.Tình hình giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh thái bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 51)

Người dân Thái Bình ngày nay được kế thừa truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, truyền thống hiếu học để vươn lên thốt cảnh đói nghèo lam lũ. Trên mảnh đất Thái Bình khơng có những lâu đài thành quách nguy nga tráng lệ thể hiện cuộc sống vương giả dư thừa của giai cấp thống trị nhưng lại có một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước lâu đời đáng tự hào của cả nước. Thái Bình có cả một niềm tự hào, một kho báu truyền thống hiếu học với hàng trăm học sĩ, tiến sĩ, bảng nhãn, có cả vị Tế tửu Quốc Tử giám (Hiệu trưởng Quốc Tử Giám) là tiến sĩ Nguyễn Thành (thời Lê Thái Tổ)... được ghi khắc trong bia đá Văn miếu Quốc Tử Giám để làm gương cho đời đời con cháu về sau noi gương hiếu học( từ khoa thi đời Lý 1185 đến 1919 cả nước có 3000 vị tiến sĩ thì Thái Bình đã có 111 vị).

Từ sau cách mạng tháng Tám thành cơng nền giáo dục dân chủ nhân dân ở Thái Bình đã từng bước xây dựng và phát triển một cách mạnh mẽ. Về mặt nhận thức, từ khi cóNghị quyết TW II của Ban Chấp Hành TW khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ CNH - HĐH, các cấp ủy Đảng, chắnh quyền, đoàn thể và toàn xã hội đã quán triệt quan điểm ỘSự nghiệp Giáo dục và Đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của tồn dânỢ. Do đó, trong những năm qua các cấp ủy Đảng, chắnh quyền các cấp đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển Giáo dục và Đào tạo, nguồn lực cho Giáo dục và Đào tạo không ngừng được tăng lên. Quy mô giáo dục và Đào tạo tiếp tục được mở rộng; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên.Đã củng cố và nâng caochất lượng phổ cập tiểu học, trung học sơ sở; đến nay tỉnh đã hồn thành phổ cập trình độ trung học cơ sở cho thanh niên. Hằng năm, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông, học sinh thi đỗ vào các

trường đại học, cao đẳng đứng vào tốp đầu toàn quốc; số lượng, chất lượng học sinh giỏi quốc gia tăng lên, nhiều học sinh tham dự các kỳ thi quốc tế đạt kết quả cao có những học sinh đạt hai huy chương vàng làm rạng danh con người vùng đất quê lúa Thái Bình. Cơ sở vật chất giáo dục và đào tạo được tăng cường theo hướng chuẩn hóa. Cùng với những thăng trầm của đất nước, trải qua 4 cuộc cải cách giáo dục quy mô Giáo dục và Đào tạo tiếp tục được mở rộng; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Sau khi sát nhập và chia tách cho đến nay trên mảnh đất Thái Bình đã có một hệ thống giáo dục phát triển tương đối đồng bộ giữa các cấp học. Tồn tỉnh có 302 trường mầm non, trong đó (có 296 trường cơng lập, 6 trường tư thục),295 trường tiểu học, 269 trường THCS, 39 trường THPT, có 01 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 8 trung tâm GDTX và HN cấp huyện, thành phố, 286 trung tâm HTCĐ, 4 đơn vị tham gia công tác mở lớp GDTX cấp THPT: Trường Trung cấp nghề cho Người khuyết tật, Trường cao đẳng nghề Thái Bình, Trường Cao đẳng nghề số 19 Bộ Quốc phịng, Đại học Thái Bình, 12 trung tâm ngoại ngữ tư thục để thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu học tập của con em nhân dân. Với sự phát triển đồng bộ như vậy Thái Bình đã đi đầu trong cơng tác PCGDTHCS cho thanh niên đến 25 tuổi, và 93% học sinh tốt nghiệp THCS được vào học THPT. Đối với bậc THPT trong vịng 10 năm trở lại đây đã có những thành tắch rất đáng tự hào góp phần quan trọng đưa giáo dục Thái Bình vào tốp đầu trong phong trào thi đua của toàn quốc (Trường THPT đạt chuẩn quốc gia: 16/39 trường đạt tỷ lệ 41%. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 99,70% xếp trong tốp đầu toàn quốc. Tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học cao đẳng cao, xếp trong tốp 10 của toàn quốc ...).

Năm học 2015-2016, giáo dục Thái Binh tiếp tục gặt hái được những thành công, kỷ cương nền nếp tiếp tục ổn định, nhiều nhà trường đã phát huy tốt những mặt tắch cực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Nhiều chỉ tiêu của ngành đề ra trong năm học đã được hoàn thành, tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá và tốt cao. Có 43 học sinh đoạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia, 01 học sinh dự thi Olympic Toán quốc tế và đoạt HCV duy nhất của đoàn Việt Nam; Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc: Xếp thứ 7 trong khu vực 2 với 7 HCV, 7 HCB, 7 HCĐ. Liên hoan tiếng hát GV tồn quốc: Nhì tồn đoàn với 01 HCV, 01 HCB. Giao lưu Tiếng Anh lớp 5 qua mạng: 3 HCV, 6 HCB, 11 HCĐ và 29 KK; Lớp 9: 02 HCV, 6 HCB, 13 HCĐ và 36 KK. Đạt

kết quả cao kỳ thi THPT quốc gia, tốt nghiệp THPT xếp trong tốp 05 toàn quốc.Toàn ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, được Bộ GD&ĐT tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc dẫn đầu với 14/17 tiêu chắ thi đua dành xuất sắc.

Với kết quả trên là một minh chứng khẳng định bậc học THPT ở Thái Bình có một đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương. Đó chắnh là kết quả của cơng tác quy hoạch bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình.

2.2. Thực trạng về phát triển giáo dục THPT của tỉnh Thái Bình

2.2.1. Khái qt về giáo dục phổ thơng tỉnh Thái Bình

Trong nhiều năm tỉnh Thái Bình giữ quy mơ 40 trường THPT (gồm 28 trường THPT cơng lập và 12 trường THPT ngồi cơng lập). Năm 2010, theo Quyết định của UBND Tỉnh, chuyển đổi 02 trường THPT ngồi cơng lập thành trường THPT cơng lập, trong đó trường THPT Bán cơng Nam Tiền Hải sáp nhập vào trường THPT Nam Tiền Hải, còn trường THPT Bán công phạm Quang Thẩm chuyển đổi thành trường THPT Phạm Quang Thẩm, trường THPT ngồi cơng lập Nguyễn Tất Thành ở huyện đơng Hưng được thành lập. thì bắt đầu từ năm học 2011-2012 tồn tỉnh có 40 trường THPT: 29 trường THPT cơng lập (bao gồm cả 01 trường THPT Chun) và 11 trường ngồi cơng lập; đến hết năm học 2013-2014, trường THPT ngồi cơng lập Nguyễn Tất Thành, huyện đơng Hưng được giải thể. Từ đó cho đến nay tỉnh Thái Bình có tổng số 39 trường THPT gồm 29 trường THPT công lập (bao gồm cả 01 trường THPT Chun) và 10 trường ngồi cơng lập, trong số 29 trường THPT cơng lập có 26 trường THPT hạng 1 và 03 trường THPT hạng 2. Theo Đề án ỘQuy hoạch mạng lưới trường học tỉnh Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến 2020Ợ được ban hành tại Quyết định 1708/QĐ-UBND ngày 31/7/2009 của UBND tỉnh Thái Bình thì số trường THPT cơng lập và tổng só lớp học sẽ ổn định. Trong số 29 trường THPT cơng lập của Thái Bình có 16 trường đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỉ lệ 52%. Nếu tắnh cả các trường ngồi cơng lập thì tỉ lệ trường THPT đạt chuẩn Quốc gia của Thái Bình là 16/39= 41%. Nhìn chung quy mơ trường, lớp, học sinh ngày càng mở rộng. Bắt đầu từ năm học 2011 - 2012 Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng quy mô lớp học dưới 45 học sinh/lớp. Vì vậy số lớp học tăng hơn so với năm học 2010 Ờ 2011. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà

trường thực hiện tốt quy chế tuyển sinh; tắch cực, chủ động thực hiện nhiều biện pháp để huy động và duy trì số lượng. Hàng năm huy động 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường THPT cơng lập, 23% học sinh vào trường THPT ngồi công lập. Như vậy các trường đã huy động 93% học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT. Quy mô lớp học tăng, số học sinh giảm nhẹ, tuy nhiên do tác động của chắnh sách dân số, do sự di dân từ nông thôn đến thành phố, các vùng kinh tế công nghiệp ngày một đông dẫn tới cơ cấu dân số ở vùng nơng thơn Thái Bình đang trong quá trình già hố vì vậy hiện tại quy mơ một số trường THCS nhỏ, xu hướng trong vài năm tới quy mô học sinh các trường THPT vùng nông thôn sẽ bị thu nhỏ dần lại.

Năm học 2015-2016, tồn tỉnh Thái Bình có 905 trường, 12.236 lớp và 292.827 học sinh. Trong đó có302 trường mầm non/286 xã phường, thị trấn, trong đó (gồm 296 trường cơng lập, 6 trường tư thục); tổng số có 3.641 nhóm, lớp, tỷ lệ học sinh/lớp: 31,48; Giáo dục tiểu học: 295 trường, 4.316 lớp và 130.483 học sinh, tổng số trường đạt chuẩn mức độ 2 là 113/295 trường (38%), tỷ lệ học sinh/lớp: 30,23; Giáo dục THCS: có 269 trường với 3.082 lớp và 93.539 học sinh, tỷ lệ học sinh/lớp: 30.35 có 183/269 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia (68%); Giáo dục THPT có 39 trường với 1216 lớp và 54.771 học sinh, tỷ lệ học sinh/lớp: 45.04. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia: 704/905 trường (77,8%), mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Thái Bình sẽ có 92,8% số trường đạt chuẩn quốc gia.

Giáo dục thường xun: Thái Bình có 01 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 8 trung tâm GDTX và HN cấp huyện, thành phố, 286 trung tâm HTCĐ, 4 đơn vị tham gia công tác mở lớp GDTX cấp THPT, 12 trung tâm ngoại ngữ tư thục. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của từng đơn vị, các trung tâm được giao nhiệm vụ bồi dưỡng, tập huấn tin học cho cán bộ giáo viên các ngành học, cấp học, bồi dưỡng đạt chuẩn và nâng chuẩn giáo viên mầm non, tham gia dạy nghề cho nông dânẦ Các trung tâm GDTX và HN đều có nhà học cao tầng; trung tâm GDTX tỉnh được đầu tư xây dựng nhà học cao tầng đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động của trung tâm; 286 trung tâm HTCĐ có văn phịng làm việc, có tủ tài liệu, bàn ghế làm việc, bảng thơng báo kế hoạch, 246 trung tâm có tủ sách thư viện, có biển hiệu trang trọng.

Giáo dục chuyên nghiệp: Các trường Cao đẳng và cơ sở liên kết đào tạo đã thực hiện tốt quy chế đào tạo, cơ sở vật chất được tăng cường, chất lượng đội ngũ

giảng viên, cán bộ quản lý được củng cố, từng bước chuẩn hóa theo yêu cầu. Chất lượng đào tạo được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu sử dụng lao động. Các cơ sở đào tạo tiếp tục mở rộng liên kết với các trường Đại học đào tạo trình độ đại học nhiều chun ngành, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập xã hội và nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tỉnh.

2.2.2. Số liệu thống kê về giáo dục THPT 5 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh thái bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)