Thành phần kiểu gen của quần thể chịu tác động yếu tố ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần tiến hóa sinh học 12 trung học phổ thông thông qua tích hợp kiến thức di truyền học (Trang 46 - 48)

Tính tần số alen của quần thể qua các thế hệ. Nhận xét về sự thay đổi trên.

(Sự thay đổi tần số alen A và a chỉ thay đổi đột ngột ở giai đoạn từ F2 đến F3, sau đó vẫn duy trì ổn định. Yếu tố tác động trên là yếu tố ngẫu nhiên.)

Người dạy đưa ra câu hỏi: Vậy yếu tố ngẫu nhiên có phải nhân tố tiến hóa

khơng? Vì sao?

(Yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của QT do vậy nó là nhân tố tiến hóa.) Đây là nhân tố có hướng nhất định hay khơng? Vì sao?

( Đây là nhân tố vơ hướng xuất hiện khi có các yếu tố bât ngờ làm giảm sút số lượng cá thể của quần thể sinh vật một cách đột ngột, không theo quy luật. Nếu quần thể thích nghi sẽ dần trở về trạng thái ổn định.)

Người dạy yêu cầu người học: Hãy kể một số yếu tố ngẫu nhiên?

(Vật cản địa lý, núi lửa, lũ lụt…)

Người dạy yêu cầu người học nghiên cứu SGK và đưa ra một số dạng tác

(Một số dạng tác động của yếu tố ngẫu nhiên như hiệu ứng sáng lập và hiệu ứng thắt cổ chai.

+ Hiệu ứng thắt cổ chai: Trong trường hợp các yếu tố ngẫu nhiên tác động làm cho số lượng lớn cá thể giảm sút đi một cách đột ngột, chỉ có số ít cá thể được sống sót gọi là hiệu ứng thắt cổ chai.

+Hiệu ứng kẻ sáng lập: Một số ít cá thể của quần thể gốc chỉ ngẫu nhiên mang một phần nào đó vốn gen của quần thể phát tán hoặc di cư đến nơi khác để thành lập quần thể mới gọi là hiệu ứng kẻ sáng lập.)

Người dạy lấy ví dụ: Ở người Eskimo, tần số alen IA trong các quần thể lớn ở Groenlan là 2% đến 4% trong khi ở các quần thể nhỏ vùng cực là 9%. Từ đó cho thấy sự chia cắt quần thể lớn và quần thể nhỏ có thể thấy rõ sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Yếu tố ngẫu nhiên tác động và có hiệu quả đột ngột hay xảy ra với quần thể có kích thước như thế nào?

(Quần thể nhỏ do số lượng cá thể dù biến động ít nhưng vẫn làm tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi rõ rệt. Tần số tượng đối của các alen trong một quần thể có thể thay đổi đột ngột do một yếu tố ngẫu nhiên nào đó. Hiện tượng này thường xảy ra đối với quần thể nhỏ.)

Ví dụ 6: Dạy học nội dung “Di nhập gen” trong bài “Các nhân tố tiến hóa”

Sinh học 12

Mục đích tích hợp

- Dựa vào bài tập và kiến thức di truyền học quần thể, để hiểu rõ hơn về sự thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, và cho thấy di nhập gen là nhân tố tiến hóa khơng theo hướng xác định.

- Thơng qua việc sử dụng cơng thức tính tốn tần số alen, thành phần kiểu gen, người học nhận xét sự thay đổi của các yếu tố để rèn luyện kỹ năng tư duy(phân tích, tổng hợp) phát hiện kiến thức.

Cơ sở khoa học

- Các quần thể thường khơng cách li hồn tồn với nhau, mà giữa các quần thể thường có sự trao đổi các cá thể.

- Bản thân thuật ngữ di nhập gen là một từ kép chỉ cả 2 hướng đưa thêm vào

quần thể hoặc đưa ra khỏi quần thể. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến tần số alen phụ thuộc vào số lượng cá thể ra hoặc vào quần thể.

- Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác được gọi là di nhập gen hay dòng gen.

+ Ở thực vật, di nhập gen thường xảy ra sự phát tán các bào tử, hạt phấn, hạt. + Ở động vật, di nhập gen thông qua sự di cư của các cá thể. Vì vậy nhân tố di nhập gen còn được gọi là sự di cư.

- Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể hoặc mang đến các loại alen đã có sẵn trong quần thể thì chúng sẽ làm thay đổi tần số tương đối alen của quần thể.

- Tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể bị thay đổi nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào sự chênh lệch giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể là lớn hay nhỏ.

- Di nhập gen là nhân tố làm thay đổi vốn gen của quần thể không theo một hướng xác định

Tổ chức dạy học

Người dạy yêu cầu người học nghiên cứu SGK trang 114 cho biết:Thế nào là di

– nhập gen?(Di nhập gen là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác)

Để người học hiểu vai trị của di nhập gen đối với tiến hóa, người dạy đưa ra bài

tập: Khi nghiên cứu hiện tượng di – nhập gen ở một quần thể người ta đưa ra bảng

thành phần kiểu gen của hai quần thể qua các thế hệ như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học phần tiến hóa sinh học 12 trung học phổ thông thông qua tích hợp kiến thức di truyền học (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)