CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của sở giáo dục và đào tạo (nghiên cứu thực tế tại sở giáo dục và đào tạo hải phòng) (Trang 78)

2.1.1 .VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CÁC MẶT KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1. Cơ sở lý luận

a, Trách nhiệm QLNN về GD của Sở GD&ĐT

Ngày 16/09/2004, Chính phủ đã ra Nghị định số 166/2004/NĐ - CP qui định cụ thể: Sở GD&ĐT có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về GD trong phạm vi toàn tỉnh, với các nội dung cụ thể là:

- Xây dựng và trình UBND cấp tỉnh quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển GD ở địa phƣơng: tổ chức thực hiện sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm QL các trƣờng trực thuộc: TT GDTX, trƣờng phổ thông Dân tộc nội trú, trƣờng bồi dƣỡng CB QLGD cấp tỉnh, trung tâm Kỹ thuật hƣớng nghiệp, trƣờng, lớp dành cho ngƣời tàn tật, trƣờng, cơ sở thực hành sƣ phạm

- Giúp UBND cấp tỉnh QL công tác chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động GD khác của các cơ sở GD theo đúng qui định của pháp luật.

- Trình UBND cấp tỉnh cấp phép hoạt động các tổ chức dịch vụ du học tự túc trên địa bàn theo qui định của pháp luật. Chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra, kiểm tra hoạt động của tổ chức này theo qui định của pháp luật và phân công của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

- Hƣớng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện về chun mơn, nghiệp vụ đối với phịng GD&ĐT và các cơ sở GD trực thuộc, các Sở, ngành khác.

- Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị sự nghiệp GD trực thuộc lập kế hoạch biên chế; tổng hợp và lập kế hoạch biên chế sự nghiệp GD toàn tỉnh theo hƣớng dẫn của cơ quan có thẩm quyền QL việc này.

- Tổ chức lập dự toán ngân sách GD hàng năm của tỉnh gửi Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, lập dự tốn chi các chƣơng trình mục tiêu quốc gia theo

qui định của pháp luật. Sau khi đƣợc UBND cấp tỉnh giao dự toán ngân sách, phối hợp với Sở Tài chính phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND cấp huyện thực hiện xoá mù chữ và phổ cập GD trên địa bàn.

- Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong GD, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phƣơng; QL, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ trong các trƣờng, các cơ sở GD trực thuộc Sở QL.

- Hƣớng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về GD trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng, trình HĐND, UBND cấp tỉnh các giải pháp thực hiện xã hội hóa GD; chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện.

- QL, chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản sử dụng tài sản cơ sở vật chất trƣờng học; công tác phát hành sách giáo khoa, ấn phẩm GD, thiết bị thí nghiệm và các phƣơng tiện GD khác theo qui định.

- Trình UBND cấp tỉnh ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền những qui định cụ thể về QLGD, chế độ chính sách đối với nhà giáo và HS phù hợp với các qui định của pháp luật.

- Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về GD, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo qui định.

- Thực hiện những nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật hoặc do UBND cấp tỉnh uỷ quyền, phân cơng.

b, Chỉ đạo của Chính phủ

Báo cáo về tình hình GD của Chính phủ trình Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thức 6 đã nêu rõ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLGD, Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp sau:

- Phân cấp mạnh trong QLGD, làm rõ trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phƣơng và cơ sở GD. Triển khai nghiêm túc Nghị định

166/2004/NĐ - CP “Qui định trách nhiệm QLNN về GD “; xác định rõ cơ chế phối hợp giữa Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH với các bộ ngành, địa phƣơng. Phân cấp cho UBND cấp tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm cụ thể hóa các chính sách GD, huy động nguồn lực, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển GD, mở rộng qui mô và nâng cao chất lƣợng GD trên địa bàn.

- Chỉ đạo Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH cải tiến công tác QL, điều hành, tập trung vào chức năng QLNN, lấy việc QL chất lƣợng làm nhiệm vụ trọng tâm. Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH phối hợp với các bộ, ngành có liên quan khẩn trƣơng hồn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về GD; tiến hành xây dựng các dự án Luật Giáo viên, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp để trình Quốc hội thơng qua trong khoảng 3 - 5 năm tới; đồng thời rà sốt, bổ sung các văn bản cịn thiếu thay thế, sửa đổi các văn bản đã lạc hậu hoặc còn chồng chéo.

- Cùng với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về GD, trong năm 2005 sẽ bổ sung các qui định để tăng cƣờng quyền tự chủ và trách nhiệm của cơ sở GD đối với xã hội về sản phẩm ĐT, về tài chính, nhân sự và tuyển sinh. Các cơ sở GD nghề nghiệp và GD đại học đƣợc tự quyết định chƣơng trình và nội dung ĐT trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và chƣơng trình khung do Bộ GD&DT ban hành.

- Rà soát, sửa đổi các qui định về đầu tƣ, QL nhân sự, đất đai, tài chính... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển GD. Ban hành chính sách mới về học phí, học bổng; về giao quyền sử dụng đất, bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập chính đáng của nhà đầu tƣ tham gia mở trƣờng.

- Đổi mới và tăng cƣờng công tác thanh tra GD, tập trung vào thanh tra chuyên mơn, khắc phục những thiếu sót, sơ hở và bệnh thành tích trong khâu đánh giá và thi cử. Chấn chỉnh việc tổ chức liên kết ĐT, ngăn chặn và tiến tới xố bỏ tình trạng “học giả, bằng thật”. Xử lý nghiêm minh đối với các trƣờng hợp lợi dụng hoạt động GD nhằm thu lợi bất chính. Qui định trách nhiệm cụ thể và tăng thêm quyền thanh tra, kiểm tra. Bổ sung biên chế và nâng cao chất

lƣợng đội ngũ thanh tra viên GD, đồng thời xây dựng chƣơng trình ĐT và bồi dƣỡng nghiệp vụ thanh tra viên để chuyên nghiệp hóa đội ngũ này.

- Rà sốt, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ CB QLGD; xây dựng lực lƣợng chủ chốt tận tâm, thạo việc, có năng lực điều hành. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chƣơng trình ĐT, bồi dƣỡng CB QLGD phù hợp với các yêu cầu phát triển GD trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Phƣơng hƣớng nhiệm vụ và giải pháp phát triển GD&ĐT Hải Phòng đến năm 2010

a, Phƣơng hƣớng

- Tiếp tục triển khai đạt hiệu quả cao các chƣơng trình hành động về thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng IX, Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Thành uỷ, HĐND thành phố để xây dựng Hải Phòng là “Trung tâm GD-ĐT vùng duyên hải Bắc Bộ”.

- Tổ chức quán triệt và triển khai Chỉ thị 40 - CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng và đề án của Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và CB QLGD bảo đảm phối hợp cả 3 mặt đánh giá và sàng lọc, ĐT và bồi dƣỡng, sử dụng và đãi ngộ.

- Đổi mới mạnh mẽ về QLGD, xây dựng và củng cố bộ máy QLGD ở các cấp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng đơn vị nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về GD. Tạo bƣớc đột phá để làm chuyển biến rõ rệt tình hình GD thơng qua việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ trong chƣơng trình cải cách hành chính nhà nƣớc.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, phƣơng pháp GD ở tất cả các bậc học, ngành học, tăng cƣờng việc đƣa công nghệ thông tin và các thiết bị hiện đại vào QL và giảng dạy.

= Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ, đẩy mạnh việc nghiên cứu- tuyên truyền GD tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, xây

dựng tốt đời sống văn hóa trong nhà trƣờng, phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Tăng cƣờng phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập học đƣờng.

b, Một số mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp chính

Về dân trí

- Thực hiện phổ cập bậc Trung học và nghề đối với 4 quận (Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Kiến An) và thị xã Đồ Sơn vào năm 2005 và các địa phƣơng còn lại vào năm 2008.

- Ngoài việc chống lƣu ban bỏ học, giữ vững sĩ số các trƣờng, các đơn vị GD hiện có, cần huy động thêm mỗi năm trên 1 vạn HS ở độ tuổi phổ cập ra học các lớp phổ cập.

- Mỗi năm phải xây dựng thêm ở mỗi ngành học, bậc học 10% trƣờng học đạt chuẩn quốc gia. Trƣớc mắt năm 2005 đủ diện tích đất theo chuẩn cho tất cả các trƣờng học.

Về nhân lực

- Phấn đấu đạt 35% ngƣời lao động đƣợc ĐT vào năm 2005, 50% vào năm 2010.

- Củng cố và phát triển hệ thống trƣờng THCN, trƣờng dạy nghề trên địa bàn thành phố.

Về nhân tài

- Phấn đấu có đội ngũ nhân tài đảm đƣơng ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội để Hải Phịng xứng tầm đơ thị loại I - Đơ thị trung tâm cấp quốc gia.

- Phấn đấu để Hải Phịng ln giữ vững ở tốp đầu cả nƣớc có nhiều HS giỏi đạt giải cao quốc gia, quốc tế. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng mẫu hình ngƣời CB QLGD và GV, HS, sinh viên Hải Phịng: ngồi việc thi GV giỏi từ năm học này Hải Phòng sẽ cho tiến hành thi CBQL giỏi.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào QL và dạy học, đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy học.

- Quan tâm nhiều hơn nữa đến cơng tác GD tƣ tƣởng chính trị, GD truyền thống cách mạng hiếu học của miền đất địa linh nhân kiệt.

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo

3.2.1 Quán triệt và nâng cao nhận thức cho toàn thể đội ngũ cán bộ đảng viên trong bộ máy QLGD của sở nói riêng, của tồn ngành GD&ĐT trong tỉnh nói chung về các văn bản chỉ đạo đổi mới QLNN về GD&ĐT như đã nêu ra ở phần 3.1 ở trên

3.2.1.1 Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo mới và yêu cầu mọi cán bộ xây dựng chương trình hành động để đưa nhận thức vào hành động trong thực tiễn

Có thể nói rằng một trong những nguyên nhân chính của việc “kém hiệu lực” là do năng lực cán bộ bất cập nhƣng cũng cịn có một ngun nhân trực tiếp là cán bộ chỉ đạo “không thuộc bài“ hoặc “không chịu thuộc bài”. Rất nhiều chủ trƣơng sáng suốt và khá nhiều văn bản chỉ rõ đƣờng lối nhƣng không đƣợc cán bộ đƣa vào cuộc sống. Việc thƣờng xuyên “sát hạch” cán bộ là một biện pháp góp phần tăng hiệu lực QL.

3.2.1.2 Tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cán bộ quản lí các phần việc được phân công; kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn bản, các quy định đã có hiệu lực và thưởng phạt kịp thời, cơng minh

Có thể nói rằng cơ chế “tập thể lãnh đạo” đã bị hiểu khơng chính xác ở một số CBQL từ đó tạo nên tâm lí dựa dẫm, đùn đẩy và khó quy trách nhiệm cá nhân là một trong những nguyên nhân làm cho tính hiệu lực và hiệu quả trong QL giảm. Lĩnh vực GD&ĐT một mặt là lĩnh vực liên quan đến toàn xã hội những cũng là lĩnh vực mà mọi nhà nƣớc phải quan tâm số một. Trong QLNN về GD vấn đề tự chủ và tự chịu trách nhiệm (trách nhiệm giải trình, trách nhiệm về chất lƣợng sản phẩm, trách nhiệm về việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho GD, cho nhà trƣờng...) là vấn đề quan trọng góp phần tăng cƣờng hiệu lực và hiệu quả QL.

3.2.2.Bồi dưỡng năng lực QLHCNN cho đội ngũ cán bộ cấp sở. Nâng cao tính khoa học của q trình ra quyết định QL và thực hiện quy trình tổ chức thực hiện văn bản pháp quy theo đúng quy định của Nhà nƣớc

3.2.2.1. Như phần lí luận đã chứng minh hiệu lực QL phụ thuộc vào khả năng sử dụng quyền lực (đúng, đủ !) của các loại CBQL cũng như cán bộ chấp hành; hiệu lực QL cũng phụ thuộc vào trách nhiệm quyền hạn mà nhà nước quy định cho các chức danh và hiển nhiên bao trùm lên trên chúng là năng lực hành pháp của cán bộ trong bộ máy HCNN nói chung và hành chính chun ngành nói riêng. Như vậy để tăng cường hiệu lực và hiệu quả cần phải coi trọng công tác bồi dưỡng năng lực hoạt động cho cán bộ, đồng thời phải có chế tài rõ ràng cho những trường hợp không đủ năng lực thực hiện cơng vụ.

3.2.2.2.Để một quyết định có hiệu lực một trong những yếu tố quan trọng là quyết định phải bảo đảm tính khoa học, xác đáng tức là vừa phải bảo đảm tính PHÁP LÍ vừa phải bảo đảm TÍNH HỢP LÍ. Để được như vậy cần tuân thủ quy trình ban hành các quyết định; tối thiểu phải có những bước sau :

- Nghiên cứu căn cứ ra quyết định (căn cứ pháp lí: đúng thẩm quyền, nghiên cứu tình hình thực tiễn của vấn đề –tính khả thi, xác thực ...)

- Xây dựng các phƣơng án để tận dụng các chuyên gia và sự đóng góp tƣ vấn chuyên ngành

- Đánh giá các phƣơng án và lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất trong bối cảnh ra quyết định đó

- Xác định quy trình tổ chức thực hiện, triển khai quyết định và thúc đẩy hoặc điều chỉnh nếu cần !

3.2.2.3 Một quyết định có hiệu lực và hiệu quả nếu nó đi vào thực tiễn và phát huy được tác dụng trong thực tế vì vậy khâu tổ chức, giám sát việc thực hiện là rất quan trong và một khâu không thể thiếu được trong việc phát huy tác dụng của nóvà đó cũng là một biện pháp tăng cường hiệu lực của quản lí.

3.2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện quan điểm “Nhà nước là trung tâm quyền lực hành chính”

3.2.3.1. Tăng cường xây dựng và củng cố để tổ chức Đảng để thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo

Đƣờng lối đổi mới toàn diện do Đại hội VI của Đảng đề ra đã thực sự mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử GD&ĐT nƣớc ta. Xuất phát từ quan điểm

cơ bản bản là sự nghiệp phát triển GD-ĐT phải phù hợp với sự nghiệp phát triển kinh tế, yêu cầu của công cuộc đổi mới. GD&ĐT phải phù hợp với cơng cuộc đổi mới tồn diện của nền kinh tế, xã hội.

Bổ sung và phát triển đƣờng lối đổi mới của Đảng do Đại hội VI đề ra. Đại hội VII của Đảng khẳng định “cùng với khoa học và công nghệ, GD&ĐT phải đƣợc xem là quốc sách hàng đầu” đã tạo cho GD-ĐT một thế mới về vị trí và vai trị của nó trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Hội nghị lần thứ 2 (khoá VIII) BCH TW Đảng đã thảo luận và quyết định các mục tiêu chiến lƣợc, chủ trƣơng, chính sách và biện pháp chỉ đạo nhằm tập trung mọi cố gắng của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân dành ƣu tiên cao nhất cho sự phát triển của GD&ĐT và khoa học công nghệ trong thời kỳ CNH - HĐH, đảm bảo cho GD - ĐT và khoa học công nghệ thực sự là “quốc sách hàng đầu”. Hội nghị đã đề ra các tƣ tƣởng chỉ đạo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của sở giáo dục và đào tạo (nghiên cứu thực tế tại sở giáo dục và đào tạo hải phòng) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)