Trong trường hợp lí tưởng, độ chói giữa hai vùng ảnh thay đổi đột ngột hoặc tăng dần đều. Tuy nhiên trên thực tế, mức xám giữa các vùng ảnh thay đổi tương đối ngẫu nhiên. Chính vì vậy quá trình phát hiện đường biên thường không đơn giản và kết quả thường không hoàn toàn chính xác.
1.3 Kết luận chương 1
Kết thúc chương 1, một số kĩ thuật nâng cao chất lượng ảnh như biến đổi ảnh xám (biến đổi âm bản, biến đổi hàm log, hàm mũ), lọc nhiễu (lọc thông thấp, thông cao, lọc phi tuyến, tuyến tính, lọc trung vị,…), làm nổi biên ảnh đã được đề cập đến.
Trên thực tế, nâng cao chất lượng ảnh còn rất nhiều vấn đề đáng chú ý khác như các kĩ thuật làm trơn ảnh, tách nhiễu, khử nhiễu, làm trơn biên, khuếch đại ảnh, lọc đồng
CHƯƠNG 2
CÁC KĨ THUẬT NÉN ẢNH
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của máy tính và sự ra đời của Internet thì việc tìm một phương pháp nén ảnh để giảm bớt không gian lưu trữ thông tin và truyền thơng tin trên mạng nhanh chóng đang là một yêu cầu cấp thiết. Trong những năm gần đây, có rất nhiều các phương pháp đã và đang được nghiên cứu rộng rãi để thực hiện nén ảnh. Tất cả đều với một mục đích chung là làm thế nào để biểu diễn một ảnh với ít bit nhất để có thể tối thiểu hố dung lượng kênh truyền và khơng gian lưu trữ trong khi vẫn giữ được tính trung thực của ảnh. Điều này tương đương với việc biểu diễn ảnh có độ tin cậy cao nhất với tốc độ bit nhỏ nhất.
2.1 Tổng quan về nén ảnh
2.1.1 Giới thiệu chung về nén ảnh số
Thông thường, ảnh đen trắng chưa nén được biểu diễn bằng 8 bit/pixel và ảnh màu là 24 bit/pixel. Các kỹ thuật nén hiện nay cho phép dung lượng ảnh được nén giảm 30 đến 50 lần so với ảnh gốc mà ảnh vẫn giữ được độ trung thực cao. Độ trung thực của ảnh được đánh giá dựa trên tiêu chí như lỗi trung bình qn phương (MSE) hoặc tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SNR) giữa ảnh gốc và ảnh nén.
Những phương pháp thường (như Compress trong hệ UNIX) không đem lại hiệu quả: tỷ lệ nén dữ liệu cho hình ảnh khơng q 2:1. Nhưng với những phương pháp chuyên dụng có thể đạt tới 30:1. Hai phương pháp nén hình ảnh nổi tiếng nhất hiện nay là của nhóm chuyên gia về hình ảnh động (Motion Picture Experts Group - MPEG) và liên hiệp các nhóm chun gia về hình ảnh (Joint Photo Graphic Experts Group - JPEG). Những phương pháp này đã trở thành chuẩn công nghiệp. Những nhược điểm cơ bản của các phương pháp này là sự mất mát thông tin và hiệu quả nén khơng cao đối với những hình ảnh phức tạp.
Tất cả các phương pháp nén ảnh đều dựa trên một nguyên lý đơn giản: trong dữ liệu có nhiều phần tử thừa và nén ảnh dựa trên cơ sở tìm ra những phần tử đó và loại bỏ chúng.
Các phương pháp thông dụng hiện nay như biến đổi cosin rời rạc, nén ảnh Wavelet (WIC) phải dùng đến biến đổi toán học và xấp xỉ các mối tương quan giữa các pixel. Với các phương pháp này ta có thể nén ảnh tới tỷ lệ 20:1 – 30:1. Nhưng những ảnh này (vì bị mất thơng tin) chỉ là những ảnh gần đúng với ảnh ban đầu, ngồi ra cịn có thể xuất hiện biến dạng hình ảnh.
2.1.2 Sơ đờ khới hệ thớng nén ảnh điển hình