trong giai đoạn hiện nay
1.5.1. Yêu cầu đối với CBQL nhà trường trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo
Hội nghị Trung ương lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) thơng qua Nghị quyết 29-NQ/TW "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Trong đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, quan trọng nhất là đổi mới mục tiêu giáo dục mà Nghị quyết cũng đã nêu ra. Một vấn đề rất mấu chốt, Nghị quyết nhấn mạnh, đó là vấn đề đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Nghị quyết nhận định: "Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục..."[23].
Rõ ràng, nếu không lo giải quyết tận gốc vấn đề nhân lực của chắnh ngành có trách nhiệm đào tạo nhân lực, thì khơng thể tạo được chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục. Cùng với việc đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, nhất thiết phải thay đổi chắnh sách đãi ngộ đối với nhà giáo: "Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chắnh sự nghiệp và có thêm phụ cấpỢ. Hiện nay, các yêu cầu mới đặt ra trong cơng cuộc đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đòi hỏi người thầy trách nhiệm càng nặng nề hơn trước. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với CBQL giáo dục là phải tự hồn thiện mình để đáp ứng những nội dung về đổi mới căn bản nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện nay, xứng đáng với vai trò và vị trắ của người thầy mà từ lâu đã được cả xã hội tôn vinh, trân trọng.
1.5.2. Các yếu tố về kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán
Giáo dục là một bộ phận của xã hội; sự phát triển kinh tế - xã hội và truyền thống văn hóa, phong tục tập quán cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ. Đặc biệt, những CBQL cơng tác ở những vùng kinh tế khó khăn, trình độ dân trắ thấp, ắt có điều kiện và cơ hội được học tập, giao lưu, chia sẻ, tắch lũy kinh nghiệm về công tác quản lắ; chịu sự chi phối và ràng buộc bởi phong tục tập quán của địa phương, của đồng bào có đạoẦNhững yếu tố trên là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến người CBQL thiếu đi những kĩ năng cần thiết trong cơng tác quản lắ của mình. Để phát triển đội ngũ CBQL giáo dục rất cần đội ngũ cán bộ có tài, có đức nhất là người bản địa vì họ gắn bó nhiều mặt với cộng đồng xã hội và GD vùng này; tuy nhiên do nhiều lắ do số người đáp ứng yêu
cầu của việc bổ nhiệm và có khả năng quản lắ cũng hạn chế nên đây cũng là vấn đề trong việc phát triển đội ngũ CBQL ở tỉnh Thái Bình.
1.5.3. Các yếu tố khác
- Chủ trương chắnh sách đối với cán bộ quản lắ giáo dục nói chung, nhà trường nói riêng chắnh là điều kiện quan trọng để đội ngũ được phát triển. Chắnh sách ưu đãi kịp thời, hợp lắ, công bằng sẽ tạo động lực cho đội ngũ phát triển.
- Lịch sử phát triển nhà trường cũng có tác động nhất định đến phát triển đội ngũ CBQL. Nếu nhà trường quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên, đầu tư cho phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, bồi dưỡng cho nhiều nhà giáo có năng lực chun mơn giỏi, đó cũng chắnh là cơ sở để phát triển đội ngũ CBQL Ộđi lênỢ từ cơ sở (sử dụng nguồn cán bộ tại chỗ, phục vụ và cống hiến lâu dài cho sự phát triển của nhà trường).
- Chuẩn hóa đội ngũ trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là chủ trương của Đảng, Nhà nước. Chuẩn hóa đội ngũ cũng là nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện cần thiết để quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ quản lắ, để họ có đủ sức thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo.