Giới thiệu về trường THPT Mê Linh, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông mê linh, thành phố hà nội (Trang 44 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Giới thiệu về trường THPT Mê Linh, Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường THPT Mê Linh – Hà nội tiền thân là một phân hiệu của trường THPT Yên lãng - Huyện Mê Linh – thành phố Hà nội. Sau 6 năm phân hiệu trường được BND thành phố Hà nội ký Quyết định thành lập ngày 03 tháng 01 năm 1985. Trường rất vinh dự được mang tên huyện Mê Linh- quê hương Hai Bà Trưng anh hùng.

Từ khi thành lập trường đến năm 1991 trường THPT Mê linh trực thuộc Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội. Những năm đầu mới thành lập trường chỉ có hơn 10 lớp và tăng dần đến 24 lớp vào năm 1990. Từ năm 1991 đến tháng 7 năm 2008 huyện Mê Linh sáp nhập về tỉnh Vĩnh Phúc nên trường THPT Mê Linh trực thuộc Sở Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Phúc. Do nhu cầu học tập và sự gia tăng dân số nên số lớp và số học sinh của trường tăng nhanh, cao nhất vào năm 1999-2000 trường có 54 lớp với 2500 học sinh. Năm 2001 UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết Định thành lập trường THPT Quang Minh đã chuyển bớt học sinh và cán bộ quản lý cùng một số giáo viên sang trường mới. Năm 2004 UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết Định thành lập trường THPT Tiền Phong cách trường THPT Mê Linh 2km, đội ngũ cán bộ quản lý, một số giáo viên cốt cán và học sinh cũng được chuyển từ trường THPT Mê Linh. Sau khi tách ra 2 trường mới thì trường THPT Mê Linh duy trì 30 đến 32 lớp với 1400 học sinh. Từ tháng 8 năm 2008 đến nay huyện Mê Linh lại được sáp nhập về thành phố Hà Nội nên trường THPT Mê Linh trực thuộc Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội. Hiện nay trường ổn định ở mức 30 lớp với số lượng khoảng 1350 học sinh đã tương đối đạt chuẩn 45 học sinh/ 1 lớp.

Trải qua chặng đường 27 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Mê Linh đã từng bước trưởng thành và khẳng định vị thế của mình trong huyện Mê Linh. Một ngơi trường có truyền thống dạy tốt, học tốt và là một địa chỉ tin cậy của con em nhân dân 9 xã phía nam huyện Mê Linh. Các thế hệ học sinh của trường nay có nhiều người thành đạt đang cống hiến tài năng, trí tuệ của mình trong cơng cuộc đổi mới, xây dựng đất nước. Nhà trường là nơi tu dưỡng, rèn luyện của nhiều thầy, cô giáo, cán bộ nhân viên, cung cấp nhiều cán bộ tốt cho ngành GD&ĐT. Hàng ngàn học sinh đã trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ và THCN. Họ đã trở thành những nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, các sĩ quan quân đội, công an, các doanh nghiệp... Trong những năm trực thuộc Sở Giáo Dục & Đào Tạo Vĩnh Phúc trường THPT Mê Linh đã vươn lên đứng trong tốp 10 trường có kết quả cao về chất lượng giáo dục của tỉnh. Từ khi sáp nhập về Hà Nội trường THPT Mê Linh luôn ổn định ở tốp khá cao về chất lượng giáo dục của thành phố. (Đánh giá dựa trên kết quả thi học sinh giỏi, thi đại học hằng năm). Cùng với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” có

nhiều thầy cơ đã được công nhận giáo viên dạy giỏi các cấp, các cán bộ quản lý và nhiều giáo viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Nhiều năm học trường đạt danh hiệu tiên tiến và tiên tiến xuất sắc.

2.1.2. Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay

Trường THPT Mê Linh có tổng diện tích đất là 20500m2. Trường được xây dựng trên địa bàn xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Trường có vị trí địa lý thuận lợi và mang ý nghĩa lịch sử: Gần đền thờ Hai Bà Trưng, là nơi trung tâm của 9 xã phía nam huyện Mê Linh. Cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay còn thiếu thốn nhưng cũng đáp ứng được nhu cầu tối thiểu phục vụ cơng tác dạy học. Tồn trường có:

- Khu nhà điều hành có 8 phịng làm việc của Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, Cơng đồn, Đồn Thanh niên, văn phịng và kế tốn. Mỗi phịng đều được trang bị máy tính nối mạng Internet đảm bảo cho các bộ phận làm việc.

- 30 phòng học (27 phòng học kiên cố và 03 phòng học cấp 4). Các phòng học đều được xây dựng đã lâu, tuổi từ 10năm đến 21 năm do BND tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư. Do theo mẫu thiết kế cũ nên phịng học chưa đủ tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng tự nhiên.

- 01 phịng thực hành mơn Hóa học, 01 phịng thực hành mơn Vật lý. - 01 phòng thư viện (bao gồm kho sách và nơi làm việc của Thủ thư) với hàng ngàn đầu sách và 01 máy tính có kết nối Internet đáp ứng nhu cầu tối thiểu của cán bộ giáo viên và học sinh.

- 02 phòng thực hành tin học với 30 máy tính sử dụng được. - 01 phịng y tế.

- 01 phịng hội đồng diện tích 80m2 đồng thời là phòng chờ cho giáo viên. - 02 phòng dạy học đa chức năng mới được đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học hiện đại, đồng thời là phòng đọc cho giáo viên và học sinh buổi chiều hàng ngày.

- 01 bãi tập nhưng thường xuyên ngập nước khi trời mưa nên học sinh phải học Thể dục thể thao, quốc phòng trong sân trường.

- 01 kho chứa hóa chất, 01 kho chứa máy tính hỏng chưa đến kỳ thanh lý, 01 kho chứa dụng cụ Thể dục thể thao, quốc phòng. Hiện nay phải tận dụng các gầm cầu thang để chứa các thiết bị dạy học môn Sinh, Sử, Địa…

- 03 khu vệ sinh của học sinh và 01 khu vệ sinh của giáo viên, khu vệ sinh còn thiếu và chưa đạt chuẩn

Nhà trường chưa có nhà giáo dục thể chất, chưa có phịng học bộ mơn, số phịng học đa năng, phòng thực hành còn thiếu và chưa đạt chuẩn, thiết bị dạy học còn thiếu ở hầu hết các bộ môn đặc biệt thiếu máy tính thực hành tin học.

Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn và chưa đạt chuẩn nhưng nhà trường đã khắc phục, bổ sung nhằm đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong công tác dạy và học.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường hiện nay

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường hiện nay là 81 người (trong đó Ban Giám hiệu: 04 người, giáo viên: 66 người, nhân viên: 11 người). Nhà trường có 01 Chi bộ với 38 Đảng viên chiếm 46,9% số cán bộ giáo viên và nhân viên; Có 06 tổ chun mơn: Tốn - Tin, Lý – Cơng nghệ, Hố - Sinh, Văn - GDCD, Ngoại Ngữ, TD – GDQP - Sử - Địa và 01 Tổ Hành chính.

2.1.4. Quy mơ và chất lượng đào tạo của trường

Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2011-2012, quy mô Nhà trường ổn định 30 lớp, mỗi lớp khoảng 45 học sinh, tồn trường hiện có 1336 học sinh. Chất lượng giáo dục của Nhà trường được đánh giá dựa theo kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, thi đỗ tốt nghiệp THPT, thi HSG, thi đỗ Đại học theo nguyện vọng.

Bảng 2.1: Tỉ lệ xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh

(Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2011 - 2012)

Năm học

Tỉ lệ xếp loại học lực (%) Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm (%) Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu Kém 2008-2009 3,7 64,94 31,14 0,22 0 75,62 15,94 8,07 0,37 0

2009-2010 4,81 66,78 26,43 1,77 0 81,13 16,68 1,84 0,35 0 2010-2011 7,67 67,42 23,48 1,28 0,15 80,59 16,4 2,56 0,45 0 2011-2012 10,17 70,97 18,56 0,3 0 83,2 14,2 2,45 0,15 0

(Nguồn: Trường THPT Mê Linh)

Bảng 2.1 đã cho thấy chất lượng giáo dục của Nhà trường ngày càng được nâng lên. Tỉ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi tăng lên, tỉ lệ học sinh xếp loại học lực TB và yếu giảm đi. Về hạnh kiểm, tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt tăng lên, tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, TB và yếu giảm đi. Chất lượng giáo dục của Nhà trường còn thể hiện qua tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT, tỉ lệ đỗ đại học và kết quả thi HSG cấp thành phố của học sinh lớp 12 hằng năm.

Bảng 2.2: Tỉ lệ đỗ TN THPT, đỗ ĐH, kết quả thi HSG (Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2011 - 2012) Năm học Tỉ lệ đỗ TN THPT Tỉ lệ đỗ ĐH Kết quả thi HSG cấp thành phố Tổng số giải Nhất Nhì Ba Khuyến Khích 2008 - 2009 94% 50,7% 6 1 0 2 3 2009 - 2010 97% 52,3% 8 0 1 1 6 2010 - 2011 99,3% 55,8% 9 0 2 4 3 2011 - 2012 100% 56,5% 12 0 0 6 6

(Nguồn: Trường THPT Mê Linh)

Qua bảng 2.2 cho thấy tỉ lệ đỗ TN THPT của trường luôn ổn định ở mức cao vượt mặt bằng chung của thành phố từ 2 đến 4%. Tỉ lệ đỗ ĐH theo nguyện vọng 1 của học sinh luôn cao trên 50% và có xu hướng tăng dần. Theo thống kê hằng năm của Bộ Giáo dục thì điểm thi ĐH trung bình trên tất cả thí sinh của trường dự thi ln đứng đầu các trường THPT trong huyện Mê Linh và đứng thứ 37-38 trên hơn 200 trường THPT thuộc thành phố Hà Nội. Kết quả thi HSG các mơn văn hóa của học sinh lớp 12 cũng tăng về số lượng giải nhưng giảm về chất lượng giải. Điều đó chứng tỏ Nhà trường tập trung quan tâm đến chất lượng đại trà, ít đầu tư cho chất lượng mũi nhọn.

Ngồi việc nâng cao chất lượng dạy học, Nhà trường luôn chú ý đến việc giáo dục toàn diện cho học sinh; giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh thơng qua các hoạt động ngoại khóa. Nhà trường chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức các phong trào Văn nghệ, TDTT, hướng nghiệp nghề…cho học sinh. Đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí, thời gian cho học sinh tham gia các hoạt động do cụm trường và ngành GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Kết quả tham gia các hoạt động tập thể đều đạt ở mức khá cao.

2.1.5. Xu hướng phát triển của nhà trường

Trong giai đoạn 2010 – 2015, Chiến lược phát triển của nhà trường nhằm chỉ rõ những định hướng phát triển, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu trong q trình thực thi để đạt được mục đích: đưa nhà trường phát triển phù hợp với xu thế của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá; phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2014; phấn đấu được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2015 nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường.

Tầm nhìn năm 2020: Trường THPT Mê Linh là cơ sở giáo dục uy tín của huyện Mê Linh, tiến tới là điểm sáng của ngành GD&ĐT Hà Nội. Giáo dục và đào tạo học sinh có nền tảng tri thức phổ thơng tồn diện, tiên tiến, có nhân cách và trí tuệ thời đại, có khả năng thích ứng nhanh và có tinh thần hợp tác.

Sứ mạng của nhà trường: Xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, tiên tiến, thân thiện và tạo mọi điều kiện để học sinh được học tập, rèn luyện và phát triển các năng lực cá nhân về trí tuệ, tính độc lập sáng tạo và khả năng hợp tác, thích ứng. Vì vậy, nhà trường phải tiếp tục đổi mới về phương pháp quản lý, phương pháp dạy, phương pháp học để đáp ứng yêu cầu và phù hợp xu thế phát triển của xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông mê linh, thành phố hà nội (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)