Cấu trúc chương oxi lưu huỳnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trải nghiệm chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn (Trang 42 - 46)

Bài Tên bài Số tiết

29 Oxi – Ozon 2

30 Lưu huỳnh 1

31 Thực hành tính chất của oxi, lưu huỳnh 1 32 Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit 2

33 Axit sunfuric – Muối sunfat 2

34 Luyện tập oxi và lưu huỳnh 2

35 Thực hành tính chất các hợp chất của lưu huỳnh 1

2.1.3. Những điểm lưu ý về nội dung và phương pháp dạy học chương Oxi – lưu huỳnh – hóa học 10. – lưu huỳnh – hóa học 10.

Khi dạy học các hợp chất cụ thể, trình tự dạy học thường tiến hành theo thứ tự:

(1) Từ VDKT về cấu tạo nguyên tử, phân tử, liên kết HH trong phân tử đơn chất, hợp chất của oxi, lưu huỳnh.

(2) Dự đốn, suy ra tính chất, dùng TNG HH để tìm hiểu để phát hiện, chứng minh, kiểm chứng kiến thức.

(3) Tìm hiểu, liên hệ với ứng dụng TT cuộc sống. (4) Điều chế.

Trong đó, nhấn mạnh ứng dụng TT sản xuất và sử dụng, ảnh hưởng tới môi trường và các giải pháp hạn chế ảnh hưởng xấu tới mơi trường, biện pháp xử lí nếu xảy ra sự cố, khắc phục hậu quả.

Khi nghiên cứu đơn chất, hợp chất với nội dung kiến thức khác nhau cần sử dụng các phương pháp, công cụ phù hợp:

- Nội dung tìm hiểu tính chất vật lí: dùng mẫu vật, hình ảnh trực quan, TNG đối chứng để đưa ra kết luận.

- Nội dung tìm hiểu tính chất HH: dùng TNG trực quan, xem mơ phỏng thí nghiệm ảo.

- Nội dung ứng dụng: tìm tư liệu, sử dụng hình ảnh, thăm quan TT quá trình sản xuất.

- Nội dung luyện tập: giao nhiệm vụ vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức, chuẩn bị kiến thức để tham gia HĐTN.

- Nội dung thực hành: HS tự đề xuất TNG, thảo luận, thống nhất cách tiến hành, dự đoán sản phẩm, hiện tượng xảy ra, thao tác tiến hành và cách xử lí sản phẩm phản ứng để đảm bảo sức khỏe, an tồn phịng TNG và bảo vệ môi trường.

2.2. Nguyên tắc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa học

2.2.1. Nguyên tắc bám sát mục tiêu dạy học và khai thác tối ưu các thiết bị, đồ dùng dạy học sẵn có đồ dùng dạy học sẵn có

HĐTN phải bám sát mục tiêu, hình thức tổ chức, phù hợp điều kiện cơ sở vật chất sở tại, có tính khả thi và nhấn mạnh trọng tâm.

2.2.2. Nguyên tắc phù hợp đặc điểm tâm lý lứa tuổi

Các HĐTN phát huy tính tích cực, thu hút sự chú ý, thay đổi các hình thức hoạt động đa dạng trong khi thực hiện nhiệm vụ nhằm thu hút sự tập trung nhưng vẫn cần đảm bảo thời lượng và phù hợp với khả năng, tâm lí độ tuổi của HS.

2.2.3. Nguyên tắc vừa sức, nâng cao hứng thú trong học tập

Những yêu cầu đặt trong q trình HĐTN phải đảm bảo tính đa dạng nhưng vừa sức, khả thi và có tính khích lệ, vì sự tiến bộ của HS.

2.3. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa học

2.3.1. Xác định nội dung kiến thức cần hình thành từ đó xây dựng mục tiêu của hoạt động trải nghiệm của hoạt động trải nghiệm

Từ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng phát triển NL của nội dung kiến thức HH cụ thể, xây dựng nội dung các chủ đề TN phù hợp, khoa học, theo mạch kiến thức, TT, khả thi và vừa sức, phù hợp trình độ của HS.

2.3.2. Chuẩn bị kế hoạch và phương tiện tổ chức hoạt động trải nghiệm

Khi xây dựng kế hoạch cần thể hiện rõ nêu rõ thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, nhiệm vụ của GV, HS, chia nhóm, giao nhiệm vụ cho cá nhân, tồn nhóm, xây dựng u cầu của sản phẩm sau khi tham gia HĐTN, các tiêu chí đánh giá, công cụ đánh giá quá trình và đánh giá sản phẩm HĐTN. GV dự trù một số tình huống có thể xảy ra và các phương án giải quyết, chuẩn bị các công cụ cần thiết để tiến hành HĐTN.

2.3.3. Giới thiệu và đưa ra thể lệ tiến hành hoạt động trải nghiệm

Thông báo cụ thể về mục tiêu, kế hoạch, nguồn lực, triển khai và liên hệ với các đối tượng liên quan, giao nhiệm vụ học tập và yêu cầu khi tham gia TN, sản phẩm của HĐTN. Cung cấp cho HS cách thức tìm kiếm tài liệu, nguồn tài liệu, công cụ hỗ trợ khi cần.

2.3.4. Điều khiển hoạt động trải nghiệm

Trong quá trình diễn ra HĐTN, GV là người điều phối, theo dõi tiến độ, giám sát, bao quát chung, cố vấn, trợ giúp HS nếu có khó khăn. HS là chủ thể của HĐTN.

2.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm

Khi kết thúc HĐTN, tiến hành đánh giá, kết hợp giữa tự đánh giá với đánh giá đồng đẳng, đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết. Khi đánh giá

dùng quy tắc 3 khen, 2 hỏi, 1 góp ý, quan tâm nhiều tới việc HS đã làm được gì, khơng đi sâu bắt lỗi tìm điểm sai mà quan tâm HS đã thực hiện nhiệm vụ như thế nào, có thể sửa sai khơng, sửa như thế nào. Đánh giá vì sự tiến bộ của người học.

2.3.6. Thảo luận và rút ra kiến thức

Qua đánh giá tiến trình và sản phẩm của HĐTN tiến hành thảo luận, giải đáp thắc mắc, khó khăn gặp phải, tìm ra điểm khác biệt, điểm mới so với kiến thức, kinh nghiệm đã có từ đó rút ra kiến thức trọng tâm.

2.4. Nguyên tắc sử dụng hoạt động trải nghiệm trong dạy học hóa học

HĐTN có thể tiến hành ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học mơn HH như: HĐTN trong giờ học kiến thức mới, HĐTN trong giờ thực hành và HĐTN trong khi tham gia hoạt động ngoại khóa.

Khi thiết kế HĐTN cần đảm bảo sự kế thừa và phát triển. Những kiến thức kinh nghiệm cũ được vận dụng, kết hợp lồng ghép những tri thức mới, để HS chủ động phát hiện, chiếm lĩnh nó một cách tự nhiên, tiếp tục áp dụng kiến thức kinh nghiệm mới vào bối cảnh, sự việc, cứ vậy tạo ra một chu trình TN. Kết học đi đôi với hành sẽ thu hút được sự chú ý và hiệu quả học tập cao.

Trước khi thiết kế HĐTN cần tìm hiểu đối tượng HS sẽ tham gia HĐTN, để hiểu tâm lí, sở thích, phong cách học tập của HS, từ đó thiết kế các hoạt động học tập phù hợp nhằm phát huy tối đa sự chú ý, tính tích cực, chủ động và tạo điều kiện cho HS tham gia tối đa vào hoạt động học tập.

Cần thiết kế các HĐTN phù hợp với phương tiện, cơ sở vật chất và điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.

2.5. Thiết kế một số công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn kiến thức hóa học vào thực tiễn

2.5.1. Xây dựng các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thức hóa học vào thực tiễn

Có 8 thành tố dùng để đánh giá mức độ phát triển NL VDKT HH vào TT gồm: (1) Phân loại, hệ thống hóa nội dung kiến thức (kí hiệu P); (2) Xác

định được các kiến thức sử dụng vào vấn đề TT (kí hiệu X); (3) Tìm tịi, khám phá được vấn đề sử dụng kiến thức liên quan để giải quyết (kí hiệu T); (4) Giải thích, phân tích vấn đề TT (kí hiệu G); (5) Đề xuất biện pháp, thực hiện giải quyết vấn đề TT (kí hiệu Đ); (6) VDKT đã học phản biện, chỉ ra sự sai khác giữa lí thuyết với TT của vấn đề (kí hiệu V); (7) Hứng thú, chủ động, tích cực tham gia tìm hiểu kiến thức liên quan đến TT (kí hiệu H); (8) Có thói quen liên hệ kiến thức vào TT (kí hiệu C). Cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trải nghiệm chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)