Ảnh hưởng từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 49)

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề phát triển ĐNGV mầm non

1.5.2. Ảnh hưởng từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác phát

trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp phát triển GD&ĐT nói chung, xây dựng và phát triển ĐNGV, cán bộ quản lý giáo dục nói riêng. Các văn kiện của Đảng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với ĐNGV, cán bộ quản lý giáo dục trong đó tập trung vào một số vấn đề sau:

- Về vị trí, vai trị của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: “Giáo

viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”.[4] Kết

luận số 14 - KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu: “…Đạt được những thành tựu nói trên trong điều kiện kinh tế -

xã hội cịn nhiều khó khăn đã thể hiện nỗ lực to lớn của tồn Đảng, tồn dân ta, sự đóng góp quan trọng của ĐNGV và cán bộ quản lý của ngành giáo dục trong cả nước, nhất là các thầy, cô giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…”.[6]

- Về số lượng, chất lượng và cơ cấu: Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu: Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy và học. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo;

lịng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Chỉ thị số 40 - CT/TW đã đề ra mục tiêu cụ thể: “Xây dựng đội ngũ nhà

giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo…” [2].

- Về công tác đào tạo và bồi dưỡng: Kết luận số 14 - KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã nêu: “…Xây dựng kế

hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới…”.[6]

- Về đãi ngộ, tôn vinh: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa VII đã nêu: “… thực hiện chính sách khuyến khích vật

chất và tinh thần đối với giáo viên, khuyến khích người giỏi làm nghề dạy học. Có chính sách ưu đãi đặc biệt về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên dạy ở những nơi khó khăn thuộc vùng cao, vùng sâu, hải đảo và một số vùng miền núi…”.[7]

- Đối với tỉnh Vĩnh Phúc, trong những năm gần đây các chính sách đãi ngộ đối với giáo viên mầm non rất được quan tâm như: Hỗ trợ tiền lương theo nghị quyết 04/2007/NQ-HĐND tỉnh và Quyết định 33/2007 - QĐ - HĐND tỉnh Vĩnh Phúc về việc hỗ trợ GDMN giai đoạn 2007 - 2010. Nghị quyết 09 và Quyết định số 25/ QĐ - UBND về chuyển đổi 100% trường mầm non bán công sang công lập. Nghị quyết 29 / 2010/NQ-HĐND ngày 22/12/2010 về giao chỉ tiêu và quy định chế độ cho GVMN. Đội ngũ giáo viên mầm non của tỉnh ngày càng được quan tâm bằng các chính sách hỗ trợ như xét tuyển chỉ tiêu biên chế, bổ sung giáo viên cịn thiếu vào các nhóm lớp, hỗ trợ tiền lương... Cơ sở vật chất được bổ sung kịp thời theo hướng chuẩn hóa như xây dựng trường lớp, mở rộng quy mơ diện tích đất đai, xây dựng trường chuẩn quốc gia ...

1.5.3. Ảnh hưởng từ các nhân tố bên trong quá trình phát triển ĐNGV nhà trường

- Bản thân một số giáo viên vẫn còn ngại thay đổi, tư tưởng yên vị, bằng lịng chấp nhận, chưa tích cực học hỏi bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

- Một số giáo viên khó thay đổi quan điểm, thói quen dạy học theo lối cũ, lo lắng việc đổi mới, ngại cải tiến phương pháp, ít sáng tạo linh hoạt... Do đó, việc đổi mới giáo dục mầm non có gặp khó khăn.

Kết luận chƣơng 1

Để làm rõ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non, luận văn đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề tài. Bên cạnh đó luận văn cũng làm sáng tỏ những đặc trưng của bậc học mầm non đó là vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn trường mầm non. Chức năng, nhiệm vụ của giáo viên mầm non, yêu cầu về chuẩn giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay. Bằng những lập luận lơgic có hệ thống chương 1 đã đưa ra được những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên mầm non. Việc nêu tổng quan của các vấn đề về phát triển ĐNGV đã chỉ ra những vấn đề lý luận mang tính định hướng và vận dụng linh hoạt cho vấn đề phát triển ĐNGV tại trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh phúc trong giai đoạn 2013 - 2018.

Các khái niệm được nêu ra ở chương 1 sẽ là căn cứ để giúp tác giả nghiên cứu thực trạng công tác phát triển ĐNGV của trường mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh phúc, để từ đó đề xuất những giải pháp phát triển ĐNGV một cách khả thi và có hiệu quả.

Từ những cơ sở lý luận của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non Hoa Hồng tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2013- 2018 ở chương 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG MẦM NON HOA HỒNG TỈNH VĨNH PHÚC HIỆN NAY 2.1. Giới thiệu về trƣờng mầm non Hoa Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non hoa hồng tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)