Quy trình lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập hóa học về kim loại chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tư duy hóa học của học sinh trung học phổ thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại chuyển tiếp (Trang 39)

tiếp lớp 12 theo các mức độ nhận thức tư duy hóa học

- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan.

- Xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng trọng tâm cần đạt

- Tuyển chọn và xây dựng một số lượng bài từ thấp đến cao sao cho phù hợp với mục tiêu cần đạt và phù hợp mức độ tư duy của học sinh

- Lược giải các bài tập để có được độ chính xác và tin cậy cao - Viết các kiến thức bổ trợ cho việc giải nhanh các bài tập đó

- Trao đổi, tham khảo ý kiến các thầy cơ bạn bè đồng nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong giảng dạy bộ mơn hóa học

- Biên tập, hoàn chỉnh hệ thống bài tập kết hợp soạn giáo án và lên kế hoạch đưa vào giảng dạy thực nghiệm sư phạm

- Tiến hành kiểm tra kết quả lĩnh hội kiến thức của học sinh

- Công bố kết quả và áp dụng rộng rãi và thường xuyên trong dạy học. 2.4. Hệ thống bài tập kim loại và biện pháp phát huy nhận thức tư duy hóa học của học sinh[18,19,22]

2.4.1 Bài tập theo mức độ biết

* Cơ sở lí luận: Các bài tập theo mức độ biết chủ yếu các bài áp dụng lí thuyết rất

dễ, đơn giản, khơng nặng về khả năng tính tốn phức tạp, u cầu về năng lực nhận thức và tư duy của học sinh chỉ đơn thuần là tái hiện (hay nhớ) lại những kiến thức đã học.

Ví dụ:

Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử Fe là

A. [Ar] 4s23d6. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d8. D. [Ar]3d74s1. Câu 2: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe2+?

A. [Ar]3d6. B. [Ar]3d5. C. [Ar]3d4. D. [Ar]3d3. Câu 3: Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?

Câu 4: Cho phương trình hố học: aAl + bFe3O4→ cFe + dAl2O3(a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là

A. 25. B. 24. C. 27. D. 26.

Gợi ý: Xác định số oxi hóa của nguyên tố thay đổi, lập cân bằng theo phương pháp electron, cộng hệ số phản ứng.

Câu 5: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A. hematit nâu. B. manhetit. C. xiđerit. D. hematit đỏ. Bài tập áp dụng:

Câu 6: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

A. CuSO4 và ZnCl2. B. CuSO4 và HCl. C. ZnCl2 và FeCl3. D. HCl và AlCl3. Câu 7: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là

A. NO2. B. N2O. C. NH3. D. N2.

Câu 8: Cấu hình electron của ion Cr3+ là

A. [Ar]3d5. B. [Ar]3d4. C. [Ar]3d3. D. [Ar]3d2. Câu 9: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là

A. +2; +4, +6. B. +2, +3, +6. C. +1, +2, +4, +6. D. +3, +4, +6.

Câu 10: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 lỗng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ:

A. không màu sang màu vàng. B. màu da cam sang màu vàng. C. không màu sang màu da cam. D. màu vàng sang màu da cam. Câu 11: Oxit lưỡng tính là

A. Cr2O3. B. MgO. C. CrO. D. CaO.

Câu 12: Cho phản ứng : NaCrO2 + Br2 + NaOH Na2CrO4 + NaBr + H2O Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của NaCrO2 là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 13: Cặp kim loại nào sau đây bền trong khơng khí và nước do có màng oxit bảo vệ?

A. Fe và Al. B. Fe và Cr. C. Mn và Cr. D. Al và Cr.

Câu 14: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Những chất sản phẩm thu được là

A. Na2Cr2O7, NaCl, H2O. B. Na2CrO4, NaClO3, H2O. C. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O. D. Na2CrO4, NaCl, H2O.

Câu 15: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn:

A. Fe. B. K. C. Na. D. Ca.

Câu 16: Cấu hình electron của nguyên tử Cu là

A. [Ar]4s13d10. B. [Ar]4s23d9. C. [Ar]3d104s1. D. [Ar]3d94s2. Câu 17: Cấu hình electron của ion Cu2+ là

A. [Ar]3d7. B. [Ar]3d8. C. [Ar]3d9. D. [Ar]3d10.

Câu 18: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây?

A. NO2. B. NO. C. N2O. D. NH3.

Câu 19: Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 10. B. 8. C. 9. D. 11.

Câu 20: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 21: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là A. Al và Fe. B. Fe và Au. C. Al và Ag. D. Fe và Ag. Câu 22: Cặp chất không xảy ra phản ứng là

A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Zn + Fe(NO3)2. D. Ag + Cu(NO3)2. Câu 23: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với:

A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Zn.

Câu 24: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch

A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. HCl.

Câu 25: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là: A. Ca và Fe. B. Mg và Zn. C. Na và Cu. D. Fe và Cu. Câu 26: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là

A. Cu. B. Al. C. CO. D. H2.

Câu 27: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb? A. Pb(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. Ni(NO3)2.

Câu 28: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch nào?

A. AgNO3. B. HNO3. C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2. Câu 29: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. HNO3 loãng. D. KOH.

Câu 30: Một kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu. Kim loại đó là:

A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Au.

Câu 31: Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch

A. H2SO4 đặc, nóng. B. H2SO4 loãng. C. FeSO4. D. HCl.

Câu 32: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là

A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Ag.

Câu 33: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

A. chất xúc tác. B. chất oxi hố. C. mơi trường. D. chất khử. Câu 34: Trường hợp xảy ra phản ứng là

A. Cu + Pb(NO3)2 (loãng)  B. Cu + HCl (loãng)  C. Cu + HCl (loãng) + O2  D. Cu + H2SO4 (loãng)  Câu 35: Hợp chất nào sau đây khơng có tính lưỡng tính?

A. ZnO. B. Zn(OH)2. C. ZnSO4. D. Zn(HCO3)2.

Câu 36: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hố trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là

A. MgSO4. B. CaSO4. C. MnSO4. D. ZnSO4.

Câu 37: Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần? A. Pb, Ni, Sn, Zn. B. Pb, Sn, Ni, Zn. C. Ni, Sn, Zn, Pb. D. Ni, Zn, Pb, Sn. Câu 38: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại

A. Zn. B. Ni. C. Sn. D. Cr.

Câu 39: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là

A. Cu + dung dịch FeCl3. B. Fe + dung dịch HCl. C. Fe + dung dịch FeCl3 D. Cu + dung dịch FeCl2.

A. Na, Mg, Ag B. Fe, Na, Mg C. Ba, Mg, Hg D. Na, Ba, Ag Câu 41: Cấu hình electron của ion Cu2+ là:

A. [Ar]3d7 B. [Ar]3d8 C. [Ar]3d9 D. [Ar]3d10 Câu 42: Cho phản ứng: a Fe + b HNO3 c Fe(NO3)3 + d NO + e H2O Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Thì tổng (a+b) bằng

A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.

Câu 43: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Crom là nguyên tố thuộc ô thứ 24, chu kỳIV, nhóm VIB, có cấu hình e [Ar]3d54s1

B. Nguyên tử khối crom là 51,996; cấu trúc tinh thể lập phương tâm diện.

C. Khác với kim loại phân nhóm chính, crom có thể tham gia liên kết bằng e của cả phân lớp 4s và 3d.

D. Trong hợp chất , crom có các mức oxi hóa đặt trưng là +2, +3 và +6 Câu 44: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hố là

A. Fe(NO3)2, FeCl3. B. Fe(OH)2, FeO. C. Fe2O3, Fe2(SO4)3. D. FeO, Fe2O3. Câu 45: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)2.

Câu 46: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi cho dung dịch Fe2(SO4)3tác dụng với dung dịch?

A. NaOH. B. Na2SO4. C. NaCl. D. CuSO4.

Câu 47: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)3.

Câu 48: Nhận định nào sau đây sai?

A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4. B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3. C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2. D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3. Câu 49: Chất có tính oxi hố nhưng khơng có tính khử là

A. Fe. B. Fe2O3. C. FeCl2. D. FeO.

Câu 50: Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là

Câu 51: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 52: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 53: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn –Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe bị ăn mòn trước là

A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. Câu 54: Hợp chất sắt (II) sunfat có cơng thức là

A. FeSO4. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3. Câu 55: Sắt có thể tan trong dung dịch

A. FeCl2 . B. FeCl3. C. MgCl2. D. AlCl3.

Câu 56: Phát biểu nào dưới đây không đúng? A. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều là bazơ và là chất khử.

B. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là chất lưỡng tính và vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. C. H2SO4 và H2CrO4 đều là axit có tính oxi hóa mạnh.

D. BaSO4 và BaCrO4 đều là những chất không tan trong nước.

Câu 57: Giải thích ứng dụng của crom nào dưới đây là khơng hợp lý? A. Crom là kim loại cứng nhất, có thể dùng để cắt thủy tinh

B. Crom là hợp kim cứng và chịu nhiệt hơn nên dùng để tạo thép cứng không gỉ, chịu nhiệt.

C. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng các hợp kim dùng trong ngành hàng không. D. Điều kiện thường, crom tạo được lớp màng oxit mịn, bền chắc nên crom được dùng để mạ bảo vệ thép.

Câu 58: Nhận xét nào dưới đây không đúng?

A. Hợp chất Cr (II) có tính khử đặc trưng, Cr(III) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử, Cr(VI) có tính oxi hóa.

B. CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3; Cr(OH)3 lưỡng tính. C. Cr2+; Cr3+ trung tính; Cr(OH)-4 có tính bazơ.

D. Cr(OH)2; Cr(OH)3, CrO3 có thể bị nhiệt phân.

Câu 59: Hiện tượng nào dưới đây đã được mô tả khơng đúng?

A. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu lục thẫm. B. Đun nóng S với K2Cr2O7 thấy chất rắn chuyển từ màu da cam sang màu lục thẫm. C. Nung Cr(OH)2 trong khơng khí thấy chất rắn chuyển từ màu lục sáng sang màu thẫm. D. Đốt CrO trong khơng khí thấy chất rắn chuyển từ màu đen sang màu thẫm. Câu 60: Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng?

A. Thêm lượng dư NaOH vào dd K2Cr2O7 thì dd chuyển từ màu da cam sang màu vàng. B. Thêm lượng dự NaOH và Cl2 vào dd CrCl2 thì dd từ màu xanh chuyển thành màu vàng. C. Thêm từ từ dd NaOH vào dd CrCl3 thấy xuất hiện kết tủa vàng nâu tan lại được trong dd NaOH dư.

D. Thêm từ từ dd HCl vào dd Na[Cr(OH)4] thấy xuất hiện kết tủa lục xám, sau đó lại tan.

Câu 61: Cho các phản ứng sau

M + 2HCl → MCl2 + H2; MCl2 + 2NaOH → M(OH)2 + 2NaCl 4M(OH)2 + O2 + 2H2O → 4M(OH)3 M(OH)3 + NaOH → Na[M(OH)4] M là kim loại

A. Fe. B. Al. C. Cr. D. Pb.

Câu 62: Phát biểu không đúng là

A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng cịn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hố mạnh. B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.

C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.

D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat. Câu 63: Một oxit của ngun tố R có các tính chất sau:

- Tính oxi hóa rất mạnh.

- Tan trong nước tạo thành dung dịch hỗn hợp H2RO4 và H2R2O7 - Tan trong dung dịch kiềm tạo ra anion 2

4

ROcó màu vàng. Oxit đó là

Câu 64: Cho vào ống nghiệm vài tinh thể K2Cr2O7, sau đó thêm tiếp khoảng 3 ml nước và lắc đều được dung dịch Y. Thêm tiếp vài giọt KOH vào Y , được dung dịch Z. Màu sắc của dung dịch Y, Z lần lượt là

A. màu đỏ da cam, màu vàng chanh B. màu vàng chanh, màu đỏ da cam C. màu nâu đỏ , màu vàng chanh D. màu vàng chanh ,màu nâu đỏ Câu 65: Chất tan được trong dung dịch NH3 là

A. Al(OH)3. B. Cu(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Fe(OH)3. Câu 66: Đồng (Cu) tác dụng được với dung dịch

A. HCl B. H2SO4 lỗng C. H2SO4 đặc nóng D. FeSO4 Câu 67: Hợp chất nào sau đây khơng có tính lưỡng tính ?

A. ZnO B. Zn(OH)2 C. ZnSO4 D. Zn(HCO3)2

Câu 68: Quặng sắt tốt nhất là

A. hematit B. manhetit C. xiđerit D. pirit Câu 69: Tính chất hố học cơ bản của sắt là

A. tính khử mạnh B. tính khử trung bình C. tính khử yếu D. tính oxi hố Câu 70: Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng thu được muối:

A. Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)3 C. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 D. không xác định được Câu 71: Hợp chất Fe(II) có tính khử trong phản ứng:

A. Fe(OH)2 (t0C)  FeO + H2O B. FeO + CO (t0C)  Fe + CO2 C. FeCl2 + 2 NaOH  Fe(OH)2 (kết tủa) + 2NaCl D. 2FeCl2 + Cl2  2FeCl3 Câu 72: Cho 1 ít dung dịch KMnO4 / H2SO4 vào dd FeSO4 có hiện tượng:

A. xuất hiện màu tím B. mất màu tím, xuất hiện màu vàng C. mất màu vàng, xuất hiện màu tím D. mất màu tím.

Câu 73: Cho dd NaOH vào ống nghiệm chứa dd FeCl3 có hiện tượng xuất hiện: A. kết tủa nâu đỏ

B. kết tủa trắng xanh

C. kết tủa nâu đỏ sau đó chuyển trắng xanh D. kết tủa trắng xanh sau đó chuyển thành nâu đỏ

Câu 74: Hợp chất Fe(III) có tính oxi hố trong phản ứng:

A. 2FeCl2 + Cl2  2FeCl3 B. 2FeCl3 + 2KI  2FeCl2 + 2KCl + I2 C. FeCl3 + 3NaOH  Fe(OH)3 kết tủa + 3NaCl D. Cả A, B, C

2.4.2 Bài tập theo mức độ hiểu

* Cơ sở lí luận: Các bài tập theo mức độ hiểu là khả năng học sinh nắm chắc ý

nghĩa kiến thức cơ bản, giải thích được nội dung kiến thức, diễn đạt kiến thức theo sự hiểu biết của riêng mình.

Ví dụ:

Câu 1: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 2,8g. B. 1,4g. C. 5,6g. D. 11,2g. Gợi ý: nM 0, 03 0,84 M 28n n M     2 4, 48 0, 2( ) 22, 4 H n   mol = nFe  mFe = 11,2 (g) Câu 2: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là

A. 11,2g. B. 0,56g. C. 5,6g. D. 1,12g. Gợi ý: 0, 448 0, 02( ) 22, 4 NO n   mol Fe0  Fe+3 + 3e N+5O3- + 4H+ + 3e N+2O + 2 H2O 0,02  0,06 0,06 0,02

Áp dụng định luật bảo toàn e: mFe = 0,02 x 56 = 1,12 (g)

Câu 3. Bao nhiêu gam Clo tác dụng vừa đủ kim loại sắt tạo ra 32,5 gam FeCl3? A. 21,3 gam B. 14,2 gam. C. 13,2 gam. D. 23,1 gam. Gợi ý: 3 32, 5 0, 2( ) 162, 5 FeCl n   mol 3 Cl2 + 2 Fe  2 FeCl3 0,3  0,2 (mol) mClo = 0,2 x 71 = 21,3 (g)

Câu 4: Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực tư duy hóa học của học sinh trung học phổ thông qua việc sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần kim loại chuyển tiếp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)