Từ những khái niệm khác nhau về đội ngũ nói chung và đội ngũ CBQL nói riêng, có thể hiểu: ỘĐội ngũ CBQL nhà trường ở các trường học là các Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, những người có mục đắch, nhiệm vụ tổ chức, điều hành hoạt động của nhà trường, để thực hiện sứ mạng của trường mình, tạo ra Ộsản phẩm giáo dụcỢ đáp ứng nhu cầu xã hội. Họ là những người điều hành quá trình giáo dục diễn ra trong nhà trường và là chủ thể quản lắ.
- Phát triển đội ngũ CBQL thực chất là phát triển về quy mô (số lượng), cơ cấu (độ tuổi, giới tắnh), chất lượng của những người tham gia quản lắ nhà trường (phẩm chất, năng lực, trình độ chun mơn, trình độ quản lắ). Xây dựng tiêu chuẩn về yêu cầu năng lực và những kỹ năng cần rèn luyện theo từng vị trắ, chức danh quản lý nhà trường để phát huy mặt mạnh, hạn chế điểm yếu của đội ngũ về tư tưởng, về đạo đức, trình độ, năng lực, sức khỏe so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong từng giai
đoạn. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 05/6/2004 của Ban Bắ thư, về việc ỘNâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD Ợ nêu rõ: Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chắnh trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcỢ; ỘChú trọng đào tạo, bồi dưỡng nãng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL giáo dục trong các cơ sở giáo dục theo hướng chuẩn hóaỢ; bố trắ sắp xếp CBQL giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và nãng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng được yêu cầuỢ [4]. Đề án ỘXây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2015- 2020Ợ chỉ ra các giải pháp để phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục với giải pháp thứ ba là ỘĐổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dụcỢ, trong đó, nội dung cụ thể là:
- Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hóa đội ngũ CBQL giáo dục các cấp.
- Rà sốt, bố trắ, sắp xếp đội ngũ CBQL giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế quản lắ giáo dục; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL giáo dục.
- Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục bám sát chủ trương, chắnh sách chuẩn hóa của Đảng và Nhà nước.
1.3.1. Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân
Trường THPT là đơn vị cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp nối cấp trung học cơ sở và kết thúc bậc trung học, gồm 3 khối lớp 10, 11, 12. Trường THPT được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ trường Trung học, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, là đơn vị sự nghiệp có ngân sách riêng, có bộ máy quản lý hành chắnh và chun mơn hồn chỉnh. Hàng năm, được Nhà nước cấp kinh phắ để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy cùng các hoạt động khác của nhà trường.
Trường THPT giáo dục những tri thức phổ thông cơ bản, lao động kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thơng. Trường THPT thực hiện phân hóa
trong dạy học đáp ứng nhu cầu, hứng thú và khả năng của mỗi học sinh. Mức độ thực hiện việc phân hóa đảm bảo tắnh phổ thơng với nội dung giáo dục mang tắnh chất nền tảng, làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh[5].
Căn cứ Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học, Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều 3 quy định trường trung học có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thơng dành cho cấp THCS và cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chắnh, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
2. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
3. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh; vận động học sinh đến trường; quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi được phân công.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục. Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.
6. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.
7. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. 8. Thực hiện các hoạt động về kiểm định chất lượng giáo dục.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát đã nêu ở Luật Giáo dục, mục tiêu và kế hoạch giáo dục của trường THPT cụ thể như sau:
- Hình thành và củng cố các giá trị về tư tưởng, đạo đức, lối sống phù hợp thắch hợp với trình độ, lứa tuổi học sinh THPT; có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị văn hố, truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc; có văn hố trong quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội; sống lành mạnh, tự tin, giản dị, tiết kiệm; hiểu biết, tôn trọng và chấp hành pháp luật; quan tâm đến những vấn đề cấp bách của đất nước, của toàn cầu.
- Củng cố, phát triển những nội dung đã học ở bậc trung học cơ sở; có những hiểu biết cần thiết về kỹ thuật và hướng nghiệp, đảm bảo hồn thành nội dung học vấn phổ thơng về tự nhiên, xã hội và con người, gắn với cuộc sống cộng đồng và thực tiễn địa phương.
- Được tiếp tục phát triển và nâng cao các kỹ năng học tập; độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong tư duy và hành động; có khả năng sử dụng một ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường và khả năng ứng dụng một số thành tựu của cơng nghệ thơng tin ở trình độ phổ thơng trong giải quyết cơng việc; có hiểu biết và kỹ năng cần thiết về kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp để có thể vận dụng trong cuộc sống lao động, trong việc lựa chọn hướng phát triển phù hợp với năng lực của bản thân.
- Hiểu biết và có thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên, đạt tiêu chuẩn rèn luyện theo lứa tuổi; giữ gìn vệ sinh cá nhân và mơi trường; sử dụng thời gian hợp lý, biết cách làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
- Hiểu biết và có khả năng cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và văn học, nghệ thuật, có nhu cầu sáng tạo cái đẹp; sống hồ hợp với thiên nhiên và xă hội [5].
1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của đội ngũ CBQL trường THPT
Điều 16, Luật Giáo dục quy định:
- CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
- CBQL giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.
- Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục [28].
Điều 19. Điều lệ trường THCS, trường THPT, trường PT có nhiều cấp học, quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng như sau:
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;
- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
- Thành lập các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; kư hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;
- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hồn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thơng có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
- Quản lý tài chắnh, tài sản của nhà trường;
- Thực hiện các chế độ chắnh sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục của nhà trường;
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chắnh sách theo quy định của pháp luật.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng
- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;
- Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao; - Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chắnh sách theo quy định của pháp luật [5].
1.3.3. Đội ngũ CBQL trường THPT và hoạt động quản lý trường THPT
Chủ thể quản lắ trực tiếp trường THPT gồm hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng (số lượng phó hiệu trưởng được quy định theo quy mơ phát triển của từng loại trường theo Điều lệ trường phổ thơng).
Hiệu trưởng, người chịu trách nhiệm quản lý tồn diện nhà trường, tập trung chủ yếu các mặt sau:
- Quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo (chương trình, nội dung, phương pháp). - Quản lý nhân sự.
- Quản lýcơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, phương tiện dạy học. - Quản lý môi trường sư phạm.
Theo Điều lệ trường phổ thông, cơ cấu bộ máy quản lý trong trường THPT và các mối quan hệ, phối hợp các lực lượng quản lý nhà trường đó là:
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng do nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động của nhà trường theo chế độ một thủ trưởng, tuân theo Hiến pháp và Pháp luật.
- Chi bộ Đảng trong trường THPT là tổ chức chắnh trị cao nhất, lãnh đạo và hoạt động theo quy định của tổ chức đảng;
- Cơng đồn cơ sở, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chắ Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chắ Minh và các tổ chức đoàn thể, xã hội khác được thành lập và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cho phép, phối hợp chặt chẽ để thực hiện các mục tiêu giáo dục.
- Trường THPT chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo.