THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng đạo hàm khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (giải tích 12, ban nâng cao) (Trang 104 - 106)

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích, nhiệm vụ, phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

3.1.1. Mục đích

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận văn, kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

3.1.2. Nhiệm vụ

 Tìm hiểu các lớp thực nghiệm, trao đổi với Ban giám hiệu nhà

trường, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ mơn Tốn của các lớp thực nghiệm.

 Soạn giáo án thực nghiệm, soạn đề kiểm tra, đánh giá học sinh.  Thực hành giảng dạy những tiết học đã soạn giáo án thực nghiệm.  Kiểm tra, đánh giá học sinh sau khi thực nghiệm giảng dạy.  Điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi.

 Phân tích số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.1.3. Phương pháp

- Thực nghiệm sư phạm được thực hiện song song giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có trình độ học sinh tương đương nhau. - Tôi và giáo viên lớp thực nghiệm và đối chứng cùng nhau thảo luận, biên soạn bài giảng và để kiểm tra cho hai lớp. Để lựa chọn mẫu thực nghiệm sát với học sinh chúng tôi tiến hành thực hiện:

+ Trao đổi với các giáo viên bộ mơn Tốn, giáo viên chủ nhiệm lớp để biết tình hình học tập của học sinh.

+ Xem xét kết quả học tập bộ mơn Tốn

Ngồi ra tơi cịn kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như: quan sát, tổng kết kinh nghiệm...

3.2. Tiến trình và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Để tiến hành thực nghiệm có hiệu quả, trước thời điểm này khoảng 4 tuần, tôi đã tập trung nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình, sách giáo khoa, tài liệu bồi dưỡng giáo viên,… và khảo sát thực trạng dạy học giải tích ở trường THPT. Đưa phương hướng giảng dạy ra tham khảo ý kiến nhiều giáo viên có kinh nghiệm. Đồng thời trao đổi kĩ với giáo viên dạy lớp thực nghiệm về ý tưởng, nội dung và cách thức tiến hành đã được chuẩn bị trong giáo án.

Với tâm niệm “muốn có một giờ dạy tốt trước hết cần phải có một giáo án

tốt” nên tơi đã cố gắng lựa chọn, sắp xếp, hệ thống hóa, bổ sung theo ý tưởng để

được một giáo án thực nghiệm hợp lí. Sau đây là một số vấn đề mà chúng tôi rất chú ý khi tiến hành xây dựng giáo án:

- Tôn trọng nội dung và phân phối chương trình hiện hành của Bộ giáo dục và đào tạo.

- Xác định rõ chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt được của từng bài.

- Tính phù hợp về thời gian và trình độ nhận thức chung của học sinh khi xây dựng hệ thống bài tập.

- Lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp để liên hệ với thực tiễn trong quá trình giảng dạy.

- Các câu hỏi và gợi ý sử dụng trong quá trình dạy học giúp học sinh liên hệ các kiến thức với thực tiễn.

3.2.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm được tiến hành ở trường Trung học phổ thông + Lớp thực nghiệm: 12A3 có 40 học sinh

+ Lớp đối chứng: 12A2 có 42 học sinh.

+ Tổ chức dạy 2 tiết chương 1 – Giải tích 12 Nâng cao cho hai lớp thực nghiệm và đối chứng.

+ Thời gian thực nghiệm: Từ 21/8/2017 đến 20/9/2017 + Giáo viên thực nghiệm: Ngô Văn Khánh

+ Giáo viên đối chứng: Nguyễn Thị Mai

Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Trung học phổ thơng Lý Thái Tổ, chúng tơi đã tìm hiểu kết quả học tập các lớp khối 12 của trường và nhận thấy trình độ chung về mơn Tốn của hai lớp là tương đương nhau.

Trên cơ sở đó, chúng tơi đề xuất thực nghiệm lớp 12A3 và lấy lớp 12A2 làm đối chứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học chủ đề ứng dụng đạo hàm khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số (giải tích 12, ban nâng cao) (Trang 104 - 106)