4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.1 Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) phối với lợn ñự c giống
PiDu và P tính chung
Kết quả so sánh năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) phối với
ñực giống PiDu và P ñược trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1 Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L××××Y) phối với lợn ñực giống PiDu và P
ðực PiDu ðực Pietrain
Chỉ tiêu ðơn
vị n Mean ± SE n Mean ± SE
Khoảng cách lứa ñẻ Ngày 355 150,05 ± 1,31 51 151,27 ± 3,22 Số con ñẻ ra/ổ Con 626 11,51 ± 0,09 99 11,82 ± 0,20 Số con ñẻ ra sống/ổ Con 626 10,89 ± 0,08 99 11,23 ± 0,18 Tỷ lệ sơ sinh sống % 626 95,29 ± 0,33 99 95,52 ± 0,80 Số con ñể nuôi/ổ Con 626 10,88 ± 0,08 99 11,17 ± 0,18 Số con cai sữa/ổ Con 626 10,40 ± 0,07 99 10,72 ± 0,18 Tỷ lệ sống ñến cai sữa % 626 96,18 ± 0,34 99 96,39 ± 0,96 Khối lượng sơ sinh/con Kg 626 1,35a ± 0,01 99 1,29b ± 0,02 Khối lượng sơ sinh/ổ Kg 626 15,48 ± 0,14 99 15,14 ± 0,27 Khối lượng cai sữa/con Kg 626 5,72 ± 0,03 99 5,71 ± 0,08 Khối lượng cai sữa/ổ Kg 626 59,29 ± 0,50 99 60,69 ± 1,11 Thời gian cai sữa Ngày 626 22,95b ± 0,15 99 24,00a ± 0,45
* Ghi chú: Các giá trị trong cùng hàng có mang các chữ cái khác nhau thì sai
- Khoảng cách lứa ñẻ
ðây là chỉ tiêu có hệ số di truyền thấp h2 = 0,08 và nó có ảnh hưởng lớn ñến
số lứa ñẻ/nái/năm. Khoảng cách lứa ñẻ chính là khoảng thời gian ñể hình thành một chu kỳ sinh sản, là khoảng thời gian từ ngày ñẻ lứa trước ñến ngày ñẻ lứa sau. Do ñó ñược tính bằng tổng thời gian chửa, thời gian nuôi con, thời gian ñộng dục sau cai sữa và phối giống có chửa. Khoảng cách lứa ñẻ ngắn sẽ làm tăng số lứa ñẻ của nái/năm. Khoảng cách lứa ñẻ phụ thuộc nhiều vào tuổi cai sữa lợn con và thời gian phối giống trở lại.
Kết quả theo dõi của chúng tôi cho thấy khoảng cách lứa ñẻ ở tổ hợp lai PiDu x (LxY) là 150,05 ngày; tổ hợp lai P x (LxY) là 151,27 ngày. Từ kết quả ta thấy khoảng cách lứa ñẻ ở tổ hợp lai PiDu x (LxY) ngắn hơn P x (LxY). Sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).
Kết quả trong theo dõi của chúng tôi về khoảng cách lứa ñẻ có thể so sánh với một số nghiên cứu trước. Cụ thể:
Theo kết quả nghiên cứu của Kosovac và cộng sự (1997) cho biết khoảng cách lứa ñẻ ở lợn nái F1(LxY) là 154,60 ngày; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và ðặng Vũ Bình (2005) về khoảng cách lứa ñẻ của lợn nái F1(LxY) là: 171,07 ngày; Phan Xuân Hảo và cộng sự (2009) cho biết, khoảng cách lứa ñẻ của lợn nái lai F1(LxY) là: 153,19 ngày.
Như vậy, kết quả thu ñược về khoảng cách lứa ñẻ ở lợn nái F1(LxY) trong theo dõi của chúng tôi thấp hơn các tác giả trên.
- Số con ñẻ ra/ổ (con)
Chỉ tiêu này ñánh giá số trứng rụng ñược thụ tinh và sự phát triển của hợp tử. Số con ñẻ ra nhiều hay ít phụ thuộc vào số hợp tử ñược hình thành và khả năng nuôi thai của lợn mẹ. Số con ñẻ ra/ổ là tổng tất cả số con sơ sinh bao gồm: số con ñẻ ra còn sống, số con chết khi sinh và số con chết lưu, chỉ tiêu này có hệ số di truyền
thấp h2 = 0,1 – 0,15 có tương quan kiểu hình thuận, chặt chẽ với số con ñẻ ra còn sống (r = 0,92) (Rothschild và Bidanel, 1998)[93].
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy số con ñẻ ra/ổ của nái lai F1(LxY) khi phối với ñực PiDu và P lần lượt là 11,51 và 11,82 con/ổ. Như vậy là ở tổ hợp lai PiDu x (LxY) ñạt kết quả có phần thấp hơn về số con ñẻ ra/ổ so với ở tổ hợp P x (LxY), tuy nhiên sự sai khác náy không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Theo nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng thị Thuý (2009) sử dụng công thức lai PiDu x F1(LxY) có số con ñẻ ra/ổ ñạt 11,75 con, kết quả nay cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi.
Theo Nguyễn Văn Thắng và ðặng Vũ Bình (2006) số con ñẻ ra/ổ ở công thức có bố là P và D thuần với nái F1(LxY) là 10,76 con và 11,05 con. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hon.
- Số con ñẻ ra sống/ổ
ðây ñược coi là chỉ tiêu ñánh giá sức sống của thai, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái và kỹ thuật trợ sản vì nó liên quan chặt chẽ với số con cai sữa. Do ñó việc nâng cao số con sơ sinh sống/ổ sẽ làm nâng cao số con cai sữa.
Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy số con ñẻ ra sống/ổ của nái F1(LxY) khi phối với ñực PiDu, P lần lượt là 10,89 và 11,23 con. Như vậy tổ hợp lai PiDu x F1(LxY)
ñạt kết quả có phần thấp hơn so với tổ hợp lai P x F1(LxY), tuy nhiên sự sai khác
giữa hai tổ hợp lai không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Theo ðoàn Thị Loan và Phan Xuân Hảo, 2011 số con ñẻ ra sống/ổ của tổ hợp lai PiDu x F1(LxY) là 10,48 con, Nguyễn Văn ðức (2000)[8] cho thấy nái lai F1(LxY) có số con sơ sinh sống/ổ là 9,66; ðinh Văn Chỉnh và cộng sự (1999)[7] cho thấy nái lai F1(LxY) có số con sơ sinh/ổ là 9,87 con. Như vậy, kết quả theo dõi của chúng tôi về số con sơ sinh sống/ổ cao hơn các nghiên cứu trên.
Nguyễn văn Lới và ðặng Vũ Bình (2009) cho thấy nái lai F1(LxY) phối với ñực PiDu và P có số con sơ sinh sống/ổ lần lượt là: 11,03 và 11,59 con. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn.
- Tỷ lệ sơ sinh sống (%)
Tỷ lệ sơ sinh số là chỉ tiêu lien quan tới số con sơ sinh còn sống/ổ và số con/ổ.
Tỷ lệ sơ sinh sống/ổ ở nghiên cứu này tổ hợp lai PiDu x F1(LxY) (95,29%) thấp hơn tổ hợp lai P x F1(LxY) (95,52%), tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
So sánh với một số nghiên cứu của các tác giả trước ñó như: Nguyễn Văn Lới và ðặng Vũ Bình (2009) tỷ lệ sơ sinh sống của các tổ hợp lai F1(LxY) với ñực PiDu và P lần lượt là: 94,84 và 95,05 %. Như vậy kết quả theo dõi của chúng tôi cao hơn.
Theo ðoàn Thị Loan và Phan Xuân Hảo (2011) tỷ lệ sơ sinh sống/ổ ở tổ hợp lai PiDu x F1(LxY) là 93,72% so với theo dõi này thì kết quả của chúng tôi cao hơn.
- Số con ñể nuôi/ổ
Số con ñể nuôi/ổ của các tổ hợp lai F1(LxY) với ñực PiDu và P lần lượt 10,88 và 11,17 con. Như vậy số con ñể nuôi/ổ ở tổ hơp P x F1(LxY) cao hơn ở tổ hợp PiDu x F1(LxY). Tuy vây nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
- Số con cai sữa/ổ
Chỉ tiêu số con cai sữa/ổ phản ánh khả năng nuôi con khéo của lợn nái, chất lượng sữa mẹ và yếu tố kỹ thuật của người chăn nuôi khi quản lý, chăm sóc lợn nái trong thời gian nuôi con và chăm sóc lợn con theo mẹ. ðồng thời ñây cũng là chỉ tiêu quyết ñịnh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Trong thời gian từ sơ sinh
ñến cai sữa, nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho lợn con chủ yếu từ sữa mẹ, lượng thức ăn nhận từ ngoài vào rất ít.
Kết quả bảng 4.1 cho thấy, số con cai sữa/ổ của nái lai F1(LxY) phối với ñực PiDu và P lần lượt là 10,40 và 10,72 con. Như vậy, ở công thức P x F1(LxY) ñạt cao hơn so với công thức PiDu x F1(LxY).
Kết quả trong theo dõi của chúng tôi có thể so sánh với một số nghiên cứu trước: Lê Thanh Hải và cộng sự (2001)[12] cho biết số con cai sữa/ổ của lợn nái F1(LxY) là: 9,27 con/ổ; ðinh Văn Chỉnh và cộng sự (1999)[7] cho biết, nái lai F1(LxY) có số con cai sữa/ổ là 8,80 con/ổ; Phan Xuân Hảo (2006)[16], số con cai sữa/ổ của nái lai F1(LxY) là 9,32 con/ổ.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi về số con cai sữa/ổ là cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên.
Số con ñẻ ra/ổ, số con còn sống/ổ và số con cai sữa/ổ là những chỉ tiêu quan trọng ñể ñánh giá năng suất sinh sản của lợn nái. Các chỉ tiêu này không những chịu ảnh hưởng của ñiều kiện chăm sóc, mà trong cùng một ñiều kiện thì ở hai tổ hợp lai khác nhau cũng khác nhau, ñiều ñó ñược biểu hiện trên biểu ñồ 4.1.
11.51 11.82 10.89 11.23 10.88 11.17 10.40 10.72 9.5 10 10.5 11 11.5 12 Con Số con sơ sinh/ổ Số con sơ sinh còn sống/ổ Số con ñể nuôi/ổ Số con cai sữa Chỉ tiêu PiDu P
- Khối lượng sơ sinh/ổ
Khối lượng sơ sinh/ổ nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, nó phản ánh kỹ thuật chăm sóc lợn nái mang thai của nhà chăn nuôi. Khối lượng sơ sinh/ổ tỷ lệ thuận với khối lượng sơ sinh/con.
Khối lượng sơ sinh/ổ ở tổ hợp lai PiDu×(L×Y) là 15,48 kg, ở tổ hợp lai lai P×(L×Y) là 15,14 kg. Ở chỉ tiêu này giữa hai công thức không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05).
Theo nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng sự (2008), số con ñẻ ra/ổ, số con sơ sinh sống, số con ñể nuôi trên ổ và số con cai sữa trên ổ của công thức lai PiDu×(L×Y) cao hơn của công thức lai P×(L×Y).
- Khối lượng cai sữa/ổ
Khối lượng cai sữa/ổ là chỉ tiêu cho biết tốc ñộ sinh trưởng và phát triển của lợn con trong giai ñoạn theo mẹ. Chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ ñến khối lượng sơ sinh của lợn con. Nó ñánh giá khả năng tiết sữa nuôi con của lợn mẹ và chế ñộ nuôi dưỡng cả mẹ và con trong thời gian nuôi con. Việc tập cho lợn con ăn sớm sẽ nâng cao ñược khối lượng cai sữa, ñồng thời làm giảm sự hao hụt của lợn mẹ.
Khối lượng cai sữa/ổ của tổ hợp lai PiDu×(L×Y) và P×(L×Y) lần lượt ñạt 59,29 kg và 60,69 kg. Sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) thì khối lượng cai sữa/ổ ở lợn F1(LxY) là 48,0 – 50,3 kg/ổ; Phan Xuân Hảo (2006)[16] là 52,28kg
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ cao hơn các kết quả nghiên cứu trên.
Qua theo dõi khối lượng sơ sinh/ổ, khối lượng cai sữa/ổ ở hai công thức lai trong theo dõi này ñược thể hiện trên biểu ñồ 4.2.
15.48 15.14 59.29 60.69 0 10 20 30 40 50 60 70
Khối lượng sơ sinh/ổ Khối lượng cai sữa/ổ
PiDux(LxY) Px(LxY)
Biểu ñồ 4.2 Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng cai sữa/ổ của nái F1(LxY) khi phối với ñực PiDu và P.
Như vậy qua biểu ñồ ta thấy khối lượng sơ sinh/ổ của PiDu×(L×Y) cao hơn của P×(L×Y) nhưng khối lượng cai sữa lại ngược lại. ðiều này chứng tỏ sinh trưởng của con lai P×(L×Y) tốt hơn PiDu×(L×Y).
- Thời gian cai sữa
Là tuổi lợn con tại thời ñiểm tách mẹ ñể nuôi riêng. Thời gian cai sữa là chỉ tiêu ảnh hưởng lớn ñến chỉ tiêu số lứa/năm cũng như năng suất sinh sản của ñàn lợn, vì nếu có thể rút ngắn ñược thời gian cai sữa thì có thể tăng năng suất sinh sản của lợn nái thông qua tăng số lứa/năm.
Thời gian cai sữa ở cả 2 công thức lai là không giống nhau: ở tổ hợp lai PiDu×(L×Y) là 22,95 ngày và P×(L×Y) là 24,00 ngày. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Theo Phan Xuân Hảo (2006)[16] cho biết thời gian cai sữa của lợn nái F1(LxY) là 23,05 ngày; Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2005)[28] cũng cho biết thời gian cai sữa ñối với lợn nái lai F1(LxY) phối với ñực Duroc là 28,58
ngày; với lợn Pietrain là 28,66 ngày.
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương ñương với nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và thời gian cai sữa sớm hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng.