Bàn luận về đông máu huyết tương

Một phần của tài liệu xác định mối liên quan giữa bất thường đông máu với một số tai biến sản khoa (Trang 57 - 67)

- Định lượng protei nS [16].

4.2.2. Bàn luận về đông máu huyết tương

Bên cạnh những thay đổi lớn về số lượng của tiểu cầu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện bộ xét nghiệm đông máu cơ bản hiện tại đang sử dụng thường quy tại Bệnh viện Bạch Mai đó là: xét nghiệm PT (gồm các chỉ

số tỷ lệ %, chỉ INR và thời gian tính bằng giây nhưng trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ sử dụng chỉ số tỷ lệ %) để đánh giá con đường đông máu ngoại sinh; xét nghiệm APTT để đánh giá con đường đông máu nội sinh (chúng tôi chỉ sử dụng chỉ số r: là tỷ lệ thời gian APTT bệnh/thời gian APTT chứng); để đánh giá con đường đông máu chung chúng tôi thực hiện xét nghiệm định lượng fibrinogen.

Thêm vào đó, chúng tôi thực hiện thêm định lượng nồng độ hoạt tính một số yếu tố đông máu để tìm hiểu kỹ hơn xem liệu có sự thay đổi nào đó để góp phần tìm hiểu đầy đủ hơn.

4.2.2.1. Con đường đông máu ngoại sinh

PT: được thể hiện bằng phần trăm (PT%) so với bình thường và được gọi là tỷ lệ prothrombin.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng đầu

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy PT% nhóm thai phụ 3 tháng đầu thấp hơn so với PT% của nhóm chứng nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Trong đó ở bảng 3.7, chúng tôi gặp 99,33% số thai phụ có PT% nằm trong giới hạn bình thường, 2/900 thai phụ có PT% giảm chiếm 0,22% và chỉ gặp 4/900 trường hợp có PT% tăng chiếm 0,22%.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng giữa

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy PT% của nhóm thai phụ 3 tháng giữa cao hơn so với PT% của nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Trong đó ở bảng 3.17, chúng tôi gặp 99,22% số thai phụ có PT% nằm trong giới hạn bình thường, gặp 6/900 trường hợp có PT% tăng chiếm 0,67% và chỉ 1/900 thai phụ có PT% giảm chiếm 0,11%.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng cuối

Kết quả ở bảng 3.26 cho thấy PT% của nhóm thai phụ 3 tháng giữa cao hơn so với PT% của nhóm chứng nhưng sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hương Huyền và cộng sự (2011) [5], theo tác giả tỷ lệ prothrombin (PT%) trong giới hạn bình thường nhưng cao hơn nhóm chứng.

Trong đó ở bảng 3.27, chúng tôi gặp 97,56% số thai phụ có PT% nằm trong giới hạn bình thường, gặp 21/900 trường hợp có PT% tăng chiếm 2,33% và chỉ 1/900 thai phụ có PT% giảm chiếm 0,11%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hương Huyền và cộng sự (2011) [5], theo tác giả tăng tỷ lệ prothrombin (PT%) là 5,4% và bình thường là 94,6% không có trường hợp nào có giảm tỷ lệ prothrombin.

4.2.2.2. Con đường đông máu nội sinh Ở nhóm thai phụ 3 tháng đầu

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy rAPTT ở nhóm thai phụ 3 tháng đầu nằm trong giới hạn bình thường nhưng thấp hơn so với rAPTT của nhóm chứng, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Trong đó ở bảng 3.7, chúng tôi gặp 99,11% số thai phụ có rAPTT nằm trong giới hạn bình thường, và chỉ gặp 6/900 trường hợp có rAPTT tăng (rAPTT>1,2) chiếm 0,67%, gặp 2/900 trường hợp có giảm rAPTT (rAPTT<0,8). Chiếm 0,22%.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng giữa

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy rAPTT ở nhóm thai phụ 3 tháng giữa nằm trong giới hạn bình thường thấp hơn so với rAPTT của nhóm chứng nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Trong đó ở bảng 3.17, chúng tôi gặp 99% số thai phụ có rAPTT nằm trong giới hạn bình thường, và chỉ gặp 6/900 trường hợp có rAPTT tăng (rAPTT>1,2) chiếm 0,67%, gặp 3/900 trường hợp có giảm rAPTT (rAPTT<0,8) chiếm 0,22%.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng cuối

Kết quả ở bảng 3.26 cho thấy rAPTT ở nhóm thai phụ 3 tháng cuối nằm trong giới hạn bình thường và thấp hơn so với rAPTT của nhóm chứng nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hương Huyền và cộng sự (2011), theo tác giả chỉ số rAPTT của nhóm thai phụ 3 tháng cuối nằm trong giới hạn bình thường nhưng có cao hơn nhóm chứng.

Trong đó ở bảng 3.27, chúng tôi gặp 99,78% số thai phụ có rAPTT nằm trong giới hạn bình thường, 10/900 trường hợp có rAPTT tăng (rAPTT>1,2) chiếm 1,11% và chỉ gặp 10/900 trường hợp có rAPTT giảm (rAPTT<0,8) chiếm 1,11%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hương Huyền và cộng sự (2011) [5], theo tác giả chỉ số rAPTT của nhóm thai phụ 3 tháng cuối nằm chủ yếu nằm trong giới hạn bình thường chiếm 98,8%, giảm rAPTT chiếm 0,85% và tăng rAPTT chiếm 0,35.

4.2.2.3. Đường đông máu chung

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng xét nghiệm định lượng nồng độ fibrinogen để đánh giá giai đoạn chung cuối cùng của quá trình hình thành fibrin: giai đoạn chuyển fibrinogen thành fibrin dưới tác dụng của thrombin.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng đầu

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy lượng fibrinogen trung bình ở nhóm thai phụ 3 tháng đầu nằm trong giới hạn bình thường nhưng cao hơn lượng fibrinogen của nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Trong đó ở bảng 3.7 chúng tôi gặp 87,88% số thai phụ có lượng fibrinogen nằm trong giới hạn bình thường, gặp 5/900 trường hợp có giảm nồng độ fibrinogen chiếm 0,56% và gặp 104/900 trường hợp có nồng độ fibrinogen tăng (>4g/l) chiếm 11,56%.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng giữa

Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy lượng fibrinogen trung bình của nhóm thai phụ 3 tháng giữa cao hơn so với lượng fibrinogen của nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.

Trong đó ở bảng 3.17 chúng tôi gặp 74% số thai phụ có lượng fibrinogen nằm trong giới hạn bình thường, gặp 232/900 trường hợp có tăng lượng fibrinogen (>4g/l) chiếm 25,78% và gặp 2 trường hợp có giảm lượng fibrinogen chieems 0,22%.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng cuối

Kết quả ở bảng 3.26 cho thấy lượng fibrinogen trung bình của nhóm thai phụ 3 tháng cuối cao hơn so với lượng fibrinogen của nhóm chứng và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Hoàng Hương Huyền và cộng sự (2011) [5], theo tác giả lượng fibrinogen của nhóm thai phụ 3 tháng cuối nằm trong giới hạn bình thường nhưng có cao hơn nhóm chứng.

Trong đó ở bảng 3.27 chúng tôi gặp 47,21% số thai phụ có lượng fibrinogen nằm trong giới hạn bình thường, gặp 474/900 trường hợp có tăng lượng fibrinogen chiếm 52,67% và chỉ gặp 2/900 trường hợp có lượng fibrinogen giảm (<2g/l) chiếm 0,22%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt nhiều với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hương Huyền và cộng sự (2011), theo tác giả lượng fibrinogen của nhóm thai phụ 3 tháng cuối nằm trong giới hạn bình thường chỉ chiếm 16,29%; giảm 0,52% và tăng lượng fibrinogen mới là chủ yếu gặp 83,19%.

gian thromboplastin từng phần hoạt hóa (APTT) đều bị ngắn hơn so với nhóm chứng và lượng fibrinogen tăng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài như: Patrick Thornton, Douglas. J nghiên cứu năm 2009 đăng trên tạp chí Best practice and research clinical obstetrics and gynecology [37].

Kết quả nghiên cứu về đông máu cơ bản ở thai phụ qua các kì mang thai, sơ bộ chúng tôi thấy:

- PT(s) có xu hướng ngắn lại dần trong suốt thai kỳ và ngắn nhất ở nhóm quí 3 của thai kỳ, ngược lại tỷ lệ prothrombin (PT%) có xu hướng tăng dần từ quí 1 đến quí 3 của thai kỳ trong đó tỷ lệ prothrombin cao nhất ở quí 3 của thai kỳ.

- APTT(s) có xu hướng ngắn lại dần trong suốt thai kỳ và ngắn nhất ở nhóm quí 3 của thai kỳ, cùng với chỉ số này là tỷ lệ APTT bệnh/APTT chứng có xu nhỏ dần từ quí 1 đến quí 3 của thai kỳ trong đó tỷ lệ APTT bệnh/APTT chứng rút ngắn nhất ở quí 3 của thai kỳ.

- Lượng fibrinogen có xu hướng tăng dần trong suốt thai kỳ và tăng cao nhất ở nhóm quí 3 của thai kỳ.

4.2.2.4. Bàn luận về hoạt tính các yếu tố đông máu huyết tương

a. Hoạt tính các YTĐM huyết tương thuộc con đường đông máu ngoại sinh

Ở nhóm thai phụ 3 tháng đầu

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy hoạt tính các yếu tố II, V, VII, của nhóm thai phụ 3 tháng đầu giảm hơn so với hoạt tính các yếu tố II, V, VII của nhóm chứng. Trong đó, hoạt tính yếu tố V của nhóm thai phụ 3 tháng đầu giảm hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Hoạt tính yếu tố X của nhóm thai phụ cao hơn nồng độ hoạt tính yếu tố X của nhóm chứng nhưng không có khác biệt với nhóm chứng với p>0,05.

Trong đó, tại bảng 3.9 chúng tôi thấy 100% trường hợp có hoạt tính yếu tố II nằm trong giới hạn bình thường ở nhóm thai phụ 3 tháng đầu.

Hoạt tính yếu tố V có tỷ lệ giảm hoạt tính lớn hơn, cụ thể trong nghiên cứu này có 12,1% trường hợp giảm hoạt tính và không có trường hợp nào tăng hoạt tính yếu tố V.

Yếu tố VII giá trị hoạt tính trung bình thì có giảm so với nhóm chứng nhưng phân tích sâu thêm chúng tôi thấy có 2,2% trường hợp tăng hoạt tính.

Yếu tố X ở nhóm thai phụ 3 tháng đầu chúng tôi gặp chủ yếu là tăng hoạt tính cụ thể là 96,7% trường hợp có tăng hoạt tính yếu tố X và gặp 1 trường hợp có giảm hoạt tính yếu tố X chiếm 1,1%.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng giữa

Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy hoạt tính các yếu tố II, V, của nhóm thai phụ 3 tháng giữa giảm hơn so với nhóm chứng. Trong đó, hoạt tính yếu tố V giảm có sự khác biệt với p<0,05. Hoạt tính yếu tố VII, X của nhóm thai phụ 3 tháng giữa cao hơn so với nhóm chứng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Trong đó, tại bảng 3.19 chúng tôi thấy tỷ lệ bất thường của các yếu tố đông máu huyết tương thuộc con đường ngoại sinh cả tăng và giảm hoạt tính, nhưng đối với yếu tố II có xu hướng ổn định (100% trường hợp nằm trong giới hạn bình thường).

Hoạt tính yếu tố V chủ yếu là bình thường chiếm 67,5% tiếp đến 31,2% trường hợp có hoạt tính yếu tố V giảm và chỉ gặp 1,2% trường hợp có tăng hoạt tính yếu tố V.

Hoạt tính yếu tố VII chủ yếu là bình thường chiếm 71,3%, tăng hoạt tính chiếm 28,7% và không gặp trường hợp nào có giảm hoạt tính yếu tố VII.

Hoạt tính yếu tố X chủ yếu là bình thường hoặc tăng hoạt tính chiếm tỷ lệ lần lượt là 87,5% và 11,2% chỉ gặp tỷ lệ nhỏ 1,2% trường hợp có giảm hoạt tính yếu tố.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng cuối

Kết quả ở bảng 3.28 cho thấy hoạt tính các yếu tố II, V, của nhóm thai phụ 3 tháng cuối giảm hơn so với nhóm chứng với p<0,01. Hoạt tính yếu tố VII, X của nhóm thai phụ 3 tháng cuối cao hơn so với nhóm chứng với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Trong đó, tại bảng 3.29 chúng tôi thấy tỷ lệ bất thường của các yếu tố đông máu huyết tương thuộc con đường ngoại sinh cả tăng và giảm hoạt tính, nhưng đối với yếu tố II có xu hướng bình thường (100% trường hợp có nồng độ hoạt tính yếu tố II nằm trong giới hạn bình thường).

Hoạt tính yếu tố V chủ yếu là bình thường chiếm 83,3% tiếp đến 13,7% trường hợp có giảm hoạt tính yếu tố V và chỉ gặp 2,9% trường hợp có tăng hoạt tính yếu tố V.

Hoạt tính yếu tố VII chủ yếu là bình thường chiếm 63,7% tiếp đến là tăng hoạt tính gặp 36,3% trường hợp và không gặp trường hợp nào có giảm hoạt tính.

Hoạt tính yếu tố X chủ yếu là bình thường 74,5% tiếp đến là tăng hoạt tính chiếm 25,5% và không gặp trường hợp nào có giảm hoạt tính.

b. Hoạt tính các YTĐM huyết tương thuộc con đường đông máu nội sinh

Ở nhóm thai phụ 3 tháng đầu

Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy nồng độ hoạt tính các yếu tố IX tăng cao hơn ở nhóm chứng sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Còn hoạt tính yếu tố VIII, XI và yếu tố XII của nhóm thai phụ 3 tháng đầu giảm so với nhóm chứng, hoạt tính yếu tố VIII và XI giảm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Trong đó, tại bảng 3.11 chúng tôi gặp hoạt tính yếu tố VIII bình thường là 72,5%, giảm 26,4%, và tăng 1,1% trường hợp.

Hoạt tính yếu tố IX bình thường ở 92,3%, giảm 7,7% trường hợp và không gặp trường hợp nào tăng nồng độ yếu tố IX.

Hoạt tính yếu tố XI bình thường là 82,4%, tăng 5,5% và là giảm 12,1% trường hợp.

Hoạt tính yếu tố XII bình thường là 42,9%, tăng 2,2%, và giảm là chủ yếu gặp 54,9% trường hợp.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng giữa

Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy nồng độ hoạt tính các yếu tố IX, và XII ở nhóm thai phụ 3 tháng giữa tăng cao hơn ở nhóm chứng sự, khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nồng độ hoạt tính yếu tố VIII giảm so với nhóm chứng nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa. Trong khi đó, yếu tố XI giảm có ý nghĩa so với nhóm chứng.

Trong đó, tại bảng 3.21 chúng tôi gặp tỷ lệ hoạt tính yếu tố VIII bình thường là 85%, tỷ lệ giảm và tăng đều nhau là 7,5% trường hợp.

Hoạt tính yếu tố IX bình thường ở 95%, không gặp trường hợp nào tăng và giảm 5% trường hợp.

Hoạt tính yếu tố XI bình thường có 70%, tăng 5% và giảm 25% trường hợp. Hoạt tính yếu tố XII bình thường là chủ yếu 78,8%, tăng 5% và gặp 21,6% trường hợp giảm yếu tố XII.

Ở nhóm thai phụ 3 tháng cuối

Kết quả ở bảng 3.30 cho thấy nồng độ hoạt tính các yếu tố VIII, IX, và XII ở nhóm thai phụ 3 tháng cuối tăng cao hơn ở nhóm chứng sự, khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,000. Hoạt tính yếu tố XI ở nhóm thai phụ 3 tháng cuối giảm, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa so với nhóm chứng với p>0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về yếu tố IX có ngồng độ trung

bình là (108,64%) cao hơn kết quả nghiên cứu nồng độ yếu tố IX trung bình là (95,12%) của Hoàng Hương Huyền và cộng sự năm (2011) nghiên cứu trên 571 thai phụ 3 tháng cuối, còn hoạt tính yếu tố VIII (123,75%) có thấp hơn của Hoàng Hương Huyền và cộng sự (2011) [5], theo tác giả hoạt tính yếu VIII là 138,77%.

Trong đó, tại bảng 3.31 chúng tôi gặp tỷ lệ hoạt tính yếu tố VIII bình thường là 68,6%, tỷ lệ tăng là 27,5% trường hợp, có 3,9% trường hợp giảm hoạt tính yếu tố VIII. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ bất thường hoạt tính yếu tố VIII cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hương Huyền và cộng sự năm (2011) [5] nghiên cứu trên 571 thai phụ 3 tháng cuối, theo tác giả có 16,1% thai phụ 3 tháng cuối có tăng hoạt tính yếu tố VIII, và không gặp trường hợp nào giảm hoạt tính yếu tố VIII.

Hoạt tính yếu tố IX bình thường ở 97,1%, tăng 2,9% và không gặp trường hợp nào giảm nồng độ yếu tố IX. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ bất thường hoạt tính yếu tố IX cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Hương Huyền và cộng sự năm (2011) [5], nhưng tỷ lệ tăng nồng độ yếu tố IX có thấp hơn, theo tác giả có 6,5% thai phụ 3 tháng cuối có tăng hoạt tính yếu tố IX và không gặp trường hợp nào giảm hoạt tính yếu tố IX.

Hoạt tính yếu tố XI bình thường có 95,1%, không gặp trường hợp nào

Một phần của tài liệu xác định mối liên quan giữa bất thường đông máu với một số tai biến sản khoa (Trang 57 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w