tình đồng chí,

Đặc tính của nữ giới, phải giải thích các biến đổi về sinh lý, tâm thần qua các giai đoạn phát triển sinh dục (lúc hành kinh, thai nghén, tắc kinh…), trách những bỡ ngỡ, lo lắng quá độ trƣớc các biến đổi ấy.

Hạn chế và loại trừ các sang chấn tâm thần trƣờng diễn xuất hiện trong mối quan hệ thƣờng ngày:

Trong gia đình, tránh cho con em những cảm xúc nặng nề trƣớc cảnh xung đột hay bạo lực giữa cha mẹ hay giữa các thành viên khác trong gia đình.

Trong cơng tác, các cấp lãnh đạo cần liên hệ chặt chẽ với quần chúng, phát hiện và giải quyết kịp thời, thích đáng những thắc mắc, nguyện vọng của quần chúng. Giữa những ngƣời cùng công tác trông một cơ quan, cùng sống chung trong một tập thể, cần giải quyết tốt những mâu thuẫn, những thắc mắc và xây dựng một tinh thần đoàn kết, hợp tác xã hội chủ nghĩa.

Trong đời sống xã hội, khơng ngừng giáo dục tính tập thể mình vì mọi ngƣời, mọi ngƣời vì mình, và đạo đức xã hội chủ nghĩa: ngƣời với ngƣời là bạn, kính già u trẻ, tơn trọng phụ nữ…..

Ngƣời thân, ngƣời cùng công tác, ngƣời cùng một đồn thể, phải có thái độ đúng đắn, tận tình, tìm lối thốt tốt nhất cho những ngƣời có khuyết điểm trầm trọng, bị thất vọng lớn, đau khổ nhiều, lo lắng cao độ…

Các biện pháp vệ sinh kể trên không chỉ áp dụng cho ngƣời lớn và trẻ em lành mạnh mà cần phải áp dụng cho ngƣời lớn và trẻ em bị rối loạn tâm thần hay đang có những nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 4 trƣờng tiểu họctrên địa bàn Hà Nội (trong đó có 02 trƣờng dân lập và 02 trƣờng công lập) sẽ đƣợc giới thiệu cụ thể dƣới đây

2.1.1. Trường tiểu học Kim Giang:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mối quan hệ giữa nhận thức của cha mẹ về biểu hiện và nguyên nhân tổn thương sức khỏe tâm thần trẻ em với hành vi ứng xử của họ (Trang 33)