Tổng quan về kiến trúc mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3GUMTS (Trang 87 - 89)

DI ĐỘNG 3G/UMTS

a.Tổng quan về kiến trúc mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ

a. Tổng quan về kiến trúc mô hình phân biệt dịch vụDiffServ. DiffServ.

Kiến trúc mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ được coi là bước phát triển tiếp theo của mô hình tích hợp dịch vụ IntServ. Một vấn đề lớn nhất còn tồn tại của IntServ là các nguồn tài nguyên cần phải được duy trì trạng thái thông tin theo từng luồng. Với các mạng có số lượng dịch vụ và số lượng thiết bị mạng lớn, vấn đề này trở nên khó khả thi đối với các bộ định tuyến lõi cần phải xử lý lưu lượng rất lớn trong mạng. Tiếp cận của mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ là không xử lý theo từng luồng lưu lượng riêng biệt mà ghép chúng vào một số lượng hạn chế các lớp lưu lượng. Trong DiffServ, băng thông và các tài nguyên mạng khác được chỉ định trong các lớp lưu lượng. Mặt khác, DiffServ hướng tới xử lý trong từng vùng dịch vụ phân biệt DS (Differential Service) thay vì xử lý từ đầu cuối tới đầu cuối như trong mô hình tích hợp dịch vụ IntServ.

DiffServ chỉ cung cấp quan hệ ứng xử phân biệt tới các lớp lưu lượng, vì vậy DiffServ không cung cấp mức QoS cụ thể. Để đảm bảo một số mức chất lượng dịch vụ QoS cụ thể, DiffServ được hỗ trợ với điều khiển quản lý tại biên vùng DS nhằm phối hợp điều khiển các luồng lưu lượng vào mạng. Chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ theo hướng cung cấp thay vì theo hướng dành trước tài nguyên.

DiffServ định nghĩa một số tham số mà người sử dụng hiểu rõ cho ứng dụng của họ trong SLA như: Thoả thuận về điều kiện lưu lượng TCA (Traffic Conditioning Agreement), hồ sơ lưu lượng (các tham số của token), các tham số hiệu năng (độ thông qua, độ trễ, mức tổn thất gói), cách thức xử lý các gói tin không phù hợp với thoả thuận, luật đánh dấu và chia cắt lưu lượng.

Hình 3.5: Mô hình các bước phân biệt dịch vụ DiffServ

Hình 3.5 trên đây chỉ ra các bước cơ bản liên quan tới vấn đề cung cấp các dịch vụ DiffServ. Các gói tin đến bộ định tuyến có thể đã được đánh dấu hoặc chưa đánh dấu, bộ định tuyến xác định điểm mã điều khiển dịch vụ DSCP của gói tin và phân loại các gói tin theo phương pháp phân loại hành vi kết hợp BA. Các gói tin phân loại thành các lớp BA được chuyển tiếp theo hành vi từng bước PHB (Per Hop Behavior) được định nghĩa trước cho các BA. Mỗi PHB được thể hiện bởi giá trị DSCP và xử lý giống nhau đối với các gói tin trong cùng lớp BA.

các gói đánh dấu. Các gói được đánh dấu và nhận dạng để nhận được một ứng xử chuyển tiếp ở từng bước cụ thể trên các nút dọc theo đường truyền của chúng.

Hình 3.6: Xử lý gói trong mô hình DiffServ

Kiến trúc xử lý gói theo DiffServ như trong hình 3.6 gồm một số các yếu tố chức năng được thực hiện trong các nút mạng và bổ sung các phép ứng xử chuyển tiếp trên từng luồng cùng với các chức năng xử lý lưu lượng như: Chức năng phân loại gói, đánh dấu, định dạng và hoạch định chính sách. Kiến trúc này cho phép hở rộng mạng do thực hiện các chức năng phân lớp và điều khiển phức tạp ở các nút biên mạng

Sự cung cấp dịch vụ và chính sách qui định lưu lượng được tách riêng ra từ các cách ứng xử chuyển tiếp trong phạm vi nội mạng để cho phép thực hiện biến đổi rộng rãi các phép ứng xử.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 3GUMTS (Trang 87 - 89)