1. MỞ ðẦ U
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñế n sinh trưởng
Các tính trạng về khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn hầu hết là tính trạng số lượng và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền và ngoại cảnh.
* Các yếu tố di truyền
Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc ñược thể hiện thông qua hệ số di truyền. Hệ số di truyền ñối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao ñộng từ 0,05- 0,21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kỳ vỗ béo (từ 25 - 95 kg).
Các tính trạng sinh trưởng như tăng trọng trong một ngày ñêm, tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng, thu nhận thức ăn có hệ số di truyền ở mức trung bình (h2 = 0,31).
Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ –0,51 ñến –0,56 (Nguyễn Văn ðức, 2001)[9]. Tương quan di truyền giữa khả năng tăng khối lượng và dày mỡ lưng r là -0,37, giữa tỷ lệ nạc với diện tích cơ dài lưng (r= 0,65) (Clutter và Brascamp, 1998)[45], giữa tỷ lệ nạc với ñộ dày mỡ lưng (r=0,87) (Stewart và Schinkel, 1998)[ 96], giữa tỷ lệ mất nước với giá trị pH2 (r=-0,71), tỷ lệ mất nước với khả năng giũ nước (r = 0,94) (Sellier, 1998) [94].
Con lai cho ưu thế lai cao hơn bố mẹ chúng về tăng trọng (10%) và thu nhận thức ăn hàng ngày (Sellier, 1998) [94].
Nguyễn Văn ðức và cộng sự (2000)[8], Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003)[17] cho biết tăng khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ.
Sự khác biệt giữa năm và mùa ảnh hưởng ñến tăng khối lượng và dày mỡ lưng rõ rệt (Pathiraja và cộng sự, 1990)[82]
* Tính biệt
Tính biệt có ảnh hưởng rõ rệt ñối với tăng khối lượng (Nguyễn Văn ðức và cộng sự, 2001[9]). Theo Campell và cộng sự (1985,[42]): lợn cái, lợn
ñực hay ñực thiến ñều có tốc ñộ phát triển và cấu thành của cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn ñực cũng cao hơn lợn cái và lợn ñực thiến. Evan và cộng sự (2003) [51] cho biết lợn ñực thiến lớn nhanh hơn lợn cái. Thomke và cộng sự (1995)[97] cũng xác nhận là lợn ñực có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 0,5% so với lợn ñực thiến trong ñiều kiện cho ăn tự do và có mối tương tác giữa chế ñộ ăn hạn chế với tính biệt ñối với tính trạng tỷ lệ nạc.
* Dinh dưỡng
Phương thức cho ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn là chìa khoá ảnh hưởng lên tăng khối lượng (Nguyễn Nghi và Bùi Thị Gợi, 1995[23]). Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp ñến tốc ñộ tăng khối lượng.
Lợn nuôi bằng khẩu phần dinh dưỡng cao (protein, năng lượng). Có sự phát triển mạnh mẽ về thịt nạc, mỡ và tỷ lệ mỡ trong cơ thấp hơn, tỷ lệ xương cao hơn so với nuôi lợn bằng khẩu phần dinh dưỡng thấp (Wood và cộng sự, 2004)[105]
Ngoài ra, phương thức nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng ñến khả năng sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh hơn (Ramaekers và cộng sự, 1996) [87], tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dày mỡ lưng lại cao hơn (Nguyễn Nghi và cộng sự, 1995 [23]) khi lợn ñực ăn khẩu phần ăn hạn chế. Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần thức ăn tự do (Thomke và cộng sự, 1995 [97])
* Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại
Cơ sỏ chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng ñến khả năng sản xuất thịt. Nhốt lợn ở mật ñộ cao sẽ ảnh hưởng ñến tăng trọng hàng ngày của lợn. Nghiên cứu của Madsen và cộng sự (1976) về vấn ñề này cho thấy khi nuôi lợn với số con ít trong một ô chuồng sẽ làm tăng ñược tốc ñộ tăng trọng cũng như giảm mức ñộ tiêu tốn thức ăn.
Marraz (dẫn từ Trần Quang Hân,1996)[14] cho rằng các yếu tố stress
ảnh hưởng xấu tới quá trình trao ñổi chất và sức sản xuất của lợn bao gồm
thay ñổi nhiệt ñộ chuồng nuôi, tiểu khí hậu, khẩu phần ăn không ñảm bảo, phân ñàn, chuyển chỗ ở, thay ñổi khẩu phần ăn ñột ngột,…
* Tuổi
Tuổi giết thịt của lợn ảnh hưởng ñến cả năng suất và phẩm chất thịt. Giết thịt ở ñộ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng lên của các mô ở giai ñoạn cuối của thời kỳ trưởng thành. Song không nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích luỹ mỡ lớn dẫn tới tỷ lệ nạc thấp và hiệu quả kinh tế kém.