Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông mê linh, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà

trường THPT

3.2.1. Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học

Biện pháp phát triển phải xuất phát từ thực trạng của ĐNGV nhà trường nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề về số lượng, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất của ĐNGV. Các biện pháp đưa ra phải phù hợp với quy luật phát triển. Đề xuất biện pháp phải đúng thẩm quyền trách nhiệm, đúng với lĩnh vực mình quản lý; phải vận dụng linh hoạt khoa học quản lý, khoa học lãnh đạo; mọi dự báo phải có căn cứ xác lập từ các chương trình mục tiêu cấp nhà nước; các số liệu tính tốn phải có cơ sở, có căn cứ khoa học. Biện pháp hướng tới sự đáp ứng về nhu cầu và mục đích của tương lai trên cơ sở khắc phục và hạn chế tới mức thấp nhất những khó khăn, trở ngại hay những tồn tại cả về chủ quan lẫn khách quan.

3.2.2. Nguyên tắc bảo đảm về tính nhất quán, toàn diện

Khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về sự phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác phát triển ĐNGV THPT nói riêng, đồng thời phải căn cứ vào sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo ngành Giáo dục, căn cứ tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Cần xem xét công tác phát triển đội ngũ trên tất cả các mặt tư tưởng, chính trị, đạo đức, chun mơn, nghiệp vụ, phát triển khả năng tự học, đổi mới phương pháp dạy học... mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp, tránh chủ quan,

phiến diện, thiếu tính đồng bộ. Việc phát triển ĐNGV mà trọng tâm là nâng cao chất lượng trên cơ sở số lượng và cơ cấu hợp lý phải chú ý đến tính đồng bộ, tồn diện, đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa tăng chất lượng và hiệu quả giáo dục.

3.2.3. Nguyên tắc bảo đảm sự phù hợp với tình hình thực tiễn

Những giải pháp đúng đắn và khả thi sẽ không thể được xây dựng nếu như không xuất phát từ những định hướng, những xu thế phát triển của GD&ĐT trong bối cảnh hiện tại. Biện pháp là sự đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong quá trình phát triển để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nhà trường. Biện pháp phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) của nhà trường.

3.2.4. Nguyên tắc bảo đảm sự kế thừa và phát triển

Kế thừa và phát triển là quy luật chung của cả tự nhiên, xã hội và tư duy con người. Đây là nguyên tắc về phương pháp luận để nhận thức q trình phát triển ĐNGV. Cơng tác phát triển ĐNGV nhà trường là sự bảo tồn những thành quả mà nhà trường đã xây dựng được có trong các biện pháp được đề xuất, đồng thời mở rộng, bổ sung, điều chỉnh về số lượng, cơ cấu và đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ. Như vậy, phát triển chính là sự kế thừa tốt nhất, tích cực nhất. Ngun tắc này địi hỏi chúng ta phải thấy được những vấn đề hiện tại của ĐNGV và phải đề xuất được các biện pháp mới để làm cho ĐNGV luôn vững vàng về lập trường tư tưởng chính trị, có phẩm chất và năng lực đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới; địi hỏi phát triển trên sự kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại; là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc xây dựng và phát triển ĐNGV.

3.2.5. Ngun tắc bảo đảm tính khả thi

Biện pháp có tính khả thi cao khi được sự đồng thuận của đa số giáo viên trong tập thể sư phạm nhà trường và hợp quy chế của ngành, quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT.

Điều chỉnh mỗi vấn đề thực trạng đặt ra cho nhà trường, cần tìm ra bản chất của vấn đề và dự định giải quyết, tìm ra nguyên nhân của các hạn chế và lựa chọn các giải pháp để giải quyết vấn đề. Các giải pháp này sẽ được thể hiện thông qua các hoạt động quản lý chịu sự ràng buộc bởi các quy định, quy chế, pháp luật.

Biện pháp có tính khả thi cao khi tác giả đánh giá được tình hình kinh tế - xã hội cũng như dự kiến nguồn lực bảo đảm thi hành gồm các vấn đề về tài chính, mơi trường, cơ sở vật chất, con người, tổ chức…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông mê linh, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)