Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học hóa học lớp 12 ở trường trung học phổ thông (thpt) (Trang 68 - 70)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm

3.3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

* Đối với GV :

– GV thường xuyên sử dụng các đề kiểm tra 15 phút để củng cố bài học cuối giờ hoặc kiểm tra bài cũ. Trước khi kiểm tra chương, GV cũng cho ôn tập với đề kiểm tra 45 phút.

– Chuẩn bị và phát cho HS hệ thống đề kiểm tra 15 phút, đề 45 phút để HS tự kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng khi kết thúc bài mới hoặc kết thúc chương (các đề này được lấy phần lớn từ đề nguồn). HS tự chấm điểm hoặc chấm chéo, hoặc GV chấm, sau đó cho HS đối chiếu kết quả với đáp án và cách giải của bài (nếu có), từ đó HS tự đánh giá được mức độ hiểu bài và quá trình nhận thức của mình sau khi học một bài hoặc một chương. GV phải thông báo các điểm này chỉ để khảo sát, khơng lấy điểm chính thức.

– Kết quả KT - ĐG của GV và bài tự kiểm tra của HS được dùng để phân tích đánh giá độ khó, độ phân biệt của từng các câu hỏi trong bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng hố học và đề nguồn. Trên cơ sở đó GV soạn ra đề 45 phút để kiểm tra trên cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng lấy điểm thực tế. Điểm này là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập.

Cụ thể ở các lớp 12A1 (THPT Hương Vinh ) và 12A1 (THPT Phú Bài) mỗi lớp đã làm 16 đề kiểm tra 15 phút. Sau khi HS làm bài theo thời gian quy định, chúng tôi phát tờ đáp án và hướng dẫn giải đối với các câu khó và tiến hành 2 lượt :

+ Lượt 1 cho HS chấm chéo bài của nhau, ghi rõ tên người chấm để chịu trách nhiệm nếu chấm không khách quan hoặc thiếu trách nhiệm.

+ Lượt 2 cho HS nhận lại bài và chấm lại bài của mình, từ đó nhận được thơng tin phản hồi về kết quả học tập của mình, để biết cách tự điều chỉnh phương pháp học tập đạt kết quả cao hơn.

GV chữa và giải đáp những câu HS cịn thắc mắc, sau đó thu bài về kiểm tra lại điểm để đánh giá độ khó, độ tin cậy và độ phân biệt của từng câu trong đề, hoàn thiện đề nguồn. GV cũng động viên HS tự đặt ra các câu hỏi có liên quan đến kiến thức mới.

* Đối với HS :

– Sau mỗi bài học, HS tự kiểm tra kiến thức các đề 15 phút do GV cung cấp. Việc này địi hỏi HS phải có ý thức tự học cao, cầu tiến, tự giác. HS có thể đọc trước nội dung bài mới và tự đặt ra các câu hỏi có liên quan đến kiến thức mới.

– Sau mỗi chương, HS tự làm ở nhà bài 45 phút trong hệ thống bài tập TNKQ, so sánh đáp án để chấm.

– Có thể kết hợp hình thức học nhóm cho HS làm các bài kiểm tra và chấm chéo lẫn nhau, có nhiều cách để tiến hành :

VD1 : HS A đưa ra câu hỏi từ 1 đến 10, HS B trả lời và ngược lại. Sau mỗi lần như vậy, học sinh có thể nhớ và khắc sâu được kiến thức cơ bản.

VD2 : Sử dụng câu hỏi dưới dạng trò chơi tennis : HS A phát câu hỏi, nếu HS B trả lời đúng thì dành được quyền đặt câu hỏi, nếu khơng thì phải trả lời tiếp câu hỏi tiếp theo.

VD3 : Dựa trên bộ đề mẫu của GV, HS tự đặt ra câu hỏi dựa theo nội dung kiến thức của bài hoặc của chương, tự kiểm tra và trả lời. Đây là hình thức cao nhất, đạt được mục đích của người xây dựng bộ đề này. Khi HS đặt câu hỏi cho một nội dung kiến thức tức là HS đã có một lượng kiến thức nhất định về nội dung đã học, hoặc đã đọc. Từ một nội dung có thể đưa ra các câu hỏi dưới nhiều dạng khác nhau, và như vậy kiến thức của HS được khắc sâu và HS đó sẽ tiến bộ nhanh chóng, gây được sự say mê, hứng thú cho HS dưới góc độ làm chủ được kiến thức. Hoặc GV ra đề cho HS tự ra đáp án.

3.3.3.2. Xác định hiệu quả sử dụng hệ thống bài tập TNKQ

Kết thúc mỗi chương, GV tiến hành kiểm tra 45 phút. Các đề kiểm tra này không nằm trong hệ thống bài tập TNKQ đã cho HS làm thường xuyên mà GV tự xây dựng đề theo yêu cầu, mục tiêu của chuẩn kiến thức kĩ năng của chương, sử dụng để kiểm tra ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trên cơ sở xây dựng đề mới nhưng đã rút kinh nghiệm. Có thể sử dụng từ đề nguồn, các câu hỏi HS chưa được cung cấp trước đó.

– Chấm bài kiểm tra 45 phút theo thang điểm 10, thống kê điểm số, sắp xếp kết quả kiểm tra theo 4 nhóm (yếu, kém; trung bình; khá; giỏi) cho các lớp thực nghiệm và đối chứng.

– Áp dụng Tốn Thống kê để xử lí phân tích kết quả để đánh giá độ khó, độ phân biệt, độ tin cậy của bộ đề và xác định hiệu quả của việc sử dụng bộ đề kiểm tra kiến thức kĩ năng hố học, góp phần tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Một phần của tài liệu tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học hóa học lớp 12 ở trường trung học phổ thông (thpt) (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w