CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.2. Phương pháp và nội dung thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Phương pháp thực nghiệm
Được sự giúp đỡ của nhà trường, tổ chuyên môn và sự đồng ý của giáo viên trong tổ, tôi đã chọ 4 lớp 12 học ở hai trường THPT ở Hải Phòng, cụ thể là:
- Chọn đối tượng thực nghiệm: học sinh lớp 12 thuộc trường THPT Lê Quý Đôn, THPT Hàng Hải.
- Cách thức thực nghiệm: mỗi trường tơi chọn 2 lớp trong đó có 1 lớp thực nghiệm (TN) và 1 lớp đối chứng (ĐC). Số lượng học sinh ở mỗi lớp như nhau và
kiến thức và khả năng học tập là tương đương nhau. Các lớp đều học theo chương trình sách cơ bản. Cụ thể là:
. Trường THPT Lê Quý Đôn: lớp 12A6 (TN – 50 học sinh) và 12A9 (ĐC – 53 học sinh) do cô Đặng Thị Thanh Thủy giảng dạy
. Trường THPT Hàng Hải: Lớp 12A3 (TN – 48 học sinh) và 12A5 (ĐC – 50 học sinh) do cô Nguyễn Thị Nga giảng dạy
Quá trình thực nghiệm được tiến hành giữa học kì I năm học 2014 – 2015 (trung tuần tháng 11 năm 2014)
3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
- Xây dựng hai bài giảng thực nghiệm ở chương 7 – Sắt và một số kim loại quan trọng (chương kim loại chuyển tiếp), cụ thể : Bài 38: Luyện tập tính chất hóa học của Crom, đồng và hợp chất của chúng, Bài 39: Thực hành tính chất hóa học của sắt, đồng và những hợp chất của sắt, crom.
- Tiến hành ra 2 đề kiểm tra 45 phút: để đánh giá được chất lượng hệ thống bài tập đã tuyển chọn, xây dựng và sử dụng một cách hợp lí nhằm nâng cao nhận thức tư duy hóa học của học sinh, tơi tiến hành ra đề kiểm tra trắc nghiệm 30 câu về nội dung giảng dạy thực nghiệm, sau khi kiểm tra có chỉnh sửa, bổ sung và loại bỏ nhưng câu không phù hợp
- Chấm bài kiểm tra theo mức độ tiếp thu bài của học sinh: . Nhóm tiếp thu bài và nắm chắc kiến thức: 9, 10
. Nhóm hiểu bài, tiếp thu bài tương đối tốt: 7, 8 . Nhóm tiếp thu bài trung bình: 5, 6
. Nhóm tiếp thu bài chậm, lười học: 0, 1, 2, 3, 4
- So sánh kết quả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tiến hành xử lí theo phương pháp thống kê
- Kết luận