Khái niệm về kỹ năng, kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 31 - 37)

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.2. Khái niệm về kỹ năng, kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống

1.2.2.1. Khái niệm kỹ năng :

KN là một vấn đề đƣợc nhiều nhà tâm lý học, giáo dục học trong và ngồi nƣớc quan tâm.Ở góc độ khác nhau, các tác giả có các quan niệm khác

nhau về KN: KN đƣợc xem là mặt kỹ thuật của hành động; là khả năng của cá nhân; ở một bình diện khác, KN là hành vi ứng xử.

Quan niệm thứ nhất: coi KN là mặt kỹ thuật thao tác hành động hay hoạt động. Đại diện cho quan niệm này là các tác giả nhƣ: Ph.N.Gônôbôlin, V.A.Cruchetxki, V.X.Cudin, A.G.Côvaliô...Các tác giả này cho rằng, muốn thực hiện đƣợc một hành động cá nhân phải có tri thức về hành động đó, tức là phải hiểu đƣợc mục đích, phƣơng thức và các điều kiện để thực hiện nó.Vì vậy nếu ta nắm đƣợc các tri thức về hành động, thực hiện đƣợc nó trong thực tiễn là ta đã có KN hành động.

Ph.N.Gônôbôlin (1973) cho rằng: KN là những phương thức tương đới

hồn chỉnh của việc thực hiện những hành động bất kỳ nào đó. Các hành động này được hình thành trên cơ sở các tri thức và kỹ xảo - những cái được con người lĩnh hội trong quá trình hoạt động.

V.A.Cruchetxki (1980) cho rằng: “KN là phƣơng thức thực hiện hoạt động – cái mà con ngƣời lĩnh hội đƣợc”. Để làm rõ khái niệm KN, tác giả đã phân tích kỹ vai trị của việc tập luyện trong thực tiễn, trong hoạt động, trong quá trình hình thành KN. Tác giả viết: trong một số trƣờng hợp thì KN là phƣơng thức sử dụng các tri thức vào trong thựuc hành, tức là khi có tri thức con ngƣời phải áp dụng và sử dụng chúng vào trong cuộc sống, vào trong thực tiễn.Trong quá trình luyện tập, trong hoạt động thực hành KN trở nên đƣợc hồn thiện và trong mối quan hệ đó hoạt động của con ngƣời cũng trở nên hoàn hảo hơn trƣớc.

Nhƣ vậy, các quan niệm nói trên nhấn mạnh mặt kỹ thuật của KN, coi KN nhƣ là phƣơng thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện hành động, họ chƣa nói tới kết quả hành động.

Quan niệm thứ hai: coi ký năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà nó cịn là khả năng của cá nhân trong hoạt động. KN theo quan niệm này vừa có tính ổn định, lại vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính

mục đích, đại diện cho quan niệm này là các tác giả: K.K.Platônôv, A.V.Barabasicoov, A.V.Pêtrôvski ...

Theo K.K.Platơnơv thì ngƣời có KN khơng chỉ hành động có kết quả trong một hoàn cảnh cụ thể mà còn phải đạt đƣợc kết quả tƣơng tự trong những điều kiện khác nhau.Do vậy, theo ông “KN là khả năng của con ngƣời thực hiện một hành động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiêm - những cái đã đƣợc lĩnh hội từ trƣớc.Hay nói cách khác KN đƣợc hình thành trên cơ sở của tri thức và kỹ xảo”.

A.V.Pêtrôvski quan niệm: “Năng lực sử dụng các dữ kiện, các tri thức

hay các khái niệm đã có, năng lực vận dụng chúng để phát hiện những thuộc tính bản chất của các sự vật và giải quyết thành công những nhiệm vụ lý luận hay thực hành xác định, đƣợc gọi là các KN”.

Quan niệm của các nhà giáo dục Việt Nam nhƣ Nguyễn Ánh Tuyết, Ngô Cơng Hồn, Lê Văn Hồng, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Văn Tính cũng tƣơng tự nhƣ quan niệm của các tác giả nói trên.

Tác giả Lê Văn Hồng có viết: KN là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phƣơng pháp) để giải quyết một nhiệm vụ mới.

Trong từ điển Tiếng Việt, KN đƣợc định nghĩa theo quan điểm thứ hai nhƣ sau: “KN là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận đƣợc trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế”.

Tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm: “KN là khả năng thực hiện có kết

quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. KN khơng chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật mà cịn là biểu hiện năng lực của con ngƣời”.

Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Trần Văn Tính quan niệm : “ Kỹ năng là khả năng thao tác, thực hiện một hoạt động nào đó”

Nhƣ vậy theo khuynh hƣớng này, KN không chỉ đƣợc hiểu là kỹ thuật mà còn đem lại kết quả cho hoạt động. đay là quan niệm tƣơng đối toàn diện

và khái quát về KN. Tuy nhiên, các tác giả chƣa quan tâm phân tích về mặt thao tác, hành động của KN.

Từ những quan niệm trên, chúng tôi đi đến kết luận: KN là khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm và những cách thức hành động đúng đắn vào thực tiễn để thực hiện có kết quả hoạt động đó.

1.2.2.2. Khái niệm kỹ năng sống:

Khi quan niệm về KN sống có rất nhiều quan niệm khác nhau, một số tổ chức quốc tế định nghĩa khái niệm KN sống nhƣ sau:

Theo tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO): KN sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho rằng: KN sống là những KN thiết thực mà con ngƣời cần để có cuộc sống an tồn khoẻ mạnh.Đó là những KN mang tính tâm lý xã hội và KN về giao tiếp đƣợc vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tƣơng tác một cách hiệu quả với ngƣời khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống hàng ngày.

Theo chƣơng trình GD KNS của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF, 1996): KN sống bao gồm những KN cốt lõi nhƣ: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyết định, KN kiên định và KN đạt mục tiêu.

Ngƣời Ấn Độ hiểu KN sống là những khả năng tăng cƣờng sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con ngƣời, gồm có: KN giải quyết vấn đề, tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo, KN giao tiếp, KN đàm phán, KN đối phó với tình trạng căng thẳng, KN từ chối, KN kiên định, hài hoà và KN ra quyết định.

Philipine cho rằng KN sống là những năng lực thích ứng và tích cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể đối phó một cách hiệu quả với những yêu

cầu, những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày.

Ở Bhutan ngƣời ta hiểu KN là bất kỳ KN nào góp phần phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, văn hố, tinh thần và tạo quyền cho cá nhân trong cuộc sống hàng ngày của họ và giúp xoá bỏ nghèo đói dẫn đến phẩm cách và cuộc sống hạnh phúc trong xã hội.

Thuật ngữ KN sống đƣợc ngƣời Việt Nam biết đến nhiều từ chƣơng trình của UNICEF (1996) “ GD KNS để bảo vệ sức khoẻ và phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên trong và ngoài nhà trƣờng”. Khái niệm KN sống đƣợc giới thiệu trong chƣơng trình này bao gồm những KN sống cốt lõi nhƣ: KN tự nhận thức, KN giao tiếp, KN xác định giá trị, KN ra quyết định, KN kiên định và KN đạt mục tiêu.Tham gia chƣơng trình đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội Chữ thập đỏ. Sang giai đoạn 2 chƣơng trình này mang tên: “Giáo dục sống khoẻ mạnh và KNS”. Ngồi ngành Giáo dục cịn có Trung ƣơng Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Hội Liên hiệp phụ nữ đã định nghĩa nhƣ sau: KNS là các KN thiết thực mà con ngƣời cần để có cuộc sống an tồn, khoẻ mạnh và hiệu quả. Theo họ những KN cơ bản nhƣ: KN ra quyết định, KN từ chối, KN thƣơng thuyết, đàm phán, KN lắng nghe, KN nhận biết... (ở đây KN giao tiếp đƣợc phân nhỏ để dễ hiểu hơn).

Khái niệm KNS đƣợc hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng hơn sau Hội thảo “Chất lƣợng giáo dục và KNS” đƣợc tổ chức ngày 23 đến ngày 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội, đó là:

- Năng lực thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.

- Hành vi làm cho cá nhân thích ứng và giải quyết có hiệu quả các thách thức của cuộc sống.

- Năng lực đáp ứng và những hành vi tích cực giúp con ngƣời có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.

Từ những quan niệm trên có thể thấy các quốc gia đều dựa trên quan niệm về KN sống của các tổ chức quốc tế (WHO, UNESCO, UNICEF) nhƣng có tính chất khác biệt do điều kiện chính trị, kinh tế văn hố của từng quốc gia. Nội dung GD KNS vừa đáp ứng những cái chung có tính chất tồn cầu vừa có tính chất đặc thù quốc gia. Một số quốc gia coi trọng một số KN nhƣ: KN tƣ duy, KN thích ứng, KN giao tiếp, KN hợp tác và cạnh tranh, KN luân chuyển công việc.Một số nƣớc khác lại chú trọng đến KN xóa đói giảm nghèo, KN phịng chống HIV/AIDS. Trong đề tài này chúng tôi hiểu khái niệm KN sống nhƣ sau:

KNS là tất cả những KN cần thiết trực tiếp giúp cá nhân sống thành công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khả năng, phẩm chất, hành vi tâm lý, xã hội và văn hoá phù hợp và đƣơng đầu đƣợc với những tác động của môi trƣờng. Những KNS cốt lõi cần nhấn mạnh là KN tƣ duy, KN giao tiếp, KN ra quyết định, KN xác định giá trị, KN xử lý tình huống, KN làm chủ bản thân, KN tự nhận thức...

KNS là khả năng làm cho hành vi và sự thay đổi của mình phù hợp với cách ứng xử tích cực, giúp con ngƣời có thể kiểm sốt quản lý có hiệu quả các nhu cầu và những thách thức trong cuộc sống hàng ngày.

1.2.2.3. Khái niệm về giáo dục kỹ năng sớng

Giáo dục là một q trình xã hội hóa nhân cách con ngƣời đƣợc tiến hành có mục đích, có KH, có nội dung chƣơng trình và đƣợc thực hiện bởi đội ngũ những nhà sƣ phạm. Trong nhà trƣờng THPT giáo dục đƣợc tiến hành với nhiều nội dung khác nhau nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện đó là: Giáo dục trí tuệ, giáo dục lao động, giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, GD KNS vv... Giáo dục KNS cho HS THPT đƣợc đặt trong mối quan hệ với hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục, sinh hoạt tập thể của HS và các hoạt động khác, thông qua những hoạt động đó giúp HS THPT có cơ hội trải nghiệm nhằm

thực hiện có hiệu quả mục tiêu dạy học, giáo dục của nhà trƣờng và phát triển năng lực cá nhân HS đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

“GD KNS là hình thành cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là XD

những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp ngƣời học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và các KN thích hợp” (Chuyên đề “KN sống” - Nguyễn Thanh Bình).

Nhƣ vậy, GD KNS làm thay đổi những thói quen, hành vi tiêu cực thành những thói quen, hành vi tích cực, nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống.Chất lƣợng đó đƣợc thể hiện thơng qua việc các cá nhân đó giải quyết các vấn đề của mình trong xã hội một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông tỉnh nam định (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)